Việc nâng cao chất lƣợng tín dụng cũng có nghĩa là giảm đƣợc nợ quá hạn, nợ xấu cho Ngân hàng bởi tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu là thƣớc đo chủ yếu để đánh giá chất lƣợng tín dụng. Sau đây là một số biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng, làm hạn chế nợ quá hạn phát sinh:
- Đối với hoạt động cho vay: Ngân hàng nên chọn những khách hàng có uy tín, sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, đồng thời khi xét duyệt cho vay cán bộ tín dụng phải thẩm định kỹ phƣơng án sản xuất kinh doanh xem có mang lại hiệu quả hay không.
- Đối với hoạt động thu nợ: Ngân hàng cần tăng cƣờng công tác thu hồi nợ. Cán bộ tín dụng nên thƣờng xuyên theo dõi nợ đến hạn để tiến hành nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả đúng hạn cả gốc và lãi.
- Đối với nợ quá hạn, nợ xấu:Cần phân tích đánh giá từng món nợ quá hạn, nợ xấu để có biện pháp xử lý. Còn những món nợ có tài sản đảm bảo mà tài sản đó đã có đủ hồ sơ pháp lý hợp pháp thì nhanh chóng thực hiện phát mãi hoặc đƣa ra bán đấu giá tài sản để thu hồi vốn.
- Thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro cho những khoản vay đúng theo quy định của NHNN.
- Khách hàng của Chi nhánh đa phần hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản dễ chịu ảnh hƣởng từ thiên nhiên nhƣ thiên tai, dịch bệnh, giá cả…Vì vậy đối với những món vay có khả năng gặp rủi ro cao Ngân hàng nên khuyến khích khách hàng mua bảo hiểm.
- Thu nhập thông tin khách hàng, nắm bắt thông tin khách hàng tốt, rõ ràng giúp ngân hàng giảm bớt rủi ro. Bên cạnh đó, Ngân hàng cần tăng cƣờng công tác thẩm định kiểm tra trƣớc, trong và sau khi cho vay.
- Thực hiện chiến lƣợc với khách hàng, mở rộng quan hệ tín dụng, ƣu đãi khách hàng truyền thống và tạo sự thiện chí, cơ hội mới cho khách hàng mới.
58
CHƢƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ