Tình hình sử dụng vốn tại Vietinbank Đồng Tháp

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 46 - 49)

Đvt: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Vietinbank chi nhánh Đồng Tháp

Hình 4.3 Biểu đồ tình hình tín dụng Vietinbank Đồng Tháp

Ghi chú: DSCV (doanh số cho vay); DSTN (doanh số thu nợ)

.0 1000000.0 2000000.0 3000000.0 4000000.0 5000000.0 6000000.0 7000000.0 2011 2012 2013 DSCV DSTN Dƣ nợ Nợ quá hạn Nợ xấu

35 Bảng 4.5: Tình hình hoạt động tín dụng tại Vietinbank Đồng Tháp

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng 6 tháng 2012/2011 2013/2012 6 tháng 2014/ 6 tháng 2013

/2013 /2014 Tiền % Tiền % Tiền %

DSCV 6.551.126 4.289.100 5.974.500 2.517.057 3.221.945 -2.262.026 -34,53 1.685.400 39,29 704.888 28,00 DSTN 5.852.469 4.067.821 5.480.564 2.714.473 3.120.847 -1.784.648 -30,49 1.412.743 34,73 406.374 14,97 Dƣ nợ 2.266.705 2.487.984 2.981.920 2.290.568 3.083.018 221.279 9,76 493.936 19,85 792.450 34,60 Nợ quá hạn 6.631 18.265 36.498 17.950 17.290 11.634 175,45 18.233 99,82 -660 -3,68 Nợ xấu 5.096 17.191 35.777 17.244 16.252 12.095 237,34 18.586 108,11 -992 -5,75 Dƣ nợ bình quân 1.917.377 2.377.345 2.734.952 2.389.276 3.032.469 459.968 23,99 357.608 15,04 643.193 26,92

36 Doanh số cho vay

Xét bảng 4.5 ta thấy doanh số cho vay của Ngân hàng biến động cụ thể nhƣ sau:

Doanh số cho vay năm 2011 đạt cao nhất trên 6.500 tỷ đồng là do trong năm 2011 Chi nhánh đã tập trung vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh đặc biệt là cho vay với lãi suất ƣu đãi theo chƣơng trình cho vay nông nghiệp nông thôn và xuất khẩu.

Doanh số cho vay năm 2012 có sự sụt giảm so với 2011 với tỉ lệ giảm là 34,53% điều này do nền kinh tế nhiều khó khăn, tình hình tài chính đầy biến động, đẩy lãi suất thay đổi liên tục,…nên hoạt động cho vay của Ngân hàng cũng có nhiều bất lợi không thể phát huy mạnh nhất.

Bƣớc sang năm 2013 doanh số cho vay bất ngờ tăng vọt so với 2012 tăng 39,29%. Tƣơng tự 2013, 6 tháng đầu năm 2014 doanh số cho vay tăng 28% so với cùng kì năm trƣớc. Doanh số cho vay tăng do tình hình lạm phát diễn biến thuận lợi nên trong năm 2013, NHNN đã giảm 2%/năm các mức lãi suất điều hành; giảm 3%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ƣu tiên nên đã tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay.

Doanh số thu nợ

Doanh số thu nợ của Chi nhánh biến động theo chiều hƣớng giảm ở năm 2012 với tỉ lệ giảm là 30,49% so với năm 2011 nguyên nhân là do tình hình kinh tế Tỉnh nhà gặp nhiều khó khăn, những hộ nuôi trồng riêng lẻ không có hợp đồng tiêu thụ đối với các doanh nghiệp chế biến; giá cá tra tuy không biến động lớn trong gần 1 năm qua nhƣng luôn nằm ở mức thấp, trong khi giá thức ăn, cá giống sau thời gian giảm đã lại tăng trở lại điều này làm cho chi phí tăng, ngƣời nuôi không có lời. Ngoài ra còn chịu ảnh hƣởng của thiên tai, dịch bệnh. Sang năm 2013 tình hình có vẻ khả quan hơn khi doanh số thu nợ của Ngân hàng tăng 34,73% so với năm 2012.

6 tháng đầu năm 2014 doanh số thu nợ tiếp tục tăng gần 15% so với 6 tháng đầu năm 2013, một mặt là do tình hình kinh tế ổn định khách hàng ăn nên làm ra nên tất toán nợ tốt, mặt khác do công tác xét duyệt cho vay chặt chẽ hơn, cán bộ tín dụng thƣờng xuyên nhắc nhở, thông báo cho khách của mình về số dƣ nợ, số lãi nên công tác thu hồi nợ hiệu quả hơn.

Dƣ nợ

Dƣ nợ của Ngân hàng liên tục tăng qua các năm nếu 2012 dƣ nợ chỉ tăng 9,76% so với 2011 thì sang năm 2013 dƣ nợ của Ngân hàng tăng 19,85% so với 2012 và riêng 6 tháng đầu năm 2014 dƣ nợ cũng đã tăng 34,60% so với

37

cùng kì năm trƣớc. Dƣ nợ tăng một phần là do Ngân hàng thu hút đƣợc nhiều khách hàng đến vay. Dƣ nợ tăng qua các năm cho thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên cần đảm bảo cân đối công tác giải ngân và thu hồi nợ để tránh dƣ nợ tăng quá cao dẫn đến nguy cơ nợ xấu tăng.

Nợ quá hạn

Nợ quá hạn của Chi nhánh tăng khá cao qua các năm. Cụ thể năm 2012 tăng cao nhất tăng 175,45% so với 2011. Sang năm 2013 nợ quá hạn tiếp tục tăng 18.233 triệu đồng tƣơng ứng tăng 99,82% so với năm 2012. Nợ quá hạn tăng cao nhƣ vậy là do nền kinh tế khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp vẫn chƣa phục hồi mà thậm chí xấu đi, ảnh hƣởng đến năng lực trả nợ cho Ngân hàng. Bên cạnh đó, đối với các đối tƣợng sản xuất cây trồng, vật nuôi chƣa đến thời gian để có nguồn thu nhập, hoàn cảnh gia đình khó khăn, sản phẩm xuống giá thì Ngân hàng cũng thực hiện gia hạn nợ giúp khách hàng có đủ thời gian trả nợ.

Đầu năm 2014 tuy tình hình kinh tế ổn định nhƣng vẫn còn bấp bênh, mặc dù vậy Ngân hàng đã cố gắng thu hồi nợ vì vậy làm nợ quá hạn của Ngân hàng giảm 3,68% so với cùng kì năm 2013.

Nợ xấu

Nợ xấu của Ngân hàng có xu hƣớng tăng nhanh qua các năm và tăng cao nhất ở năm 2013. Mà nguyên nhân chủ yếu là do những khoản phát vay ở năm trƣớc không thu hồi đƣợc, cùng với bối cảnh lạm phát cao trong năm 2011 và kéo dài đến 2012 nên hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn thậm chí thua lỗ nên nợ xấu Ngân hàng ngày càng tăng. Mặt khác, đa phần khách hàng vay vốn đều có tài sản thế chấp là bất động sản trong khi đó thị trƣờng bất động sản vẫn chƣa hồi phục rõ ràng nên việc xử lý nợ xấu bằng các tài sản đảm bảo là bất động sản gặp nhiều khó khăn.

6 tháng đầu năm nay nợ xấu có giảm so với 6 tháng 2013 nhƣng mức giảm vẫn còn quá thấp so với mức tăng. Bên cạnh đó bắt đầu từ tháng 6/2014 Thông tƣ 09 về phân loại nợ và trích lập dự phòng bắt đầu có hiệu lực nên từ đây đến cuối năm sẽ ít nhiều tác động đến nợ xấu của Ngân hàng. Nhƣng nhìn chung tỉ trọng nợ xấu trên tổng dƣ nợ của Ngân hàng luôn rất thấp so với mức quy định của NHNN.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 46 - 49)