nành của chế phẩm nấm Aspergillus oryzae N2 nuôi cấy trên môi trường cám-gạo
3.3.2.1. Ảnh hưởng của tỷ lệ chế phẩm Aspergillus oryzae N2 (nuôi cấy trên môi trường cám-gạo) đến khả năng thủy phân protein đậu nành
Ở thí nghiệm này chúng tôi tiến hành khảo sát cho từng tỷ lệ chế phẩm
Aspergillus oryzae N2 khác nhau là: 3%, 4%, 5% và 6% so với lượng đậu nành.
Tiến hành thủy phân ở nhiệt độ 550C, pH=5. Quan sát sự thủy phân đậu nành
của chúng trong 4 ngày và tiến hành xác định đạm tổng số, acid amin.
3.3.2.2. Ảnh hưởng của thời gian đến khả năng thủy phân protein đậu nành từ chế phẩm Aspergillus oryzae N2 nuôi cấy trên môi trường cám-gạo
Tiến hành thủy phân protein đậu nành trong điều kiện thích hợp tại các mức thời gian thủy phân khác nhau là: 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ, 96 giờ. Tiến hành
thủy phân ở nhiệt độ 550C, pH = 5 với tỷ lệ mốc 4% so với nguyên liệu. Quan
sát sự thủy phân đậu nành của chúng trong 3 ngày và tiến hành xác định đạm tổng số, acid amin.
3.3.2.3. Ảnh hưởng của pH đến khả năng thủy phân protein đậu nành từ chế phẩm Aspergillus oryzae N2
Sau khi xác định được tỷ lệ chế phẩm Aspergillus oryzae N2 (4%) và thời gian (72 giờ), thực hiện thủy phân đậu nành ở các điều kiện thích hợp đó với các mức pH ban đầu khác nhau: 4,5; 5; 5,5 và 6. Tiến hành thủy phân ở nhiệt độ
550C. Quan sát sự thủy phân đậu nành của chúng trong 3 ngày và tiến hành xác
định đạm tổng số, acid amin.
3.3.2.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng thủy phân protein đậu nành của chế phẩm Aspergillus oryzae N2 nuôi cấy trên môi trường cám-gạo
Tiến hành thủy phân protein đậu nành từ các điều kiện thích hợp đã khảo sát ở trên với các mức nhiệt độ khác nhau: 45, 50, 55 và 600C. Quan sát sự thủy phân đậu nành của chúng trong 3 ngày và tiến hành xác định đạm tổng số, acid amin.