KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm aspergillus oryzae N2 (koji tương) nuôi cấy trên môi trường bán rắn (cám gạo) trong quy trình sản xuất nước tương (Trang 48 - 49)

5.1. KẾT LUẬN

Từ các kết quả nghiên cứu chúng tôi rút ra kết luận như sau:

Kết quả khảo sát khả năng thủy phân protein đậu nành của 3 chế phẩm

Aspergillus oryzae N2 (chủng Aspegillus oryzae N2 thuần khiết, chế phẩm

Aspergillus orzae N2 nuôi cấy trên môi trường cám-gạo và chế phẩm Aspergillus orzae N2 nuôi cấy trên môi trường cám-trấu): lựa chọn chế phẩm Aspergillus oryzae N2 nuôi cấy trên môi trường cám-gạo.

Kết quả khảo sát một số yếu tố đến khả năng thủy phân protein đậu nành của chế phẩm Aspergillus oryzae N2. Các điều kiện tối ưu là:

- Tỷ lệ chế phẩm Aspergillus oryzae N2: tỷ lệ mốc 4%.

- Thời gian thủy phân: 72 giờ.

- pH tối ưu: 5

- Nhiệt độ thủy phân: 550C

Kết quả khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men

- Lượng nước bổ sung so với nguyên liệu 3:1

- Lượng muối bổ sung vào 15% so với nguyên liệu

Kết quả chất lượng nước tương lên men trong 15 ngày: - Hàm lượng đạm tổng số: 11,95 g/l.

- Hàm lượng acid amin: 6,72 g/l.

5.2. KIẾN NGHỊ

Do thời gian nghiên cứu có hạn, thiết bị và phương tiện còn nhiều hạn chế nên sản phẩm nước tương nghiên cứu chưa được hoàn chỉnh, chúng tôi đề nghị khảo sát thêm các yếu tố sau:

- Khảo sát thời gian lên men - Khảo sát nhiệt độ lên men

- Cần nghiên cứu thêm các chế phẩm Aspergillus oryzae khác nhau vào

quy trình sản xuất nước tương

- Khảo sát điều kiện và thời gian bảo quản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm aspergillus oryzae N2 (koji tương) nuôi cấy trên môi trường bán rắn (cám gạo) trong quy trình sản xuất nước tương (Trang 48 - 49)