Phương pháp vi sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm aspergillus oryzae N2 (koji tương) nuôi cấy trên môi trường bán rắn (cám gạo) trong quy trình sản xuất nước tương (Trang 30 - 31)

3.4.2.1. Xác định tổng số vi khuẩn hiếu khí bằng phương pháp đếm khuẩn lạc

 Nguyên tắc

Vi khuẩn hiếu khí là những vi khuẩn sinh trưởng và hình thành khuẩn lạc trong điều kiện có sự hiện diện của oxy phân tử. Tổng số vi khuẩn hiếu khí hiện diện trong mẫu chỉ thị mức độ vệ sinh của thực phẩm. Chỉ số này được xác định bằng kỹ thuật đổ đĩa và đếm khuẩn lạc mọc trên môi trường thạch dinh dưỡng từ một lượng mẫu xác định. Từ một vi sinh vật sống trên môi trường dinh dưỡng, sau một thời gian xác định sẽ phát triển và hình thành nên một khuẩn lạc. Thông qua số lượng khuẩn lạc đếm được trên đĩa petri cho phép xác định được lượng vi sinh vật sống còn khả năng sinh trưởng trong mẫu ban đầu.

- Cách tiến hành: phụ lục 3

- Tính kết quả: Đếm tất cả số khuẩn lạc xuất hiện trên các đĩa sau khi ủ.

Chọn các đĩa có số đếm từ 25 – 250 để tính kết quả. Mật độ tổng vi khuẩn hiếu khí trong 1g mẫu hay 1ml mẫu được tính như sau:

Trong đó: A: số tế bào (đơn vị hình thành khuẩn lạc) vi khuẩn trong 1g hay 1ml mẫu.

N: Tống số khuẩn lạc đếm được trên các đĩa đã chọn Ni: Số lượng đĩa cấy tại độ pha loãng thứ i

V: Thể tích dịch mẫu (ml) cấy vào trong đĩa fi: Độ pha loãng tương ứng [17]

3.4.2.2. Định lượng Coliform và E.coli bằng phương pháp Most probable number

 Nguyên tắc

Mẫu được pha loãng thành một dãy thập phân (hai nồng độ kế tiếp nhau khác nhau 10 lần). Mẫu được đồng nhất và pha loãng thành các nồng độ thích hợp rồi được ủ trong ống nghiệm chứa môi trường thích hợp có ống bẫy khí Durham. Mỗi ống có nồng độ pha loãng được ủ từ 3 ống lặp lại. Theo dõi sự sinh hơi và đổi màu để định tính sự hiện diện trong từng ống thử nghiệm; đây là

các ống dương tính. Ghi nhận số ống nghiệm cho phản ứng dương tính ở mỗi nồng độ pha loãng và dựa vào bảng MPN để suy ra số lượng vi sinh vật tương ứng hiện diện trong 1g hoặc 1ml mẫu ban đầu [11].

- Cách tiến hành: phụ lục 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm aspergillus oryzae N2 (koji tương) nuôi cấy trên môi trường bán rắn (cám gạo) trong quy trình sản xuất nước tương (Trang 30 - 31)