Một số cơ cấu chính của thiết bị cấp phôi dạng ổ

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng tự động hóa quá trình sản xuất (Trang 83 - 87)

Hình 3-.Các cơ cấu tách dòng phôi có chuyển động lắc và tịnh tiến qua lại a, b, c) Có chuyển động tịnh tiến qua lại; d, e, f) Có chuyển động lắc.

Cơ cấu tách dòng phôi. Hình 3-5 và 3-6 là sơ đồ làm việc của các cơ cấu tách dòng phôi. Chúng có thể sử dụng để tách từng phôi hoặc một nhóm phôi

(hình 3-5a, b, c) và chuyển động lắc (hình 3-5d, e) sử dụng khi năng suất yêu cầu khoảng (50 ữ 70) phôi/phút. Các cơ cấu ngắt dòng phôi với chuyển động thẳng qua lại làm việc không tin cậy khi năng suất cao (trên 150 phôi/phút) do bị trễ vì quán tính. Còn các cơ cấu trên hình 3-5f cho phép tách từng nhóm 5 phôi một. Các bộ ngắt dòng trên hình 3-6 có năng suất cao và ít bị hỏng hóc hơn do quá trình làm việc êm và đều.

Hình 3-.Các cơ cấu tách dòng phôi có chuyển động quay a, b, c) Bộ tách dòng kiểu tang trống; d, e) Bộ tách dòng kiểu xoắn ốc.

Cơ cấu cấp phôi. Cơ cấu này làm nhiệm vụ chuyển phôi sau cơ cấu tách dòng vào vùng gia công, đến trục chính hoặc cơ cấu kẹp chặt của máy. Đây là cơ cấu chính của thiết bị cấp phôi. Thông thờng cơ cấu này có cơ cấu giữ phôi làm nhiệm vụ định vị chi tiết ở vị trí đúng đắn trong quá trình di chuyển vào và ra khỏi vùng gia công. Kết cấu một số loại cơ cấu nạp phôi thể hiện trên hình 3-7.

Các cơ cấu cấp phôi chuyển động tịnh tiến qua lại (hình 3–7a, b, c) bảo đảm độ chính xác cấp phôi và không chiếm nhiều không gian trong quá trình gia công vì chúng quay về ổ chứa. Trong các cơ cấu cấp phôi (hình 3–7a, b), phôi đ- ợc cấp nhờ rãnh 1 của thanh cấp 2. Khi thanh cấp 2 trở về vị trí ban đầu, rãnh 1 nằm đối diện với cửa sổ của ổ chứa. ở vị trí này phôi tiếp theo tự động rơi vào rãnh. Khi thanh cấp chuyển động vào đến tâm trục chính, phôi đợc đẩy vào và kẹp chặt trên trục chính và giữa lại ở đó, còn thanh cấp trở về vị trí ban đầu.

Trong thực tế nhiều ổ chứa thực hiện cả chức năng của cơ cấu cấp phôi. Trên hình 3–7c, ta thấy ổ chứa dịch chuyển xuống tâm trục chính của máy. ở đây, phôi đi qua lỗ trên thành ổ chứa để vào trục chính, sau đó ổ chứa lui về vị trí ban đầu. Tuy nhiên kết cấu này có nhợc điểm là khi hành trình kép của thanh đẩy 1 lớn thì phôi không kịp rơi vào tay giữ để đi vào trục chính, do đó máy có thể ngừng hoạt động. Ngoài ra tốc độ chuyển động lớn làm thanh đẩy chóng mòn và độ chính xác cấp phôi giảm.

Hình 3–7d là cơ cấu cấp phôi có chuyển động lắc. Trên cần lắc có cơ cấu giữ phôi. Khi phôi ở vị trí đối diện với trục chính máy, cơ cấu kẹp sẽ giữ phôi lại, còn cần lắc thì quay về vị trí ban đầu. ở đây một phôi khác sẽ rơi vào cơ cấu giữ phôi.

Hình 3-. Các cơ cấu cấp phôi

Hình 3–7e, g cũng là cơ cấu cấp phôi có chuyển động lắc. Tuy nhiên các cơ cấu này mang toàn bộ phôi nằm trong ổ chứa cùng lắc. Khi phôi nằm đối diện trục chính thì chi tiết đợc cơ cấu đẩy vào trục chính. Các cơ cấu này làm việc rất ổn định nên đợc sử dụng rộng rãi trong sản xuất.

Hình 3–7h là cơ cấu cấp phôi quay tròn. Đĩa quay có các rãnh để chứa phôi. Do đĩa quay một chiều nên hoạt động rất êm dịu, không có tiếng ồn và tin cậy, bền lâu.

Cơ cấu đẩy vào cơ cấu đẩy ra. Cơ cấu cấp phôi làm việc đồng bộ với cơ đẩy vào và cơ cấu đẩy ra. Đó là hai cơ cấu đa phôi từ cơ cấu cấp phôi vào trục chính máy hoặc vào đồ gá và đẩy chi tiết đã gia công từ cơ cấu kẹp ra ngoài. Trên máy tiện, cơ cấu đẩy vào thờng đợc lắp trên đầu revolver, ụ động, hoặc một vị trí của bàn dao dọc. Cơ cấu đẩy vào có thể là loại gắn cứng và loại có lò xo để tránh hỏng hóc khi phôi không vào đúng vị trí. Cơ cấu đẩy ra thờng đợc lắp trong trục chính hoặc mâm cặp đàn hồi. Cơ cấu đẩy ra cũng có hai loại: cứng và mềm. Cơ cấu đẩy ra mềm luôn bị tác động của lò xo. Nếu không có phôi nó dịch chuyển về phía trớc và chiếm một phần vị trí của phôi ở cơ cấu kẹp chặt. Khi cấp phôi, thanh này bị phôi đẩy vào nén lò xo lại và ở trạng thái đó cho đến khi cơ cấu kẹp thôi tác động (nhả kẹp).

Trên hình 3-8 là thiết bị cấp phôi dạng vòng ngoài ổ lăn. Thiết bị này có cơ cấu đẩy phôi vào 6. Cơ cấu này gồm ống 4 lắp trên các ổ lăn và dịch chuyển vào ra đợc nhờ bộ truyền thanh răng-bánh răng 5. Trên ống 4 có bạc định vị 3 để giữ phôi khi đa nó về phía trục chính và lắp lên trục gá 9 của cơ cấu đẩy phôi ra. Lò xo trên cơ cấu này bảo hiểm cho máy không bị h hỏng khi phôi không vào đợc trục chính. Khi cơ cấu đẩy vào 6 tiến sang phải, dới tác dụng của lò xo, thanh đẩy 10 của cơ cấu đẩy phôi ra sẽ đẩy chi tiết đã đợc gia công sang phải trợt ra khỏi trục gá đến vấu 8 rồi lăn ra ngoài vùng gia công theo máng dẫn 7. Cuối hành trình cơ cấu đẩy phôi vào tác động lên cơ cấu tách dòng phôi 2 để đa phôi tiếp theo xuống, chuẩn bị cho chu trình tiếp theo.

Hình 3-. Cơ cấu đẩy phôi vào và đẩy phôi ra

Trên hình 3-9 là thiết bị cấp phôi dạng vòng trong của ổ lăn. Đẩy phôi vào và đẩy phôi ra đều do một cơ cấu lắp trong trục chính máy thực hiện. Cơ cấu này gồm trục gá 4 với các viên bi 5 luôn luôn bung ra nhờ lò xo để giữ phôi. Trục

3 của cơ cấu lắp trên các ổ lăn 6 nên có thể quay tự do chuyển động tịnh tiến trong trục chính. Phôi tỳ vào vòng chặn 8 và đợc kẹp chặt nhờ chấu kẹp đàn hồi 7. Sau khi gia công xong, phôi đợc đẩy ra ngoài nhờ trục 3 khi trục này dịch chuyển sang phải. Để bảo vệ dao cắt không bị gãy khi đẩy phôi ra, ngời ta lắp tấm chắn 9 có các lỗ cho dao đi vào. Sau đó máng dẫn cùng phôi đi xuống đa phôi tiếp theo đồng tâm với trục gá 4. Trục 3 tiếp tục tiến sang phải và trục gá chui vào lỗ của phôi, còn phôi đợc giữ chặt trên đó nhờ các viên bi. Khi trục 3 lùi sang trái, chi tiết chui vào chấu kẹp đàn hồi và bị giữ lại nhờ vòng chặn 8. ở đây phôi đợc kép chặt để gia công.

Hình 3- . Một cơ cấu thực hiện hai chức năng đẩy phôi vào và đẩy phôi ra

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng tự động hóa quá trình sản xuất (Trang 83 - 87)