Sau khi đưa ra các phương án chiến lược, các nhà quản trị cần phải phân tích, so sánh, đánh giá và quyết định lựa chọn giải pháp chiến lược. Giải pháp chiến lược lựa chọn phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu của doanh nghiệp, phù hợp với điều kiện môi trường và nguồn lực của doanh nghiệp. Đối với lĩnh vực marketing có thể lựa chọn một trong các giải pháp chiến lược sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến bán hàng hoặc phối thức giữa chúng, ngoài ra, doanh nghiệp phải tính đến các nguồn lực tài chính, chính sách tạo nguồn đầu vào nhằm thực hiện có hiệu quả chiến lược doanh nghiệp.
Chiến lược sản phẩm nhằm tạo ra sự khác biệt của sản phẩm với tính năng, mẫu mã mới thoả mãn nhu cầu khách hàng, doanh nghiệp đặt trọng tâm vào việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm nhằm duy trì kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm.
doanh nghiệp nếu các yếu tố chất lượng, dịch vụ đã xác định. Việc giảm giá bán trên thị trường cơ bản đồng nghĩa với việc tiết kiệm chi phí, sản lượng bán ra tăng và phù hợp với lợi ích người tiêu dùng.
Chiến lược phân phối áp dụng nhằm mục đích tìm kiếm thị trường mới, đẩy mạnh sản lượng bán ra. Đặc điểm của sản phẩm và ngành hàng qui định cách thức thực hiện kênh phân phối.
Chiến lược xúc tiến bán hàng quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp nhằm duy trì và phát triển quan hệ lâu dài với các khách hàng.
Ngoài ra, nguồn đầu vào làm ổn định chất lượng sản phẩm, ổn định giá ở mọi thời điểm, hỗ trợ kinh doanh trong trường hợp biến động giá thị trường theo chiều hướng bất lợi và năng lực tài chính cho thấy sức mạnh doanh nghiệp sử dụng trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược trên thị trường cạnh tranh.
Chương 2
THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY CP HOÁ DẦU PETROLIMEX