2.1.1 Đặc điểm của ngành hàng dầu nhờn.
2.1.1.1 Khái niệm về dầu nhờn.
Dầu nhờn là loại sản phẩm có nguồn gốc từ dầu mỏ, là sản phẩm của công nghiệp hóa dầu có thành phần chủ yếu là dầu gốc và các chất phụ gia. Dầu nhờn có nhiều công dụng, có thể sử dụng để bôi trơn, làm kín, làm mát, tẩy rửa, bảo quản, truyền nhiệt, cách điện… cho các chi tiết máy móc, thiết bị, động cơ, hệ thống truyền chuyển động thủy lực, hệ thống truyền nhiệt…. Dầu nhờn thuộc loại sản phẩm chất lỏng nên được chứa đựng trong các bao bì có thể tích khác nhau.
Sự tăng trưởng không ngừng hàng năm của công nghiệp khai thác dầu mỏ và hóa dầu trên cơ sở ứng dụng những thành tựu khoa học – công nghệ mới cùng với sự mở rộng sử dụng máy móc, thiết bị trong quá trình công nghiệp hóa nền kinh tế cũng như và đời sống sinh hoạt của dân cư, đã thúc đẩy ngành sản xuất dầu nhờn phát triển nhanh cả về quy mô sản xuất, chất lượng và chủng loại sản phẩm. Với tư cách là loại sản phẩm có vai trò đặc biệt quan trọng để phát triển công nghiệp và các ngành kinh tế khác cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống, sản phẩm dầu nhờn phải đạt được chất lượng nhất định.
2.1.1.2 Chất lượng sản phẩm dầu nhờn.
Chất lượng dầu nhờn là khái niệm phức tạp, phụ thuộc vào mục đích và phương pháp sử dụng dầu nhờn trong từng trường hợp cụ thể. Vì dầu nhờn là “thức ăn” không thể thiếu và rất cần thiết cho các trang thiết bị, máy móc, cho một nền công nghiệp hiện đại, cho nên chất lượng dầu nhờn thể được hiện thông qua thuộc tính chủ yếu của dầu nhờn là tính bôi trơn.
Tính bôi trơn là tính chất quan trọng nhất của dầu nhờn, nhờ đó mà việc sử dụng dầu nhờn có vai trò to lớn, đảm bảo cho máy móc thiết bị có thể vận hành tốt, đồng thời kéo dài tuổi thọ của chúng. Tính bôi trơn chỉ thể hiện khi có sự bôi trơn phân giới và sự bôi trơn nữa lỏng:
- Bôi trơn phân giới thể hiện lớp dầu vô cùng mỏng nằm trong vùng tác động của các lực lên phân tử của bề mặt kim loại.
- Bôi trơn nữa lỏng là quá trình bôi trơn khi lớp dầu giữa các chi tiết làm việc có phần nào bị phá vỡ và do đó tại những chổ tiếp xúc của các chi tiết phát sinh ra ma sát phân giới hoặc ma sát khô.
Ngoài tính bôi trơn, chất lượng dầu nhờn còn được thể hiện thông qua nhiều tính chất khác như:
- Tính oxy hoá.
- Khả năng tạo muội than.
- Hiện tượng đóng lớp sơn trong động cơ. - Hiện tượng tạo cặn trong động cơ. - Tính nổ của dầu trong động cơ. - Nhiệt độ đông đặc, tính lưu động…
Do dầu nhờn là sản phẩm được chế biến từ dầu gốc và phụ gia theo tỷ lệ nhất định, vì vậy chất lượng dầu nhờn phụ thuộc rất lớn và dầu gốc, phụ gia và qui trình chế biến ở giai đoạn này.
Phụ gia là những chất hữu cơ, cơ kim và vô cơ, thậm chí là những nguyên tố được thêm vào dầu nhờn để nâng cao tính chất riêng biệt cho sản phẩm cuối cùng. Ngày nay các chủng loại phụ gia sử dụng chủ yếu cho dầu nhờn bao gồm:
- Phụ gia tăng chỉ số nhớt: làm tăng độ nhớt của dầu mỏ, làm cho tốc độ thay đổi độ nhớt của dầu theo nhiệt độ giảm đi.
- Phụ gia dùng để ức chế quá trình oxy hoá: là chậm quá trình oxy hoá của dầu, giảm bớt hiện tượng ăn mòn chi tiết và tạo cặn.
- Phụ gia tẩy rửa: ngăn cản, loại trừ các cặn không tan trong dầu, cặn sạn, cacbon và các hợp chất chì trên các bộ phận của động cơ đốt trong.
- Phụ gia phân tán: ngăn ngừa làm chậm quá trình tạo cặn và lắng đọng trong điều kiện hoạt động ở nhiệt độ thấp.
- Phụ gia ức chế ăn mòn: làm giảm thiểu việc tạo thành ác peoxyt hữu cơ, axit và các thành phần oxy hoá khác làm xuống cấp dầu động cơ, bảo vệ các bề mặt khỏi bị ăn mòn.
- Chất ức chế rỉ: nếu động cơ làm việc không có thời gian ngừng lâu thời dầu nhờn làm chức năng chống rỉ tương đối tốtvì khi động cơ dừng trong thời gian ngắn thì dầu chưa kịp chảy hế khỏi các chi tiết.
- Phụ gia chống ăn mòn: gồm các nhóm hoá cah61t có chứa hợp chất photpho, lưu huỳnh và các chất dẩn xuất béo có khả năng bám dính trên bề mặt kim loại nhằm giảm bớt sự ọ sát, toả nhiệt trong quá trình làm việc.
- Phụ gia biến tính, giảm ma sát: có chức năng làm tăng độ bền của màng dầu, giữ bền mặt kim loại tách rời nhau, ngăn không cho lớp dầu bị phá hoại trong điều kiện tải trọng lớn, nhiệt độ cao.
- Phụ gia hạ điểm đông đặc: nhằm hạ thấp nhiệt độ đông đặc của dầu, tăng khả năng lưu động của dầu ở điều kiện nhiệt độ thấp.
- Phụ gia ức chế tạo bọt: bọt do không khí trộn mạnh vào dầu ảnh hưởng xấu đến tính chất bội trơn, làm tăng sự oxy hoá của chúng, ngăn cản sự lưu thông của dầu, gây hiện tượng bội trơn không đầy đủ. Để tránh và giảm sự tạo bọt người ta sử dụng phụ gia chống tạo bọt.
2.1.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dầu nhờn.
Dầu nhờn sau xuất xưởng và lưu thông trên trên thị trường cần được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng thông qua kiểm nghiệm đánh giá về chất
lượng. Việc phân tích đánh giá chất lượng trước hết phải được thực hiện trong các phòng thí nghiệm chuyên ngành, có đầy đủ các thiết bị hoá nghiệm chuyên dùng đồng thời được thực hiện bởi các hoá nghiệm viên có tay nghề cao và thực hiện theo đúng tiêu chuẩn về phương pháp thử. Xuất phát từ các tính chất của dầu nhờn, các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng dầu nhờn ngày nay bao gồm:
- Độ nhớt: cấp độ độ nhớt được lấy làm cơ sở cho hệt thống phân loại dầu nhờn, cần phải chọn độ nhốt phù hợp từng động cơ và điều kiện hoạt động của chúng.
- Chỉ số độ nhớt: đặc trưng cho mức độ thay đổi của độ nhớt theo nhiệt độ.
- Điểm bắt cháy: là nhiệt độ thấp nhất tại đó lượng hơi thoát trên bề mặt dầu nhờn đủ đề bắt cháy khi ngọn lưa tới gần.
- Điểm đông đặc: cho biết giới hạn nhiệt độthấp nhất mà dầu nhờn có thể sử dụng được. Điểm đông đặc của dầu được xác định theo phương pháp ASTM-D.97.
- Trị số axit và kiềm: hiện nay nhiều phụ gia sử dụng nhằm nâng cao chất lượng dầu nhờn, tuỳ vào thành phần phụ gia mà dầu có sẵn tính kiềm hay axit. Do vậy việc xác định trị số trung hoà là một chỉ số về tuổi thọ sử dụng của dầu.
- Hàm lượng tro và tro sunphat: dùng để chỉ nồng độ phụ gia trong dầu mới.
- Tỷ trọng: chỉ tiêu tỷ trọng cho thấy sự lẫn sản phẩm khác vào dầu khi thấy một giá trị bất thường của khối lượng riêng.
- Độ bền oxy hoá: sự oxy hoá của dầu phụ thuộc vào nhiệt độ, lượng oxy hoá chứa trong dầu và khả năng xúc tác của kim loại. Khả năng chống oxy hoá là một nhu cầu quan trọng của những dầu làm việc trong điều kiện có nước, nhiệt độ cao, áp suất lớn, thời gian thay
dầu lâu.
- Ăn mòn đồng: ăn mòn đồng được xác định theo ASTM-D.130 ở những nhiệt độ khác nhau và trong những khoảng thời gian khác nhau, tuỳ thuộc vào từng loại dầu sao cho thích hợp với điều kiện làm việc của dầu đó.
Ngoài các chỉ tiêu trên dầu nhờn còn có các chỉ tiêu kháccần xác định như: hàm lượng nước, độ bay hơi, sự lẫn nhiên liệu…
2.1.1.3 Phân loại dầu nhờn.
Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng tăng của nền kinh tế phát triển, trên thế giới đã sản xuất ra nhiều chủng loại dầu nhờn khác nhau. Vì vậy, chỉ các chuyên gia sâu về từng loại, lĩnh vực dầu nhờn mới có thể am hiểu tường tận về sản phẩm của mình và không một ai có thể hy vọng hiểu sâu và đầy đủ về tất cả chủng loại dầu nhờn hiện nay. Tuy nhiên, theo cách phân loại phổ biến hiện nay, dầu nhờn được chia thành hai loại chính là dầu động cơ và dầu công nghiệp.
- Dầu động cơ là nhóm dầu quan trọng nhất trong các loại dầu bôi trơn, tính trung bình chúng chiếm khoảng 40% tổng các loại dầu bôi trơn. Dầu động cơ được sử dụng để bôi trơn cho các hệ thống động cơ như hệt hống piston, xylanh, tay biên, trục khuỷu, hệ thống truyền động xupap…
- Dầu công nghiệp bao gồm các loại dầu nhờn được sử dụng để bôi trơn các máy móc công nghiệp nói chung nhằm duy trì hoạt động của tất cả các loại máy móc, thiết bị công nghiệp. Theo tiêu chuẩn ISO.3448 có thể phân loại dầu công nghiệp chuyên dụng thành các nhóm như:
+ Dầu nhờn truyền động bánh răng. + Dầu máy nén.
+ Dầu các điện.
2.1.1.4 Một số nhân tố ảnh hưởng tới việc sử dụng dầu nhờn.
Trong một xã hội mà nền kinh tế còn chưa phát triển như Việt Nam thì các thiết bị, động cơ cần bôi trơn bằng dầu nhờn là rất nhiều, với mỗi loại máy móc lại có những yêu cầu riêng về bôi trơn.
2.1.1.4.1 Dầu nhờn được lựa chọn sử dụng phụ thuộc vào yêu cầu kỹ thuật của từng thế hệ động cơ thuật của từng thế hệ động cơ
Các sản phẩm dầu nhờn có độ tiêu chuẩn hoá rất cao, dầu nhờn thường
được pha chế từ dầu gốc (một sản phẩm của quá trình cracking dầu mỏ) và các loại phụ gia dầu nhờn để đạt được các tính năng cơ bản của dầu nhờn là hạn chế ma sát, giảm mài mòn, làm mát, chống ăn mòn, truyền công suất, tạo kín, làm sạch, truyền nhiệt, cách điện…Việc xác định mức độ đáp ứng các tính năng cơ bản của một loại dầu nhờn thông qua các thông số kỹ thuật cơ bản như tỷ trọng, chỉ số độ nhớt, trị số kiềm tổng, nhiệt độ chớp cháy…
Dựa trên các chỉ tiêu kỹ thuật này, nhiều hiệp hội có uy tín trên thế giới đã phân loại dầu nhờn thành các cấp chất lượng khác nhau. Phổ biến nhất hiện nay là phân loại dầu nhờn theo API (Viện nghiên cứu dầu mỏ Hoa Kỳ), theo SEA (Hiệp hội kỹ sư ô tô) và JASO (Tổ chức tiêu chuẩn ô tô Nhật Bản).
Tại Việt Nam, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam cũng thống nhất cách phân loại sản phẩm dầu nhờn động cơ theo API và SAE. Ví dụ, đối với dầu nhờn động cơ 4 thì chạy xăng, API phân chia dầu nhờn thành các cấp chất lượng từ thấp đến cao là SA, SB, SC, SD, SE, SF, SG, SJ… Chữ cái S là chỉ dầu nhờn cho động cơ 4 thì chạy xăng, chữ cái sau chỉ cấp chất lượng của dầu nhờn. Dầu nhờn được xếp vào nhóm dầu có chữ cái càng về sau thì càng đáp ứng cao hơn các tính năng của dầu nhờn, giúp cho động cơ làm việc ở các điều kiện ngày càng khắc nghiệt hơn. Tại Việt Nam, căn cứ vào các tiêu chuẩn này, trên nhãn mác sản phẩm của bất kỳ nhà
sản xuất nào với bất kỳ thương hiệu nào cũng đều phải ghi rõ dầu nhờn động cơ được xếp loại như thế nào theo API và SAE.
Thông thường các nhà sản xuất động cơ đều có khuyến cáo người sử dụng nên thay loại dầu nhờn có cấp chất lượng dầu theo API tối thiểu để đảm bảo cho động cơ vận hành an toàn. Do vậy, người tiêu dùng khi chọn mua dầu nhờn động cơ phải căn cứ vào các yêu cầu bôi trơn của động cơ để lựa chọn chủng loại dầu nhờn cho phù hợp. Nhãn hiệu hay tên tuổi nhà sản xuất không phải là tiêu chuẩn để lựa chọn dầu nhờn. Hay nói một cách khác, khi có nhu cầu thay dầu, người tiêu dùng hoàn toàn có thể thay đổi nhãn hiệu dầu nhờn từ hãng này sang hãng khác mà vẫn đảm bảo động cơ vận hành an toàn nếu cấp chất
lượng dầu phù hợp yêu cầu của động cơ. Đặc biệt là khi sản phẩm dầu nhờn đó
được bày bán thuận tiện cho việc mua và thay dầu của người tiêu dùng.
Như vậy, khi phát triển hệ thống kênh phân phối dầu nhờn, việc phát triển mạng lưới bán lẻ càng rộng, càng bao phủ khắp địa bàn thì sản phẩm càng dễ được tiêu thụ. Ngoài đặc điểm nổi bật về mức độ tiêu chuẩn hoá và
tính thay thế thì dầu nhờn còn có đặc điểm là giá trị một đơn vị sản phẩm
không quá cao.
2.1.1.4.2 Dầu nhờn có giá trị rất nhỏ so với giá trị động cơ nên quyết định mua dầu của khách hàng nhanh định mua dầu của khách hàng nhanh
Quyết định mua dầu nhờn của khách hàng
Theo kết quả điều tra 382 khách hàng đã từng mua dầu nhờn để thay dầu cho động cơ trong số 400 khách hàng được điều tra thì 74.97% số người được hỏi đồng ý rằng các yếu tố kỹ thuật trong quá trình vận hành hành động cơ như thời gian, số km xe chạy, điều kiện vận hành, thời tiết và các khuyến cáo của nhà sản xuất là yếu tố quan trọng và rất quan trọng để người tiêu dùng ra quyết định thay dầu. Do vậy, nếu được nhắc nhở về các hạn mức kỹ thuật đảm bảo an toàn vận hành kể trên thì người tiêu dùng sẵn sàng mua và thay dầu ngay cho xe máy của họ. 80,89% khách hàng được điều tra đồng ý thay
dầu động cơ khi người sản xuất hoặc bảo dưỡng xe khuyến cáo họ. Một trong những lý do quan trọng của việc khách hành ra quyết định mua nhanh là do giá bán một lít dầu dù ở cấp chất lượng cao, thương hiệu danh tiếng …cũng là rất nhỏ so với giá trị của động cơ, dù là loại rẻ tiền nhất. Đặc biệt, việc thay dầu cho xe máy ngoài việc bảo vệ động cơ xe con để đảm bảo an toàn cho người và xe khi tham gia giao thông.
Ở một góc độ khác, ta cũng dễ dàng nhận ra các sản phẩm dầu nhờn có cùng cấp chất lượng nhưng mức độ thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng lại rất khác nhau. Ngay cả trên giác độ kỹ thuật cũng có thể chứng minh được. Giống như 2 bát cơm nấu bằng hai loại gạo tám xoan đựng trong bát và nấu bằng gạo tạp giao lại chỉ được gói trong giấy, đều đáp ứng và đạt được tiêu chuẩn gần như nhau về cung cấp calo cho cơ thể nhưng bát cơm nấu bằng gạo tám xoan ăn ngon hơn, được người sử dụng nhớ đến lâu hơn và giá cũng đắt hơn rất nhiều so với bát cơm nấu bằng gạo tạp giao. Thêm vào đó, nếu so giá trị quá nhỏ của bát cơm với giá trị của một mâm cỗ thì để mâm cỗ hoàn hảo, người sử dụng dễ dàng bỏ thêm một chút chi phí nữa để được dùng bát cơm nầu bằng gạo tám và đựng trong bát chứ không lựa chọn phương án còn lại. Trường hợp lựa chọn một trong nhiều nhãn hiệu sản phẩm dầu nhờn có cùng cấp chất lượng để thay cho động cơ cũng tương tự như vậy. Ví dụ: khi so sánh giá trị của một chiếc xe máy từ 10 triệu đến trên 150 triệu đồng – là đồ vật cần sử dụng dầu nhờn, thì giá trị lượng dầu nhờn cần cho mỗi lần thay dầu từ 15 ngàn đồng đến 100 ngàn đồng là không đáng kể để người sử dụng xe máy phải cân nhắc quá nhiều khi quyết định lựa chọn sản phẩm dầu nhờn cho xe máy của mình. Mặt khác, giá bán của các sản phẩm tương tự nhau giữa các hãng trên thị trường với cùng dung tích và cấp chất lượng thường chênh lệch không lớn chỉ từ 500 – 5000 đ/sản phẩm cũng có tác động tới việc ra quyết định nhanh chóng của người sử dụng xe máy về thay dầu xe máy.