Sơ lược về Công ty CP Hóa dầu Petrolimex và đánh giá nội lực của công ty

Một phần của tài liệu Chiến lược Marketing của Công ty CP Hoá dầu Petrolimex (Trang 44 - 50)

lực của công ty.

2.2.1.1 Vài nét sơ lược về Công ty CP Hoá dầu Petrolimex.

Công ty Hoá dầu Petrolimex được thành lập 09/06/1994 theo quyết định số 745 TM/TCCB do Bộ trưởng Bộ thương mại ký với tên gọi lúc đầu là Công ty Dầu nhờn Petrolimex (PLC: Petrolimex Lubricants Company), ngành nghề kinh doanh : Xuất nhập khẩu dầu mỡ nhờn, sản phẩm hoá dầu, vật tư thiết bị chuyên dùng hoá dầu, vận tải phục vụ công tác kinh doanh của PLC, Công ty có vốn điều lệ ban đầu là 52,5 tỷ đồng.

Tên giao dịch.

Tên viết bằng tiếng Việt : Công ty CP Hoá dầu Petrolimex (PLC). Tên viết bằng tiếng Anh : Petrolimex Petrochemical Company (PLC).

Trụ sở chính. Số 1 Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại : 04 8513205. Fax : 04 8513207.

Các đơn vị trực thuộc.

Chi nhánh Hoá dầu Hải Phòng (PLC Hải Phòng). Trụ sở: Số 01 Phường Sở Dầu- Hồng Bàng- Thành phố Hải phòng.

Xí nghiệp Dầu nhờn Hà Nội (PLC Hà Nội). Trụ sở: Thị trấn Đức Giang- Gia Lâm- Hà Nội.

Chi nhánh Hoá dầu Sài Gòn (PLC Sài Gòn). Trụ sở: 15 Lê Duẩn- Quận I- Thành phố Hồ Chí Minh.

Chi nhánh Hoá dầu Đà Nẵng (PLC Đà Nẵng). Trụ sở: 06 Bạch Đằng- Thành phố Đà Nẵng.

Chi nhánh Hoá dầu Cần thơ (PLC Cần Thơ). Trụ sở: Số 02N Đường Mậu Thân- Phường An Nghiệp- TP Cần Thơ.

2.2.1.2 Tổ chức bộ máy công ty.

Đường liên tục: Mô hình hệ thống quản lý hành chính. Đường đứt mạch: Mô hình hệ thống quản lý chất lượng.

Nguồn tư liệu: Phòng TCHC- Công ty CP Hoá dầu Petrolimex.

Tổ chức bộ máy của Công ty CP Hoá dầu Petrolimex được phân chia thành 4 nhóm là Văn phòng công ty, các công ty TNHH, các chi nhánh và các nhà máy dầu nhờn trực thuộc.

Bộ máy Văn phòng công ty gồm có Chủ tịch, Giám đốc, các Phó giám đốc và các Phòng nghiệp vụ công ty. Trong đó, các phòng nghiệp vụ của công ty gồm năm phòng là phòng quản trị tổng hợp, phòng kinh doanh dầu nhờn, phòng kinh doanh, phòng tài chính kế toán và phòng kỹ thuật.

Các công ty trực thuộc bao gồm: Công ty TNHH nhựa đường Petrolimex, Công ty TNHH hoá chất Petrolimex

Các chi nhánh trực thuộc gồm có 4 chi nhánh là chi nhánh hoá dầu Hải Phòng, chi nhánh hoá dầu Đà Nẵng, chi nhánh hoá dầu Sài Gòn và chi nhánh hoá dầu Cần Thơ.

Các nhà máy trực thuộc gồm có nhà máy dầu nhờn Thượng Lý, nhà máy dầu nhờn Nhà Bè.

2.2.1.3 Đánh giá nguồn lực của công ty.

2.2.1.3.1 Nguồn nhân lực của công ty

GIÁM ĐỐC CÔNG TY PHÓ GIÁMĐỐC PHÒNG KD DẦU NHỜN PHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG TC - HC PHÒNG T C – KTOÁN XNDN HÀ NỘI CHI NHÁNH HD HẢI PHÒNG CHI NHÁNH HD ĐÀ NẴNG CHI NHÁNH SÀI GÒN CHI NHÁNH HD CẦN THƠ PHÓ GIÁMĐỐC - ĐDLĐ

Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật lành nghề đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển lâu dài là mục tiêu cơ bản đối với ngành hàng dầu nhờn, PLC đang hoàn thiện dần kết cấu lao động nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Bảng 2.2: Cơ cấu trình độ nhân lực ngành đến năm 2007

TT Trình độ Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

1 Đại học 38 36,5

2 Trung cấp 14 13,5

3 Công nhân 52 50,0

Tổng cộng 104 100,0

Nguồn: Phòng TCHC- Công ty CP Hoá dầu Petrolimex.

Tổng số lao động của công ty đến thời điểm 01/01/2009 là 149 người. Trong đó cán bộ quản lý và điều hành kinh doanh chiếm 34,9%, được đào tạo từ nhiều chuyên ngành khác nhau và trên 90% có trình độ đại học và trên đại học. Lao động trực tiếp bán hàng chiếm 18,79% và tất cả có trình độ đại học và trên đại học, đó là điểm mạnh của Công ty. Lao động sản xuất và bảo quản tại kho chiếm 18,79%, có trình độ trung cấp chuyên ngành hoá dầu, có kinh nghiệm và thâm niên công tác lâu năm. Đội ngũ lái xe có kinh nghiệm trong vận chuyển và giao nhận hàng.

Điểm mạnh của Công ty còn thể hiện ở chỗ, nguồn nhân lực tương đối tinh gọn, phân bổ hợp lý, lao động dôi dư ít. Đội ngũ lãnh đạo chủ chốt của công ty, chi nhánh và kho được đào tạo cơ bản, có bản lĩnh, kinh nghiệm quản lý và chỉ đạo kinh doanh. Đội ngũ người lao động đã có gần 10 năm kinh nghiệm trên từng vị trí công tác, dần từng bước trưởng thành, một số được đào tạo cơ bản và đúng chuyên ngành.

Công ty khuyến khích người lao động học tập nâng cao trình độ và các kỹ năng trong công việc. Coi trọng công tác đào tạo lại, đào tạo chuyên sâu, theo từng chuyên đề. Đối với việc tuyển dụng lao động mới có đòi hỏi rất cao, phải đảm bảo đúng vị trí và chuyên ngành cần tuyển.

Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ tiếp thị còn thiếu về số lượng, còn yếu về các kỹ năng tiếp thị bán hàng, các kiến thức về quản lý tài chính còn hạn chế, khả năng kiểm soát nợ, kiểm soát chi phí kinh doanh còn yếu. Đội ngũ tiếp thị là những người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, quyết định một phần chất lượng dịch vụ và uy tín của công ty, một số chưa đáp ứng được yêu cầu do Công ty đề ra, để khách hàng phải khiếu nại về thái độ giao tiếp và cung cách phục vụ.

Cơ chế trả lương hiện nay đã có nhiều tác động tới việc phát huy nguồn nhân lực. Công ty giao Quỹ tiền lương kế hoạch và quyết toán Quỹ tiền lương thực hiện gắn với các chỉ tiêu về sản lượng, lợi nhuận và năng suất lao động (tính theo tiêu thức lợi nhuận trước thuế/quỹ tiền lương tức là chi phí 1 đồng tiền lương tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận), trong đó LN là chỉ tiêu cơ bản nhất để đánh giá khi giao kế hoạch và quyết toán quỹ tiền lương. Đảm bảo yêu cầu tốc độ tăng TLBQ không vượt quá tốc độ tăng trưởng về NSLĐ. Từng bước hướng tới mục tiêu trả lương theo thị trường. Việc trả lương hàng tháng theo mức độ hoàn thành kế hoạch nhiệm vụ giao cho NLĐ về cơ bản có hiệu quả tích cực, thúc đẩy LĐ làm việc trên tinh thần tự giác, gắn hiệu quả công việc của từng cá nhân với hiệu quả chung của cả tập thể và toàn công ty theo mục tiêu tạo giá trị gia tăng cho Công ty. Qua đó phân loại được LĐ để có chính sách sử dụng và đãi ngộ hợp lý hơn.

Tổng qũy tiền lương được quyết toán của công ty PLC là 30.704.000.000 đ, đạt 120 % so với kế hoạch 2008 và bằng 117.9 % so với năm 2007. Tiền lương bình quân: ( theo nguồn tổng quỹ lương quyết toán) : 8.072.000 đ/ LĐ bằng 119, % so với năm 2007 và đạt 118 % kế họach năm 2008. Tiền lương bình quân tăng trưởng tốt do kết quả hoạt động SXKD đảm bảo chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh vượt mức kế họach giao ước đạt trên 147%.

2.2.1.3.2 Điều kiện cơ sở vật chất

vật chất kỹ thuật đã được bàn giao từ các công ty xăng dầu trong ngành (Tổng công ty xăng dầu Việt Nam: Petrolimex), PLC đã nhận thức rằng để thực hiện được nhiệm vụ của Tổng công ty giao, PLC phải có chương trình đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật bằng các công nghệ hiện đại nhằm duy trì và phát triển doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt với các hãng kinh doanh dầu nhờn, đặc biệt là các hãng nước ngoài có uy tín, có tiềm lực tài chính, công nghệ và kinh nghiệm tổ chức kinh doanh, vì vậy, PLC đã khai thác tối đa lợi thế sẵn có, tập trung huy động 43,2 tỷ đồng vốn đầu tư để cải tạo nâng cấp và xây dựng mới cơ sở vật chất kỹ thuật với hạng mục công trình chủ yếu tại các trung tâm kinh tế.

Bảng 2.3: Công suất nhà máy dầu nhờn của PLC TT Hạng mục công trình Công suất chứa

(tấn)

Giá trị đầu tư ( tỷ đồng )

1 Nhà máy DN Hải Phòng 2.000 20

2 Nhà máy DN Nhà Bè 3.000 30

Tổng số 5.000 50

Nguồn: Phòng KTTC- Công ty CP Hoá dầu Petrolimex.

Đến thời điểm hiện nay, PLC đã có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật qui mô tương đối rộng, bố trí hợp lý ở những vùng kinh tế trọng điểm của đất nước, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh dầu nhờn.

Công ty CP Hoá dầu Petrolimex có mạng lưới kinh doanh rộng khắp trên phạm vị toàn quốc, trải rộng tại 64 tỉnh, thành phố trong cả nước, với địa bàn này và chiến lược kinh doanh “đa dạng hoá các mặt hàng“, năm 1995 Công ty đã phát triển, mở rộng thêm kinh doanh mặt hàng nhựa đường, năm 1996 phát triển kinh doanh ngành hàng hoá chất. PLC thực sự trở thành doanh nghiệp lớn, phát triển ổn định và ngày càng có uy tín trên thị trường trong và

ngoài nước với nhãn hiệu thương mại PLC.

Công tác xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ngày nay vẫn đang được đặc biệt coi trọng. Tính đến hết năm 2008, những dự án chủ yếu về xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty đã và đang triển khai bao gồm:

- Công trình đầu tư mới Kho DN Đức Giang: Đang thi công hạng mục tường rào, móng nhà kho.

- Công trình Nhà hợp khối tại NMDN Thượng Lý – TP. Hải Phòng (bao gồm: Phòng thử nghiệm VILAS 066 và Văn phòng NMDN): đang tiến hành quyết toán công trình.

- Công trình cải tạo mở rộng NMDN Thượng Lý - TP. Hải Phòng:

- Đang thi công công nghệ 05 bồn 50m3/bồn chứa dầu nhờn thành phẩm và 02 bồn 50m3/bồn chứa phụ gia dầu nhờn và dự kiến đưa vào sử dụng từ 01/6/2009.

- Đang thi công móng 03 bồn 1650m3/bồn chứa dầu gốc, 02 bồn 250m3/bồn pha chế dầu nhờn và móng mở rộng 500m2 nhà xưởng sản xuất.

- Dự án cao ốc văn phòng 775 đường Giải Phóng:

- Công trình Nhà văn phòng làm việc các Chi nhánh và Nhà điều hành sản xuất tại Kho Trà Nóc - TP. Cần Thơ: Đang tiến hành quyết toán công trình.

- Dự án Văn phòng làm việc của các đơn vị (CNHD, CNNĐ, Công ty HC) tại TP. Đà Nẵng.

- Dự án Kho DMN-HC mới tại TP. Đà Nẵng:

- Công trình Cải tạo mở rộng Kho NĐ Thượng Lý - TP. Hải Phòng... - Đã đầu tư phương tiện xe tiếp thị, vận tải, thiết bị để đáp ứng nhu cầu SXKD của Văn phòng các Công ty, các CN; các Kho, các NMDN theo kế hoạch năm 2008.

- Công tác nghiên cứu công nghệ đầu tư phát triển sản phẩm mới và phát triển doanh nghiệp:

Việc ổn định và phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty còn thể hiện ở việc đầu tư và nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật trong Công ty. PLC đã có hệ thống kho cảng tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Sài Gòn, Cần Thơ và có 2 nhà máy sản xuất dầu nhờn hiện đại tại Hải Phòng, Sài Gòn và đảm bảo phục vụ tốt mọi nhu cầu đối với mặt hàng dầu nhờn, nhựa đường, hoá chất .

Hoạt động kinh doanh của PLC không chỉ trong phạm vi thị trường nội địa, mà đã phát triển xuất khẩu sang các các nước trong khu vực như Lào, Campuchia, Philipin, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan…

Một phần của tài liệu Chiến lược Marketing của Công ty CP Hoá dầu Petrolimex (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w