MA TRẬN SWOT CỦA CÔNG TY CP HÓA DẦU PETROLIMEX

Một phần của tài liệu Chiến lược Marketing của Công ty CP Hoá dầu Petrolimex (Trang 89 - 90)

Phương pháp mô hình ma trận SWOT được áp dụng để lựa chọn chiến lược marketing sản phẩm dầu nhờn tại Công ty CP Hoá dầu Petrrolimex vì có tính tổng quan trong việc xác định vị trí và dễ áp dụng đối với một đơn vị hoạt dộng kinh doanh. Từ những phân tích về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với hoạt động kinh doanh và định hướng mục tiêu phát triển của công ty, có thể xây dựng mô hình ma trận SWOT của công ty như sau:

Bảng 3.1: Mô hình ma trận SWOT

MA TRẬN SWOT CƠ HỘI (O)

1- Tăng trưởng kinh tế cao, nhu cầu dầu nhờn lớn 2- Hội nhập kinh tế thúc đẩy

hoạt động xuất nhập khẩu 3- Những chính sách ưu tiên

phát triển ngành hàng.

THÁCH THỨC (T)

1- Có khả năng xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới. 2- Khủng hoảng toàn cầu

làm giảm cầu về dầu nhờn.

3- Chi phí sản xuất ngày càng cao.

ĐIỂM MẠNH (S) 1- Uy tín của PLC.

2- Sản phẩm đa dạng về chủng loại.

3- Chi phí đầu tư thấp. 4- Hệ thống kho, bãi và

phân phối rộng khắp cả nước.

5- Hệ thống phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế

PHỐI HỢP S/O

S1,2,3/O1,2.

Phát huy mọi nguồn lực và tận dụng cơ hội để tăng thị phần.

S1,3/O1,2.

Phát huy lợi thế về uy tín của PLC, lợi thế chi phí đầu tư thấp và tận dụng cơ hội để mở rộng qui mô kinh doanh , tăng thị phần.

PHỐI HỢP S/T

S1,2,3/T1,2.

Sử dụng thương hiệu, chất lượng sản phẩm, chính sách giá để nâng cao khả năng cạnh tranh.

S3/T2.

Phát huy lợi thế về chi phí đầu tư thấp, tăng khả năng cạnh tranh giá để ổn định thị phần.

ĐIỂM YẾU (W)

1- Thiếu sản phẩm chiến lược.

2- Chất lượng các sản phẩm cấp cao chưa ổn định. 3- Giá bán cao, cạnh tranh

thấp.

4- Hoạt động marketing chưa năng động, chưa phù hợp với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh.

PHỐI HỢP W/O

W1,2,3,4/O1,2.

Khắc phục các điểm yếu, phát huy lợi thế chi phí đầu tư thấp và tận dụng cơ hội phát triển, tăng thị phần.

W1,2,4/O1,2.

Nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường kiểm soát chi phí, mở rộng nguồn đầu vào và tận dụng cơ hội, tăng thị phần.

PHỐI HỢP W/T

W1,2,3,4/T1,2.

Khắc phục các điểm yếu, tăng cường công tác quản lý chi phí, ổn định thị trường.

W2,4/T2.

Tăng cường quản lý chi phí, đa nguồn để tăng khả năng cạnh tranh giá, ổn định thị phần.

Nhận xét từ phân tích ma trận SWOT :

Trên cơ sở phân tích đánh giá các cơ hội, thách thức của thị trường và đối chiếu với năng lực hiện có của PLC, trong tám phương án chiến lược nêu trên, để tăng thị phần, có thể lựa chọn chiến lược ổn định và phát triển thị trường.

Trọng tâm của chiến lược là ổn định và phát triển thị trường hiện có và phát triển thị trường mới, khắc phục các điểm yếu trong chính sách sản phẩm, chính sách giá đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng thông qua chỉ số chi phí đầu tư thấp, chính sách mở rộng mạng lưới phân phối, tạo nguồn, và kết hợp sức mạnh về uy tín thương hiệu, tận dụng cơ hội để giành lợi thế cạnh tranh, tăng thị phần.

Một phần của tài liệu Chiến lược Marketing của Công ty CP Hoá dầu Petrolimex (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w