Một số nhận xét

Một phần của tài liệu Một số bất cập của pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế và giải pháp hoàn thiện (Trang 30 - 34)

I. Tình hình giải quyết các vụ án kinh tế trong thời gian qua

2. Một số nhận xét

2.1. Số vụ tranh chấp kinh tế đa ra khởi kiện tại Toà án tăng khá nhanh ở những năm đầu song lại có xu hớng giảm rõ rệt trong một vài năm trở lại những năm đầu song lại có xu hớng giảm rõ rệt trong một vài năm trở lại đây

Sở dĩ có tình trạng này là do những năm đầu khi Toà án đợc trả lại chức năng tài phán kinh tế, các chủ thể kinh doanh đã rất tin tởng và hy vọng vào hình thức giải quyết tranh chấp này. Những năm 1998-1999, số vụ án thụ lý tăng rất nhanh: 200,95% và 101,11% so với năm trớc đó. Tuy nhiên càng về sau họ càng thấy rõ hạn chế của hình thức này nh: tốn kém thời gian, công sức và tiền bạc, không giữ đợc uy tín trong kinh doanh khi xét xử công khai, chất lợng xét xử còn nhiều bất cập, tỷ lệ án bị sửa, bị huỷ tơng đối lớn... Mặt khác, trình độ hiểu biết và áp dụng pháp luật của doanh nghiệp cũng ngày càng đợc nâng cao, việc đầu t nghiên cứu, soạn thảo hợp đồng đợc đẩy mạnh nên cũng góp phần hạn chế đợc tranh chấp phát sinh. Tuy vậy, trong điều kiện nền kinh tế thị trờng tự do, các quan hệ kinh tế phát sinh không ngừng, hợp tác quốc tế đợc thúc đẩy mạnh mẽ nh hiện nay thì tình trạng số vụ tranh chấp kinh tế đợc khởi kiện bị giảm mạnh vẫn là một vấn đề cần xem xét.

Các tranh chấp phát sinh chủ yếu liên quan đến hợp đồng nh hợp đồng mua bán, hợp đồng vận chuyển hàng hoá, hợp đồng xây dựng, hợp đồng uỷ thác đại lý, hợp đồng tín dụng, hợp đồng thuê tài sản, thuê trụ sở, hợp đồng gia công, dịch vụ v.v. Ngoài ra còn có tranh chấp giữa các thành viên công ty với nhau, giữa công ty với thành viên, tranh chấp liên quan đến L/C, tranh chấp liên quan đến phát sinh và chuyển nhợng chứng khoán...Đã xuất hiện nhiều vụ tranh chấp có giá trị kinh tế lớn, có nội dung phức tạp, nhiều tranh chấp có yếu tố nớc ngoài. Điều này cho thấy tính đa dạng, đa chiều và gay gắt của các quan hệ kinh tế trong giai đoạn quốc tế hoá, toàn cầu hoá hiện nay, và do đó đặt ra nhu cầu hoàn thiện và điều chỉnh pháp luật tài phán kinh tế nhằm góp phần bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể kinh doanh, thúc đẩy và mở rộng hợp tác đầu t cũng nh tạo sự tơng thích giữa luật pháp Việt Nam với khung luật pháp quốc tế.

2.3. Số vụ tranh chấp kinh tế phân bố không đồng đều

Hầu hết các tranh chấp kinh tế chủ yếu tập trung ở những trung tâm kinh tế lớn nh: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dơng, Bà Rịa –Vũng Tàu và đặc biệt là TPHCM. Đây là khu vực kinh tế phát triển mạnh mẽ, đầu t hợp tác nớc ngoài đợc đẩy mạnh cho nên cũng phát sinh nhiều tranh chấp, bất đồng trong quan hệ kinh tế. Kể từ khi PLTGQCVKT chính thức có hiệu lực, Toà kinh tế TAND TPHCM luôn là nơi thụ lý vụ án kinh tế nhiều nhất trong cả nớc. Bảng 5. Tình hình thụ lý vụ án kinh tế của TAND TP HCM TAND 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Cả nớc 78 453 532 630 1266 1280 960 690 HCM 43 276 365 313 529 735 257 341 Tỷ lệ % 55 61 68 49,7 41,8 57,4 26 49 Nguồn: Tạp chí Nhà nớc và pháp luật số 6/2002

Trong khi đó, các TAND cấp tỉnh khác chỉ thụ lý một số vụ tranh chấp vừa phải trong năm: 15- 20 vụ. Rất nhiều Toà án ở vùng sâu, vùng xa, miền

Cai, Bắc Cạn, Quảng Trị, Hà Tĩnh... Thậm chí còn có Toà án cha thụ lý một tranh chấp kinh tế nào từ khi thành lập đến nay. Xét đến cùng, đây cũng là điều dễ hiểu vì chỉ ở những khu vực kinh tế phát triển mạnh thì tranh chấp kinh tế mới có thể phát sinh. Đó cũng là lý do tại sao ở các nớc phát triển, Toà thơng mại (tơng đơng với Toà kinh tế của Việt Nam) chỉ đợc thành lập với t cách là toà chuyên biệt hoặc phân toà thơng mại nằm trong Toà Dân sự ở các trung tâm kinh tế lớn. Nên chăng các nhà chức trách Việt Nam xem xét lại vấn đề này để tránh tình trạng nơi thừa, nơi thiếu, lãng phí và hình thức nh hiện nay.

2.4. Các tranh chấp kinh tế chủ yếu đợc giải quyết ở TAND cấp tỉnh

Thông thờng, có rất ít các tranh chấp kinh tế đợc khởi kiện tại TAND cấp huyện mà hầu hết đều tại TAND cấp tỉnh. Nguyên nhân chủ yếu là ở phạm vi thẩm quyền giải quyết của Toà án cấp huyện. Các tranh chấp có giá trị tranh chấp dới 50 triệu VND thờng ít khi xảy ra, và nếu có cũng thờng đợc giải quyết bằng hình thức khác chứ không khởi kiện ra Toà án. Bởi vậy, các TAND cấp huyện thờng nhàn rỗi, trong khi án phúc thẩm lại dồn lên TANDTC dẫn đến tình trạng nợ án, đọng án tại các Toà phúc thẩm TANDTC, án năm trớc dồn tới năm sau. Vấn đề này cũng cần đợc nghiên cứu xem xét để sớm có biện pháp khắc phục, giúp cho bộ máy hoạt động của Toà án đợc lu thông nhằm đảm bảo tính công bằng, kịp thời và hiệu quả của pháp luật.

2.5. Tỷ lệ giải quyết tranh chấp bằng hoà giải cao, chất lợng xét xử tơng đối tốt tốt

Theo luật định, hoà giải là khâu bắt buộc phải tiến hành trớc khi xét xử và trên thực tế, các Toà án đã thực hiện khâu này khá hiệu quả. Khi tổng kết kết quả hoạt động của Toà án, số vụ tranh chấp kinh tế đợc giải quyết bằng hoà giải thờng chiếm xấp xỉ 50%: năm 1995: 41,7%, năm 1998: 43%, năm 1999: 54,6%. Có địa phơng đạt tỷ lệ này đạt đến con số gần nh tuyệt đối, nh ở Toà án Bà Rịa - Vũng Tàu năm 1995-1996: 95%. Kết quả trên cho thấy tính u việt, đơn giản, mềm dẻo, dễ thi hành của hòa giải, đồng thời cũng phản ánh đợc sự phù hợp của nó với thực tế pháp luật hiện hành, phát huy quyền tự do kinh doanh, quyền tự định đoạt của chủ thể kinh doanh. Nó cũng phản ánh kinh nghiệm,

năng lực và kỹ năng của đội ngũ Thẩm phán, những ngời trực tiếp chịu trách nhiệm tiến hành hoà giải.

Mặc dù số án thụ lý trong thời gian gần đây có giảm, song hoạt động xét xử các vụ án kinh tế đã thụ lý cũng đạt chất lợng khá tốt (xem bảng 3 và bảng 4). Mỗi năm Toà án cấp sơ thẩm giải quyết đợc khoảng 80% số vụ án đã thụ lý (kể cả án tồn động và án thụ lý mới). Toà án cấp phúc thẩm thờng có tỷ lệ xét xử ít hơn, khoảng 65-70% số vụ án đã thụ lý. Nguyên nhân chủ yếu là do các TAND cấp tỉnh thờng xét xử sơ thẩm, án phúc thẩm dồn lên Toà phúc thẩm TANDTC gây nên tình trạng quá tải. Số lợng bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị chỉ khoảng 15%, khá thấp so với án dân sự. Số lợng các bản án, quyết định đợc giữ nguyên nh án sơ thẩm cao, từ 40- 45 % (xem bảng 4). Tuy nhiên, việc xét xử ở Toà phúc thẩm TANDTC cũng cha thực sự hiệu quả. Trong năm 2001, Uỷ ban thẩm phán TANDTC phải xét xử 12/20 vụ, trong đó huỷ bản án phúc thẩm 3 vụ; sửa bản án phúc thẩm 3 vụ; huỷ bản án, quyết định bị kháng nghị để xét xử lại 4 vụ; chỉ có 2 vụ là bác kháng nghị, giữ nguyên bản án phúc thẩm.

2.6. Tình hình giải quyết vụ án kinh tế không phản ánh đúng thực trạng tranh chấp kinh tế ở nớc ta hiện nay tranh chấp kinh tế ở nớc ta hiện nay

Thậy vậy, trớc khi PLTTGQCVAKT đợc ban hành, trọng tài kinh tế Nhà nớc các cấp đã thụ lý giải quyết đợc tổng số vụ án kinh tế nh sau:

Năm 1990: thụ lý 6243 vụ Năm 1991: thụ lý 4058 vụ Năm 1992: giải quyết 1648 vụ

Năm 1993: giải quyết 1654 vụ (tính đến ngày 20/11/1993).

Trong khi đó, tính đến nay số vụ tranh chấp lớn nhất đợc thụ lý tại TAND các cấp cũng chỉ là 1280 vụ (năm 1999), thấp hơn nhiều so với số tranh chấp đ- ợc giải quyết bằng trọng tài kinh tế Nhà nớc từ rất nhiều năm trớc đó. Không những thế, so với số án hình sự, dân sự, con số án kinh tế thực là nhỏ bé:

Bảng 6. Tình hình thụ lý vụ án của TAND các cấp Số vụ án / Năm 1999 2000 2001 Tổng số vụ án 215193 191783 197584 án hình sự 54159 49195 48815 án dân sự 192215 11721 115632 án lao động 442 547 690 án hành chính 539 án kinh tế 1280 960 690

Nguồn: Tổng hợp các báo cáo tổng kết công tác ngành Toà án năm 1999 - 2001

Một phần của tài liệu Một số bất cập của pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế và giải pháp hoàn thiện (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w