Mục tiêu hoàn thiện pháp luật giải quyết các vụ án kinh tế

Một phần của tài liệu Một số bất cập của pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế và giải pháp hoàn thiện (Trang 81 - 83)

I. Định hớng hoàn thiện pháp luật giải quyết các vụ án kinh tế

2.Mục tiêu hoàn thiện pháp luật giải quyết các vụ án kinh tế

Một là, việc hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế nhằm đảm

bảo sự phù hợp giữa các nguồn luật. Trong hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về tài phán kinh tế vừa phải tuân theo những quy định chung, thống nhất áp

nhân và gia đình...vừa phải có những quy định đặc thù, giải quyết đợc các vấn đề bức xúc, phức tạp của các quan hệ kinh tế.

Hai là, pháp luật tố tụng kinh tế phải phù hợp và đáp ứng đựoc những

yêu cầu điều kiện của nền kinh tế thị trờng phát triển. Theo đờng lối và chiến l- ợc phát triển kinh tế xã hội khẳng định tại Đại hội IX của Đảng: “Nhà nớc phải tạo môi trờng pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp cạnh tranh và hợp tác để phát triển”. Từ đó có thể thấy đợc rằng pháp luật tố tụng kinh tế phải thực sự đồng bộ, hoàn thiện để có thể giải quyết đợc những vớng mắc tranh chấp phát sinh từ những lĩnh vực nhạy cảm và năng động của một nền kinh tế thị trờng mới nổi. Pháp luật kinh tế nói chung cũng nh tố tụng kinh tế nói riêng cần hớng tới mục tiêu là công cụ quản lý đắc lực, hiệu quả của Nhà nớc trong quá trình quản lý và điều tiết nền kinh tế thị trờng định hớng XHCN. Có nh vậy thì pháp luật giải quyết tranh chấp mới thực sự bảo vệ có hiệu quả những quyền và lợi ích xứng đáng của các bên trong tranh chấp kinh tế, bảo đảm sự ổn định về xã hội và góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế thị trờng Việt Nam.

Ba là, pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế phải đảm bảo sự phù hợp

với luật pháp quốc tế, với các thông lệ, các Điều ớc quốc tế. Trong bối cảnh hợp tác quốc tế đợc đẩy mạnh, các quốc gia đều hớng tới tự do hoá, toàn cầu hoá thì việc chủ động kinh tế quốc tế vào khu vực, mở cửa nền kinh tế ở một nớc XHCN là hoàn toàn tất yếu. Với tinh thần phát huy tối đa nội lực, bảo đảm độc lập tự chủ và định hớng XHCN, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, pháp luật về tài phán kinh tế phải thể hiện vai trò của mình trong việc đảm bảo môi trờng giải quyết tranh chấp kinh tế thông thoáng, nhanh gọn, phù hợp trong quỹ đạo chung của pháp luật tài phán kinh tế khu vực và thế giới, đồng thời vẫn cần chặt chẽ, kín kẽ nhằm bảo vệ lợi ích dân tộc, lợi ích của các chủ thể kinh tế trong nớc.

Với định hớng hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế đảm bảo nhũng mục tiêu trên, chắc chắn pháp luật về tài phán kinh tế của Việt Nam sẽ phát huy đợc vai trò và sức mạnh vốn có của nó đối với sự phát triển kinh tế

thị trờng, tăng trởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bớc phát triển.

II.Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật giải quyết các vụ án kinh tế

Một phần của tài liệu Một số bất cập của pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế và giải pháp hoàn thiện (Trang 81 - 83)