Đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án

Một phần của tài liệu Một số bất cập của pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế và giải pháp hoàn thiện (Trang 72 - 73)

I. Tình hình giải quyết các vụ án kinh tế trong thời gian qua

5. Về chuẩn bị xét xử

5.4. Đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án

Một số quy định về đình chỉ việc giải quyết vụ án kinh tế tại PLTTGQCVAKT (khoản 1, Điều 39) thể hiện những điểm không phù hợp thống nhất với pháp luật tố tụng nói chung.

Về điểm a, khoản 1:“nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không đợc thừa kế, pháp nhân đã giải thể mà không có cá nhân, pháp nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng” thì đình chỉ vụ án. Trong khi đó, theo khoản 4 Điều 37 BLDS thì “ trong trờng hợp một trong các chủ sở hữu chung từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi ngời này chết mà không có ngời thừa kế thì phần sở hữu đó thuộc Nhà nớc.” Một khi tài sản của ngời chết đã có Nhà nớc là chủ sở hữu thì không thể đình chỉ việc giải quyết vụ án có liên quan đến tài sản này.

Điểm d, khoản 1 Điều 39 chỉ rõ: Toà án quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án trong trờng hợp “thời hiệu khởi kiện đã hết trớc ngày Toà án thụ lý vụ án”. Tuy nhiên, thực tế, các Toà án đều căn cứ vào ngày Toà án nhận đợc đơn khởi kiện nếu đơng sự trực tiếp nộp đơn tại Toà án hoặc theo ngày đơng sự gửi đơn khởi kiện đi mà không tính theo “ngày Toà án thụ lý vụ án.”

Nh đã trình bày ở phần Thụ lý vụ án, Toà án nhận đợc đơn khởi kiện hoặc từ ngày đơng sự gửi đơn khởi kiện đi đến ngày Toà án thụ lý vụ án có một quãng thời gian. Quãng thời gian này để Toà án xem xét thẩm quyền, thỉnh thị Toà án cấp trên về thẩm quyền, chờ Toà án cấp trên giải quyết tranh chấp thẩm quyền ... Quãng thời gian này không thuộc trách nhiệm của đơng sự mà lại tính vào thời hiệu khởi kiện của đơng sự là hoàn toàn không hợp lý.

Tơng tự, Điểm g, khoản 1 Điều 39 PLTTGQCVAKT quy định việc đình chỉ giải quyết vụ án kinh tế khi “ đã có quyết định của Toà án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp mà doanh nghiệp đó là đơng sự của Toà án”. Song, theo quy định của Luật phá sản doanh nghiệp thì sau khi Toà án quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, có trờng hợp Toà án quyết định đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Nh vậy là lý do đình chỉ giải quyết vụ án kinh tế

không còn khi quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp không còn hiệu lực. Hơn nữa, để cho thống nhất pháp luật, Bộ luật tố tụng hình sự, tố tụng dân sự cũng phải có quy định trên. Sự thống nhất này cũng phải đợc thiết lập trong việc quy định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án. Điểm d, khoản 1 Điều 38 PLTTGQCVAKT quy định Toà án quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án trong trờng hợp “ đã có Toà án thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, mang doanh nghiệp đó là đơng sự của vụ án.” Trong khi tại Bộ luật tố tụng hình sự và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự lại không có quy định tạm đình chỉ giải quyết trách nhiệm dân sự trong trờng hợp tơng tự.

Một phần của tài liệu Một số bất cập của pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế và giải pháp hoàn thiện (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w