Nâng cao năng lực hoạt động cho bộ máy TAND các cấp

Một phần của tài liệu Một số bất cập của pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế và giải pháp hoàn thiện (Trang 90 - 91)

I. Định hớng hoàn thiện pháp luật giải quyết các vụ án kinh tế

2.2.Nâng cao năng lực hoạt động cho bộ máy TAND các cấp

2. Các giải pháp tạm thời

2.2.Nâng cao năng lực hoạt động cho bộ máy TAND các cấp

Trong quá trình Đổi mới t pháp ở nớc ta hiện nay, vấn đề nâng cao chất l- ợng và năng lực hoạt động của bộ máy TAND các cấp đang đợc Đảng, Nhà nớc và các nhà khoa học, các cán bộ làm công tác t pháp quan tâm. Vấn đề này đòi hỏi trớc hết là nỗ lực và tinh thần trách nhiệm của các Toà án. Khi xét xử, các Toà án phải đảm bảo cho mọi công dân đều binh đẳng trớc pháp luật, thực sự dân chủ, khách quan; Thẩm phán và Hội thẩm dộc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Việc phán quyết của Toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, của ngời bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn và những ngời có quyền, lợi ích hợp pháp để ra bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục trong thời hạn pháp luật quy định. Các Toà án có trách nhiệm tạo điều kiện cho luật s tham gia vào quá trình tố tụng: tham gia hỏi cung bị can, nghiên cứu hồ sơ, tranh luận dân chủ tại phiên toà...Trình độ và phẩm chất của đội ngũ cán bộ Thẩm phán xét xử cũng cần đợc nâng cao bởi nó phản ánh năng lực xét xử của Toà án, đảm bảo chất lợng và hiệu quả thực tế của việc xét xử, tạo niềm tin cho các chủ thể kinh doanh khi lựa chọn hình thức giải quyết hữu hiệu nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh sự phối kết hợp giữa Toà án các cấp, các cơ quan t pháp khác trong hoạt động tố tụng trên cơ sở thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, không hữu khuynh, đùn đẩy trách

nhiệm. Các cơ quan điều tra, kiểm sát cần thực hiện đúng thời hạn tố tụng nh luật định. Các Toà án phải hỗ trợ nhau trong quá trình tố tụng: lập hồ sơ vụ án, thu thập thêm chứng cứ, lấy ý kiến chỉ đạo từ cấp trên, phát hiện các tình tiết mới của vụ án v.v. TANDTC phải thực hiện vai trò đầu tàu, hớng dẫn các TAND cấp tỉnh, cấp huyện trong quá trình giải quyết các vụ án kinh tế phức tạp hay khó phân định thẩm quyền; đa ra các quyết định, các văn bản hớng dẫn kịp thời, hợp lý. TANDTC cần tích cực tham gia nghiên cứu để thực hiện chủ trơng cải cách t pháp của Đảng và Nhà nớc, trong đó có việc nghiên cứu, soạn thảo dự án Luật tổ chức TAND trình Quốc hội xem xét. Trớc mắt, TANDTC phải đảm bảo biên chế tổ chức, đặc biệt là việc bổ sung tơng đối đủ số lợng Thẩm phán để tăng cờng hơn nữa công tác xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, phấn đấu giải quyết tốt hơn nữa tình trạng án tồn đọng. Bên cạnh đó, TANDTC tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dỡng,tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ Toà án và coi đây là công tác thờng xuyên của ngành Toà án. TANDTC cần phối hợp tốt với các cơ quan hữu quan trong việc quản lý Toà án địa phơng và xây dựng các Toà án địa phơng trong sạch, vững mạnh.

Một phần của tài liệu Một số bất cập của pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế và giải pháp hoàn thiện (Trang 90 - 91)