Quản lý chi phí, hạ giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu rau quả của tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - Đỗ Thị Tuyết Nhung (Trang 72)

II. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của Tổng công

1.Quản lý chi phí, hạ giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế phản ánh chất lợng hoạt động sản xuất, kinh doanh của mỗi công ty. Giá thành sản xuất luôn chứa đựng hai mặt khác nhau, đó là chi phí sản xuất đã bỏ ra và lợng giá trị sử dụng thu đợc cấu thành trong sản phẩm. Mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh là lợi nhuận, nhng để đạt đợc mục tiêu này thì vấn đề có ý nghĩa quan trọng là hạ giá thành sản phẩm. Đối với Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt

Nam, việc quản lý chi phí, hạ giá thành sản phẩm càng phải đợc coi trọng hơn do giá nông sản nói chung và giá rau quả nói riêng trên thị trờng thế giới ngày càng có xu hớng giảm xuống.

1.1. Đầu t cho công nghệ chế biến, bảo quản rau quả:

Sản phẩm đa ra thị trờng dới dạng thô, không qua chế biến là hết sức lãng phí và kém hiệu quả do lợng giá trị cũng nh giá trị sử dụng đều thấp, không có sức cạnh tranh, khả năng đảm bảo phẩm chất và vận chuyển đi xa bị hạn chế.

Phát triển công nghiệp chế biến là cách thức nâng cao giá trị gia tăng của rau quả và thu hẹp tình trạng xuất khẩu sản phẩm thô.Việc phát triển công nghiệp chế biến còn tạo nên thị trờng nội địa to lớn và ổn định cho sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, cần hết sức coi trọng nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ vào khâu bảo quản sau thu hoạch. Đây là khâu có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giảm tổn thất, nâng cao hiệu quả sản xuất và đảm bảo đáp ứng tốt yêu cầu của ngời tiêu dùng.

Đầu t vào công nghệ chế biến, bảo quản cho phép Tổng công ty tạo ra các sản phẩm có chất lợng cao, có khả năng vận chuyển đi xa. Nh vậy, Tổng công ty có thể tăng đợc khối lợng sản phẩm tiêu thụ, nâng cao năng lực cạnh tranh. Vì vậy, trong thời gian tới Tổng công ty cần tiếp tục đổi mới công nghệ, lắp đặt thêm các thiết bị sản xuất chế biến, cải tiến quy trình sản xuất. Tuy nhiên, để công tác chế biến, bảo quản phát huy hết tác dụng của nó trong việc giảm h hao nguyên liệu, nâng cao năng suất, Tổng công ty phải hết sức quan tâm đến kế hoạch đầu t thông qua các biện pháp sau:

- Thực hiện nâng cấp, mở rộng và hiện đại hoá các nhà máy, xí nghiệp chế biến rau quả hiện có, đồng thời xây dựng một số nhà máy mới có quy mô nhỏ và vừa với công nghệ, thiết bị hiện đại ở các vùng sản xuất nguyên liệu lớn phục vụ xuất khẩu. Bố trí các nhà máy ở trung tâm vùng nguyên liệu để giảm chi phí vận chuyển, bảo đảm sự đồng bộ giữa nhà máy, vùng nguyên liệu và thị trờng tiêu thụ.

- Xây dựng nhà máy chế biến gắn với bảo quản và đa dạng hoá sản phẩm. Đồng thời, các nhà máy này làm trung tâm phát triển công nghiệp chế biến rau quả - thực phẩm, nhằm tận dụng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, nhân lực và tiết kiệm vốn đầu t.

- Thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các chủ thể sản xuất nguyên liệu (ngời nông dân) và chủ thể chế biến nguyên liệu rau quả (các nhà máy chế biến của Tổng công ty). Hay nói cách khác, Tổng công ty cần nghiêm túc thực hiện Quyết định số 80/QĐ - TTg của Thủ tớng Chính phủ ngày 24 tháng 06 năm 2002 về tiêu thụ nông sản hàng hoá qua hợp đồng.

- Hiện đại hoá hệ thống vận chuyển, hệ thống bảo quản sau thu hoạch nhằm giảm tổn thất trung bình xuống 15%.

- Tận dụng tối đa công suất máy móc thiết bị, tăng cờng công tác kiểm tra kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao chất lợng, hạ giá thành sản phẩm.

- Đặc biệt chú ý đầu t về bao bì sản phẩm, bảo đảm mẫu mã đẹp, bảo quản hàng hoá lâu và phù hợp với yêu cầu của từng loại sản phẩm. Xây dựng các nhà máy phụ trợ sản xuất bao bì, vỏ hộp với dây chuyền công nghệ hiện đại để hạn chế nhập khẩu với giá cao. Đồng thời, thực hiện công tác nhãn hiệu theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg của Thủ tớng Chính phủ.

Tóm lại, đầu t cho công nghệ chế biến, bảo quản rau quả phục vụ xuất khẩu là việc làm thiết thực để tạo ra sản phẩm có chất lợng cao với giá thành hạ song Tổng công ty cũng cần đón đầu nhu cầu của thị trờng. Tổng công ty nên chú ý vào đầu t vào công nghệ bảo quản sản phẩm tơi và chế biến sản phẩm sạch, tiệt trùng để nâng cao giá trị các mặt hàng rau quả xuất khẩu trong thời gian tới.

1.2. Đầu t phát triển công nghệ vi sinh:

Những yếu tố ảnh hởng đến chất lợng thì có nhiều, song sau cuộc cách mạng về gien, ngời ta không thể chối cãi đợc rằng giống là một yếu tố quan trọng để duy trì, bảo tồn những mặt hàng truyền thống, mang tính chất đặc sản có chất lợng cao.

Để cây trồng có chất lợng tốt, năng suất cao Tổng công ty cần phải kết hợp các nguyên tắc chọn giống sau:

- Ưu tiên đầu t cho việc tuyển chọn các loại giống truyền thống mang tính đặc sản có năng suất cao của từng địa phơng, lập quỹ gien phục vụ cho các vùng chuyên canh xuất khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu của những thị trờng khó tính.

- Rút ngắn thời gian nghiên cứu, mạnh dạn đầu t cho công tác thực nghiệm khoa học về giống rau quả, tiến tới áp dụng đại trà. Mặt khác đẩy mạnh công tác khuyến nông, nhanh chóng giao công nghệ cho nông dân.

- Kết hợp với việc sử dụng các loại giống cây trồng trong nớc đã thuần chủng với việc nhập khẩu các loại giống rau quả của thế giới có chất lợng cao, trực tiếp áp dụng, hoặc lai tạo, cho những giống cây trồng mới phù hợp với điều kiện của Việt Nam, đáp ứng đợc nhu cầu của thị trờng thế giới.

- Hình thành một cách đồng bộ, hoạt động có hiêu quả các cơ sở nhân giống phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu và thổ nhỡng kết hợp với công tác bảo vệ cây trồng ở các địa phơng.

- Bên cạnh việc nghiên cứu lựa chọn giống, cần hợp tác với nớc ngoài dới nhiều hình thức nh: gia công xuất khẩu, hợp tác liên doanh, hình thành các khu công nghiệp tập trung... để tạo ra sự chuyển giao về giống từ các nớc vào Việt Nam, tranh thủ đợc các phát minh mới, những bí quyết kỹ thuật về khoa học kỹ thuật nông nghiệp, đặc biệt về giống.

Một kinh nghiệm thực tế cho thấy rất rõ là, tại Việt Nam, năng suất cây trồng cao thì lợng phân bón, thuốc trừ sâu hoá học sử dụng càng nhiều. Điều này đồng nghĩa với hiện tợng môi trờng sinh thái đã và đang bị phá vỡ, quyền lợi ngời tiêu dùng đang bị vi phạm, an toàn thực phẩm đang bị đe doạ.

Chính vì vậy, việc tăng cờng sử dụng phân vi sinh và thuốc bảo vệ thực vật dới dạng vi sinh là vô cùng quan trọng không những đối với tiêu dùng trong nớc mà còn có ý nghĩa nhằm đẩy mạnh xuất khẩu vì những nớc phát triển nh Mỹ, EU, Nhật Bản có những quy định kỹ thuật rất ngặt nghèo về thành phần hoá học của sản phẩm rau quả.

1.3. Hoàn thiện khâu thu gom hàng:

Một trong những nguyên nhân làm cho mặt hàng rau quả của Tổng công ty không đủ sức cạnh tranh về giá so với các mặt hàng cùng loại xuất xứ từ các nớc xuất khẩu khác là do khâu thu mua hàng cha hợp lý, có nhiều chi phí phát sinh đẩy giá bán lên cao.Vì vậy, trong thời gian tới, Tổng công ty cần tiếp tục hoàn thiện khâu thu gom hàng theo hớng giảm thiểu các chi phí không cần thiết. Tổng công ty cần có các đơn vụ tiến hành thu mua trực tiếp tại các đơn vị sản xuất, tránh thông qua trung gian để giảm chi phí. Với các đơn vị có truyền thống có khả năng cung ứng một lợng nguyên liệu lớn và thờng xuyên cho Tổng công ty thì Tổng công ty có thể đặt một bộ phận chuyên trách nh thiết lập đại lý, văn phòng đại diện để đảm bảo công tác thu gom diễn ra thuân lợi. Ngoài ra, Tổng công ty vẫn phải hình thành một bộ phận với chức năng di động để tìm nguồn hàng trong dân khi có nhu cầu đột xuất. Trong trờng hợp nguồn hàng ở xa, Tổng công ty nên có các biện pháp thu gom, bảo quản, chế biến và nghiệm thu chất lợng để xuất thẳng sang thị trờng có hợp đồng đã đợc ký kết, tránh vận chuyển vòng vèo, vừa phát sinh chi phí, vừa là giảm chất lợng hàng hoá.

Nh vậy, hoàn thiện khâu thu gom hàng sẽ giúp Tổng công ty tiết kiệm đ- ợc chi phí, hạ giá thành sản phẩm và giúp cho Tổng công ty có nguồn hàng ổn định, cung ứng đủ nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất chế biến hoạt động.

1.4. Chú trọng công tác tổ chức, đào tạo bồi dỡng và quy hoạch cán bộ:

Công tác đào tạo, quy hoạch cán bộ cần đặt lên hàng đầu đặc biệt trong giai đoạn hiện nay để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Để làm tốt công tác cán bộ, Tổng công ty yêu cầu các đơn vị thành viên rà soát lại đội ngũ cán bộ, bố trí sắp xếp hợp lý để cán bộ phát huy hết năng lực. Đồng thời, Tổng công ty cần có kế hoạch đào tạo ngắn hạn và dài hạn cho cán bộ để nâng cao trình độ nghiệp vụ, đặc biệt là nghiệp vụ xuất nhập khẩu.Tiến hành đào tạo cho đội ngũ kỹ thuật viên có năng lực để kiểm tra, giám định hàng hoá, đảm bảo chất lợng hàng hoá theo đúng yêu cầu tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, Tổng công ty cũng đặc biệt chú ý đào tạo cán bộ cho các đơn vị chế biến, cấp kinh phí cho việc đa cán bộ ra nớc ngoài tham quan khảo sát, tìm hiểu về thị trờng và công nghệ chế biến tiên tiến của các nớc phát triển, tham gia hội chợ triển lãm, hội thảo thơng mại...

2. Đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu, nâng cao chất lợng mặt hàng rau quả trên thị trờng:

2.1. Đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu:

Do thị trờng rau quả thế giới có quá nhiều bất trắc, khó lờng, sẽ là quá rủi ro nếu Tổng công ty chỉ tập trung vào một số ít rau quả xuất khẩu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xuất phát từ yêu cầu nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh, việc cải tiến chất lợng sản phẩm, đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh là một nhân tố quyết định để Tổng công ty kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm. Đồng thời, đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu có thể giúp Tổng công ty có thể thâm nhập đợc vào nhiều thị trờng khác nhau và có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của ngời tiêu dùng.

Nhìn chung hiện nay mặt hàng xuất khẩu của Tổng công ty cũng khá đa dạng. Tuy nhiên, Tổng công ty vẫn phải tiếp tục đa dạng hoá sản phẩm về chủng loại, kích cỡ bao bì cho phù hợp với từng thị trờng nớc ngoài. Cụ thể là Tổng công ty cần phải đa dạng hoá các sản phẩm rau quả chế biến (bảo quản

lạnh và đông lạnh, đóng hộp, sấy khô, muối chua, muối mặn, dầm dấm, cô đặc, nghiền ép,...). Đồng thời bổ sung vào danh mục rau quả tơi xuất khẩu các mặt hàng mới nh: bí đỏ vỏ xanh, khoai mỡ trắng, da bao tử,...

Mặc dù khi tham gia kinh doanh, một mặt các doanh nghiệp có chính sách đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu nhng mặt khác các doanh nghiệp vẫn phải có chính sách xây dựng những mặt hàng chủ lực - những con chủ bài của nền Ngoại thơng. Vì vậy, Tổng công ty cần tập trung khai thác thế mạnh của những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, mũi nhọn là rau quả hộp và rau quả sấy muối: dứa hộp, vải hộp, chôm chôm hộp, nớc quả và nớc quả cô đặc, mít sấy khô, mứt quả, Puree và đu đủ, lạc tiên, xoài, ổi; các sản phẩm chế biến từ măng, nấm.

2.2. Nâng cao chất lợng các mặt hàng rau quả xuất khẩu:

Bớc sang cơ chế thị trờng, chất lợng trở thành yếu tố vô cùng quan trọng để tồn tại và cạnh tranh. Chất lợng là mục tiêu quan trọng nhất của các nhà sản xuất, bởi vì chất lợng là lợi nhuận, là hiệu quả kinh tế. Chất lợng biểu thị uy tín đối với khách hàng, là lơng tâm của ngời sản xuất, là biểu thị trình độ kỹ thuật và trình độ quản lý của doanh nghiệp.

Để nâng cao chất lợng sản phẩm, Tổng công ty cần phải:

- Tổng công ty cần nhập khẩu đầu t giống tốt để đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào có chất lợng.

- Nâng cấp, mở rộng các nhà máy, hiện đại hoá các dây chuyền công nghệ sản xuất các mặt hàng rau quả chế biến xuất khẩu.

- Liên doanh, liên kết với các công ty có uy tín của nớc ngoài để tổ chức sản xuất, chế biến các loại rau quả có giá trị xuất khẩu cao. Đồng thời, học hỏi kinh nghiệm sản xuất và kinh nghiệm quản lý.

- áp dụng hệ thống quản lý chất lợng tổng thể TQM (Total Quality Management), ISO 9000, HACCP, SSOP, CODEX, EU, TCVN, TCN.

- Chú trọng công tác bảo quản sau thu hoạch.

- Cải tiến bao bì của sản phẩm. Đa dạng hoá bao bì đóng gói: hộp sắt, lọ thuỷ tinh, hộp nhựa, các tông...

- Tăng cờng công tác kiểm tra chất lợng hàng hoá, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

3. Đẩy mạnh công tác thị trờng và hoạt động xúc tiến thơng mại:

3.1. Công tác thị trờng:

Thị trờng rau quả xuất khẩu có nhiều biến động do các đặc tính riêng biệt của nhóm hàng đòi hỏi công tác nghiên cứu thị trờng cần phải đợc đặc biệt chú trọng.

Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động hoạt động kinh doanh cũng cần có những thị trờng ổn định để duy trì và phát triển công việc kinh doanh của mình. Muốn vậy, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cần phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trờng. Nghiên cứu thị trờng là một công việc rất quan trọng và cần thiết vì nó giúp doanh nghiệp tìm hiểu đợc tình hình cung cầu, giá cả, chính sách của Chính phủ nớc nhập khẩu, đối thủ cạnh tranh, thị hiếu của ngời tiêu dùng... Từ đó, Tổng công ty sẽ lựa chọn phơng thức kinh doanh, đối tợng giao dịch và chính sách giá hợp lý sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

Là một doanh nghiệp xuất khẩu rau quả, Tổng công ty cần đặc biệt chú trọng công tác nghiên cứu thị trờng bởi vì rau quả là mặt hàng mang tính thời vụ, giá cả lên xuống thất thờng. Tổng công ty cần đầu t kinh phí, công nghệ, nhân lực vào công tác nghiên cứu thị trờng; thu thập thông tin thị trờng thông qua báo chí trong nớc và nớc ngoài, tài liệu, tạp chí thơng mại quốc tế, Internet. Tổng công ty nên thờng xuyên tổ chức các đoàn đi công tác, tham quan, khảo sát, tham gia hội thảo, hội chợ để học tập kinh nghiệm của nớc ngoài, giới thiệu sản phẩm và khảo sát thị trờng nớc ngoài có nhiều tiềm năng. Bên cạnh đó, củng cố mạng thông tin, tăng cờng đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm

công tác thị trờng, khai thác thông tin phục vụ sản xuất kinh doanh của từng đơn vị.

Ngoài ra, cần có quan hệ mật thiết với các cơ quan chủ quản là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ thơng mại, Sở thơng mại và các cơ quan khác nh Hải quan, Phòng thơng mại và công nghiệp, Ngân hàng, Tổng cục

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu rau quả của tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - Đỗ Thị Tuyết Nhung (Trang 72)