Quy hoạch các vùng chuyên canh rau quả phục vụ xuất

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu rau quả của tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - Đỗ Thị Tuyết Nhung (Trang 83 - 85)

III. Kiến nghị với Nhà nớc

2.Quy hoạch các vùng chuyên canh rau quả phục vụ xuất

Nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất khẩu của Tổng công ty còn rất thiếu, không ổn định, phí thu gom cao làm cho giá thành sản phẩm của Tổng công ty tăng lên. Trong sản xuất và chế biến, chất lợng của nguyên liệu đóng vai trò quan trọng bởi vì muốn tạo ra những sản phẩm có chất lợng cao thì phải có nguyên liệu đầu vào tốt.

Để đảm bảo khối lợng, chất lợng rau quả xuất khẩu, thực hiện tốt hợp đồng đã ký, đề nghị Nhà nớc quy hoạch các vùng rau chuyên canh rau quả theo hớng sản xuất hàng hoá, với kỹ thuật tiên tiến, đợc thu hoạch, xử lý, bảo quản, chế biến theo tiêu chuẩn quốc tế, không đơn thuần chỉ dựa vào việc thu gom từ các vờn của hộ gia đình. Hớng quy hoạch nh sau:

- Quy hoạch vùng sản xuất rau tập trung chuyên canh xuất khẩu gần các nhà máy chế biến, gần đờng giao thông, thuận tiện cho khâu vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm đến nơi tập trung phục vụ xuất khẩu.

+ Quy hoạch vùng rau chuyên canh phục vụ xuất khẩu ở Đồng bằng sông Hồng, tổng diện tích trên 20.000 ha, với các mặt hàng nh da chuột, khoai tây, cải bắp và cà chua.

+ Quy hoạch vùng rau ôn đới ở Đà Lạt (Lâm Đồng) với các sản phẩm: khoai tây, cải bắp chùm, cải bắp tím, súp lơ, ngô rau, cần tỏi tây, su su, su hào... Thời gian thu hoạch từ 3 - 7 tháng, cung cấp cho các khách sạn, các bếp ăn của ngoại giao đoàn ở thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, các tàu biển vào ăn hàng, có thể bán thu ngoại tệ mạnh (xuất khẩu tại chỗ).

- Quy hoạch các vùng quả tập trung phục vụ cho xuất khẩu: Để chủ động nguồn nguyên liệu đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, đề nghị Nhà nớc xây dựng và quy hoạch các vùng chuyên canh cung cấp quả chất lợng cao cho xuất khẩu (tham khảo phụ lục...)

+ Vùng đồng bằng sông Hồng: mở rộng diện tích trồng cây ăn quả trên vùng đất trống đồi trọc, phù hợp với cây dài ngày (cây vải); chuyển một số đất ruộng lúa chân cao, có khả năng tới tiêu sang trồng cây ăn quả, chủ yếu trồng chuối xuất khẩu quả tơi (với giống cấy mô) khoảng 40.000 ha.

+ Vùng đồng bằng sông Cửu Long: không mở rộng diện tích, chủ yếu tập trung thâm canh và cải tạo vờn tạp quy mô hộ gia đình theo hớng trồng các loại cây ăn quả phục vụ xuất khẩu nh chuối, xoài, nhãn, dứa,...

+ Vùng Đông Nam Bộ: thu hẹp diện tích chuối (chuối sứ) do không có thị trờng xuất khẩu chuối sấy khô, mở rộng diện tích chuyên canh các loại cây ăn quả có nhu cầu xuất khẩu nh chôm chôm, măng cụt, sầu riêng.

Việc quy hoạch vùng trồng rau, cây ăn trái còn cho phép khai thác một cách hợp lý lợi thế so sánh của nông nghiệp. Mặt khác, việc quy hoạch còn cho phép nâng cao hiệu quả khai thác cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các nhà máy chế biến bố trí theo các vùng chuyên canh này. Đây là một việc làm đúng đắn đòi hỏi sự chung sức, chung lòng của Nhà nớc, các Bộ các ngành, Tổng công ty và nhân dân. Đặc biệt, Nhà nớc cần có tầm nhìn đầy đủ để đảm bảo quy hoạch

đồng bộ giữa nhà máy chế biến, vùng nguyên liệu, thị trờng tiêu thụ mang lại lợi ích toàn diện, lâu dài.

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu rau quả của tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - Đỗ Thị Tuyết Nhung (Trang 83 - 85)