Hỗ trợ về mặt tài chính và tín dụng để phát triển sản xuất và

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu rau quả của tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - Đỗ Thị Tuyết Nhung (Trang 85 - 88)

III. Kiến nghị với Nhà nớc

3.Hỗ trợ về mặt tài chính và tín dụng để phát triển sản xuất và

rau quả:

Do đặc điểm riêng biệt của nhóm hàng rau quả là sản phẩm có tính thời vụ và hơn nữa sản lợng lại phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tự nhiên, khí hậu nên đây là nhóm hàng có tính rủi ro cao, cần có sự hỗ trợ từ phía Nhà nớc về mặt tài chính, tín dụng.

3.1. Chính sách thuế:

Hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu rau quả thờng phải chịu sự điều chỉnh trực tiếp của các loại thuế nh: thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu... Việc tính thuế và thu thuế hiện nay còn rất nhiều bất cập, xảy ra tình trạng thu thuế trùng lặp, chồng chéo. Vì vậy, Nhà nớc nên có chính sách thu thuế rõ ràng, thống nhất nhằm chất khuyến khích sản xuất và xuất khẩu rau quả.

* Thuế sử dụng đất nông nghiệp: Nhà nớc nên quy định nộp thuế thu theo hạng đất và sự biến động của giá cả thị trờng, với mục tiêu điều tiết để xây dựng giá bảo hiểm cho sản xuất khi giá cả rau quả trên thị trờng thế giới xuống thấp. Đối với vùng đất trống đồi núi trọc thì nên có sự miễn giảm thuế hơn nữa để khuyến khích ngời sản xuất mở rộng diện tích này, cụ thể là sau 3 - 5 năm kể từ khi diện tích đợc đa vào khai thác thì mới thu thuế.

* Thuế nhập khẩu: Đề nghị Nhà nớc thực hiện chế độ miến thuế nhập khẩu các loại t liệu sản xuất (máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ...) quan trọng để tạo ra sức chuyển biến mới cho những mặt hàng rau quả xuất khẩu chủ yếu.

* Thuế giá trị gia tăng: Để khuyến khích xuất khẩu rau quả, đề nghị Nhà nớc áp dụng mức thuế giá trị gia tăng đối với ngành sản xuất và xuất khẩu rau quả ở mức 0%.

3.2. Chính sách áp dụng tỉ giá hối đoái linh hoạt:

Chính sách áp dụng tỷ giá hối đoái linh hoạt là một một những công cụ điều tiết và hỗ trợ tốt nhất của Nhà nớc

Tỷ giá hối đoái thay đổi có ảnh hởng lớn đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng hoá. Khi đồng nội tệ mất giá so với đồng ngoại tệ sẽ làm cho hàng xuất khẩu trở nên rẻ hơn, có điều kiện cạnh tranh, thâm nhập vào thị trờng nớc ngoài dẫn đến xuất khẩu tăng và ngợc lại. Vì vậy, Chính phủ cần phải khéo léo, linh hoạt trong việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái nhằm khuyến khích xuất khẩu các mặt hàng rau quả sao cho có hiệu quả.

3.3. Chính sách tín dụng và bảo hiểm xuất khẩu:

3.3.1. Chính sách tín dụng:

Để đạt mục tiêu xuất khẩu rau quả, giải quyết vấn đề vốn cho hoạt động kinh doanh là một trong những khó khăn của ngời kinh doanh xuất khẩu, đòi hỏi có sự hỗ trợ của Nhà nớc thông qua chính sách cho vay vốn.

Chính sách cho vay vốn hỗ trợ hoạt động kinh doanh xuất khẩu rau quả cần giải quyết theo hớng sau:

- Đối với ngời sản xuất, căn cứ vào đặc tính thời vụ của từng loại rau quả, đề nghị Nhà nớc tăng cờng nguồn vốn tín dụng đối với các hộ nông dân. Thời hạn cho vay vốn bao gồm cả vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, trong đó:

+ Vốn ngắn hạn, cho ngời dân vay trực tiếp để sản xuất kinh doanh theo từng vụ ngắn hạn (kinh doanh rau vụ đông).

+ Vốn vay trung và dài hạn để đầu t chiều sâu, mua sắm trang thiết bị và cây trồng ăn quả lâu năm. Đối với cây ăn quả xuất khẩu phải sau nhiều năm mới đợc thu hoạch (vải, nhãn, xoài...), đề nghị Nhà nớc cho các hộ trồng cây ăn

quả xuất khẩu lâu năm vay dài hạn trong thời gian 4 - 5 năm, sau khi thu hoạch nông dân sẽ trả dần trong 5 năm tiếp theo. Mức cho vay khoảng 35 - 40% suất đầu t.

Để khuyến khích các hộ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng hớng về xuất khẩu, khai hoang vùng đất trống, đồi núi trọc, đề nghị Nhà nớc cho vay với lãi suất u đãi. Vốn vay trung và dài hạn cần đợc mở rộng việc cung cấp tín dụng bởi các hệ thống tín dụng chính thức với điều kiện thuận lợi.

Hệ thống tín dụng với điều kiện thuận lợi hơn nh Ngân hàng Việt Nam cho ngời nghèo vay là rất cần thiết để bù đắp những thiếu hụt của hệ thống tín dụng hiện nay. Đề nghị Chính phủ đẩy mạnh hơn hệ thống tín dụng này, đặc biệt hớng ngời nghèo nông thôn tham gia trồng rau quả phục vụ xuất khẩu.

- Đối với các dự án trồng cây ăn quả tập trung phục vụ xuất khẩu, đề nghị Nhà nớc áp dụng phơng thức liên doanh, liên kết với nớc ngoài hoặc ngân hàng bảo lãnh cho ngời sản xuất vay vốn trả chậm, lãi suất thấp, thời gian dài.

- Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu rau quả, đề nghị Nhà n- ớc và ngân hàng cho vay vốn với lãi suất thấp khi cần thực hiện các hợp đồng lớn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thu mua rau quả với số lợng lớn vào lúc chính vụ để chế biến, xuất khẩu.

3.3.2. Chính sách bảo hiểm xuất khẩu:

Trong hoạt động xuất khẩu rau quả, có rất nhiều trờng hợp để chiếm lĩnh thị trờng nớc ngoài, các đơn vị kinh doanh phải xuất khẩu theo hình thức bán chịu, trả chậm hoặc dới hình thức tín dụng hàng hoá với lãi suất u đãi đối với ngời mua nớc ngoài. Việc bán hàng nh vậy thờng gặp nhiều rủi ro (rủi ro do nguyên nhân kinh tế hoặc chính trị). Trong trờng hợp đó, để khuyến khích doanh nghiệp mạnh dạn xuất khẩu hàng bằng cách bán chịu, Nhà nớc cần đứng ra bảo hiểm xuất khẩu nhằm đền bù nếu bị mất vốn. Thông thờng tỷ lệ đền bù là 60 - 70%, nhng cũng có trờng hợp là 100%. Tuy nhiên, để các nhà xuất khẩu phải quan tâm đến việc kiểm tra thanh toán của các nhà nhập khẩu và quan tâm

đến việc thu tiền bán hàng sau khi hết thời hạn tín dụng, đề nghị Nhà nớc duy trì tỷ lệ đền bù khoảng 60 - 70%.

Hiện nay ở Việt Nam, Quỹ hỗ trợ xuất khẩu (đợc thành lập ngày 27 tháng 09 năm 1999 theo Quyết định số 195/1999/QĐ - TTg) thực hiện nhiệm vụ bảo hiểm xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhng hoạt động của Quỹ này cha hiệu quả. Đề nghị Nhà nớc cần sớm đa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ này để các doanh nghiệp có thể yên tâm xuất khẩu. Ban hành quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu sử dụng nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ xuất khẩu (Quyết định số 133/2001/QĐ - TTg của Thủ tớng Chính phủ).

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu rau quả của tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - Đỗ Thị Tuyết Nhung (Trang 85 - 88)