0
Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Những khó khăn và tồn tạ

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP TRONG NGOẠI THƯƠNG VÀ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI (Trang 58 -67 )

Trong điều kiện hội nhập kinh tế, Hanosimex cũng phải đơng đầu với những thách thức lớn. Đó là sự gia tăng cạnh tranh ngày càng cao, những yêu

cầu khắt khe về chất lợng và điều kiện giao hàng, cũng nh khả năng tiếp cận với khách hàng nớc ngoài.

- Cạnh tranh trên thị trờng quốc tế:

Ngành dệt may Việt nam tuy có những khởi sắc trong những năm gần đây nhng vẫn còn rất nhỏ bé so với các nớc khác trên thế giới. Thị phần xuất khẩu của chúng ta vẫn còn nhỏ, mặc dù đã vợt qua ngỡng 2 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, nhng so với các nớc khác trong khu vực nh Thái Lan (gấp 3,25 lần), Indonesia (gấp 4 lần) và Trung Quốc (gấp 25 lần) thì con số đó còn rất khiêm tốn. Trên các thị trờng truyền thống, khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt nam dờng nh đã bão hoà. Thị trờng EU chúng ta bị khống chế về hạn ngạch nên giá trị xuất khẩu trong ba năm gần đây cũng chỉ dao động từ 500 đến 600 triệu USD/năm và không có khả năng tăng đáng kể trong thời gian tới. Tại thị trờng Nhật Bản chúng ta gặp phải sự cạnh tranh gay gắt về giá cả của các đối thủ Trung Quốc, chịu sức ép hạn chế nhập khẩu từ các nhà sản xuất Nhật Bản và mức tăng trởng kinh tế thấp. Chính vì vậy, khả năng tăng cờng xuất khẩu vào hai thị trờng này trong thời gian tới là hết sức khó khăn.

Thêm vào đó, việc EU bỏ dần để tiến tới bỏ hẳn hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may từ các nớc WTO là một bất lợi lớn đối với xuất khẩu của hàng dệt may Việt nam vì chúng ta có thể vẫn phải chịu chế độ hạn ngạch do cha gia nhập WTO. Đó là một khó khăn lớn với chúng ta trong việc duy trì thị tr- ờng.

Thực tế trong 3 năm qua, mức xuất khẩu sản phẩm dệt kim của Hanosimex giảm đáng kể, một phần là do thị trờng Nhật Bản- thị trờng chính của công ty- đang có tình trạng suy thoái, mặt khác là do công ty không cạnh tranh nổi về giá cả so với các đối thủ Trung Quốc. Công ty đã bị mất một khách hàng quan trọng, họ cho biết là đã chuyển qua mua của một công ty Trung Quốc với giá cạnh tranh hơn.

Trên thị trờng Mỹ, chúng ta gặp phải sự cạnh tranh của Canada và Mexico- hai nớc xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất vào Mỹ, đợc thuận lợi lớn về vị trí địa lý và u tiên trong quan hệ thơng mại qui định trong hiệp định NAFTA. Chính phủ Mỹ cũng đã tăng cờng u đãi hàng dệt may vùng vịnh Caribe và Châu Phi (phi hạn ngạch và không thuế thu nhập) từ năm 2000, thu hút khá nhiều nhà đầu t và khách đặt hàng Châu á chạy vào khu vực u đãi này. Thị trờng Mỹ là thị trờng mục tiêu của Hanosimex đối với sản phẩm vải Jeans và quần áo dệt kim, do vậy sẽ đối đầu khá vất vả trớc sự cạnh tranh trên thị trờng này.

- Các yêu cầu về chất lợng và điều kiện giao hàng:

Xu hớng tiêu dùng các sản phẩm có chất lợng cao là xu hớng khách quan trên thế giới. Các quốc gia đều đề ra những chỉ tiêu gắt gao nhằm bảo vệ ngời tiêu dùng trong nớc và an ninh quốc gia cũng nh tạo nên một hàng rào bảo hộ sản xuất trong nớc.

Dới đây là qui định của một số nớc bạn hàng quan trọng của Hanosimex:

Qui định của Nhật bản:

+ Qui định về nhãn mác: Các nhãn mác phải minh bạch và cho phép ngời tiêu dùng phân biệt sản phẩm do Nhật bản sản xuất với sản phẩm đợc sản xuất ở n- ớc ngoài. Cấm nhập khẩu các sản phẩm mang nhãn hiệu giả mạo vi phạm nhãn mác thơng mại hoặc quyền sáng chế.

+ Qui định về các chất độc hại: các sản phẩm may mặc có mức độc hại cao hơn mức cho phép sẽ bị cấm bán ở thị trờng Nhật bản.

+ Luật nhãn hiệu chất lợng hàng hoá gia dụng: Đòi hỏi tất cả các sản phẩm quần áo đều phải dán nhãn và ghi rõ thành phần của vải và các biện pháp bảo vệ sản phẩm thích hợp.

Qui định của Mỹ:

+ Qui định về lắp và dán nhãn: Mọi sản phẩm may mặc phải đợc đóng dấu, gắn thẻ lai lịch và gắn nhãn có kèm thông tin về tên gọi tổng quát của sản

phẩm, tỷ lệ trọng lợng các loại sợi cấu thành sản phẩm, tên gọi của nhà sản xuất, tên quốc gia nơi nó đợc chế biến, gia công.

Ví dụ: mẫu nhãn của quần vải pôlieste xuất đi Mỹ có các nội dung nh sau:

Tên gọi tổng quát của sản phẩm: ARIZONA Tỷ lệ sợi: 100% polyester

Tên nhà sản xuất: Hanosimex Tên quốc gia: Việt Nam

+ Qui định về lập hoá đơn: Mọi hoá đơn của các hàng dệt may mặc phải nêu rõ tỷ lệ trọng lợng chi tiết của các loại chỉ sợi cấu thành có mặt trong toàn sản phẩm, cũng nh bản thân tỷ lệ các loại chỉ sợi ở lớp mặt ngoài và lớp lót trong của sản phẩm (không kể các mép viền, cổ tay giả, cổ áo, dây lng và các phần thêm thắt).

+ Các trang phục cấu thành bởi nhiều nguyên liệu, hoá đơn phải nêu rõ tỷ lệ trọng lợng của từng loại vật liệu dệt, không dệt, da, lông thú, nhựa dẻo trong…

món trang phục.

+ Qui chế về tính bắt lửa: Những trang phục dễ cháy sẽ không đợc nhập nếu chúng không đáp ứng đợc tiêu chuẩn về chế độ bắt lửa do FFA (luật về hàng vải có thể cháy) qui định.

+ Báo cáo về mức độ độc hại trong sản phẩm: Các sản phẩm phải đảm bảo mức độ độc hại dới mức qui định.

+ Điều kiện giao hàng: Ngời Mỹ thờng rất khắt khe trong việc giao hàng. Đơn hàng thờng là số lợng lớn, hàng giao chậm trễ thờng bị trả lại. Những thiếu sót trong chứng từ có thể dẫn đến bị qui là gian lận thơng mại. Lỗi này có thể bị các hình phạt rất nghiêm khắc theo pháp luật nớc Mỹ.

Xu hớng đề cao thời hạn giao hàng đang là xu hớng chính không chỉ trên nớc Mỹ mà còn diễn ra trên hầu hết các quốc gia tiên tiến. Thực tế, Hanosimex đã xảy ra nhiều tranh chấp về thời hạn giao hàng do công ty giao

hàng chậm và thờng phải giao số hàng chậm này bằng đờng không, làm tăng thêm chi phí cho công ty. Trong nhiều trờng hợp giao hàng chậm, công ty có thể thoả thuận đợc thời gian giao hàng với khách. Do vậy, trong thời gian tới công ty cần có những cải tiến trong việc quản lý tiến độ làm hàng và xuất hàng để tránh những khiếu nại không đáng có về việc giao hàng chậm xảy ra.

- Khả năng tiếp cận với khách hàng nớc ngoài:

Để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu, Hanosimex cần có những khách hàng mới. Mặc dù vậy, do Việt nam là nớc tham gia buôn bán muộn hơn so với các nớc khác, nên các công ty Châu Âu và Mỹ thờng là đã đặt văn phòng tại Hồng Kông, Đài Loan. Từ đây họ dễ dàng buôn bán với Trung Quốc mà ít quan tâm đến Việt nam. Thêm vào đó, họ có xu hớng hợp tác với nhà sản xuất và không muốn đổi đối tác để bắt đầu lại từ đầu. Hoạt động tiếp thị của chúng ta lại còn hạn chế, do vậy khả năng tiếp cận và thiết lập quan hệ thơng mại của chúng ta có nhiều khó khăn.

Về phía môi trờng ngành, công ty cũng gặp phải một số khó khăn tiêu biểu nh :

- Các khách hàng nắm vững hoạt động sản xuất kinh doanh và có khả năng đàm phán lớn, công ty phụ thuộc vào một vài khách hàng.

Tất cả các khách hàng của Hanosimex đều là các công ty thơng mại. Họ thờng buôn bán với Hanosimex thông qua các đơn đặt hàng với số lợng lớn nhằm tiêu thụ trên thị trờng nớc họ (các khách hàng EU, Nhật Bản) hoặc tái xuất sang nớc thứ ba (các khách hàng Hồng Kông, Đài Loan thờng mua hàng của công ty rồi bán sang thị trờng EU hoặc thị trờng Mỹ). Do các khách hàng đều là khách mua buôn lớn nên họ có hệ thống kiểm tra chất lợng chặt chẽ và đặc biệt quan tâm đến giá cả, do vậy khả năng thơng lợng của họ tơng đối lớn. Các khách hàng quan trọng thờng cử nhân viên trực tiếp đến theo dõi và đôn đốc việc làm hàng và giao hàng. Một trong những đối tác quan trọng của Hanosimex là Golden Wheat đã đặt văn phòng đại diện tại công ty. Họ am

hiểu rất rõ về công ty, do vậy họ nắm vững hoạt động sản xuất kinh doanh, nắm vững cơ cấu giá thành và có khả năng ép giá công ty trong giai đoạn khó khăn nhất định.

- Chỉ có ít nhà cung ứng đáp ứng đợc các tiêu chuẩn chất lợng của Hanosimex nh các nhà cung ứng từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Indonesia, Singapo, Thuỵ Điển , do đó trong những tr… ờng hợp nhất định công ty có thể quá phụ thuộc vào nhà cung ứng và bị giảm u thế trong việc đàm phán, thơng lợng khi mua hàng.

- Các đối thủ cạnh tranh đang mạnh dần lên. Đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của Hanosimex hiện nay là các công ty Trung Quốc cả trên thị trờng xuất khẩu lẫn thị trờng nội địa. Sở dĩ nh vậy là do:

+ Họ có nguồn cung ứng nguyên vật liệu tại chỗ. Ngành trồng bông và kéo sợi của Trung Quốc rất phát triển đủ để cung ứng cho hoạt động sản xuất trong nớc và xuất khẩu. Do vậy, giá thành sản phẩm của Trung Quốc rất thấp, thờng chỉ chiếm khoảng 70% giá thành Việt nam.

+ Trung Quốc có cơ sở hạ tầng phát triển, chi phí cho các dịch vụ cung ứng khá rẻ là một yếu tố làm hạ giá thành sản phẩm.

+ Đội ngũ lao động đợc đào tạo tốt, có tay nghề nên năng suất lao động cao, sản phẩm tạo thành có chất lợng.

+ Máy móc thiết bị của họ hiện đại, có đội ngũ thiết kế cho phép Trung Quốc sản xuất đợc các sản phẩm cao cấp với mẫu mã phong phú, đa dạng. + Có hệ thống kênh phân phối tại nớc ngoài do công đồng ngời Trung Quốc tạo nên.

Trong nớc, Hanosimex cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ phía các công ty trong cùng ngành. Trên thị trờng miền Bắc có dệt 8-3, dệt Nam Định, dệt kim Đông Xuân, may Thăng Long, may Đức Giang, may Chiến Thắng , tại miền Nam có dệt may Thành Công, dệt Việt Thắng, dệt may…

Hanosimex là do họ tích cực xây dựng chơng trình tiếp thị sản phẩm, thờng xuyên thiết kế mẫu mới đáp ứng nhu cầu, thị hiếu luôn thay đổi của khách hàng.

Với những khó khăn nh trên, sản phẩm của Hanosimex làm ra đòi hỏi phải có chất lợng cao, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, hàng hoá phải đợc sản xuất kịp thời và giao đúng hạn. Do khả năng của công ty cha thể đáp ứng đợc hoàn toàn những đòi hỏi đó (do trình độ tay nghề của công nhân cha cao dẫn đến năng suất lao động thấp, do nhà xởng thiết bị của tất cả các nhà máy có tuổi đời bình quân khá cao từ 10 đến 12 năm, quá trình đổi mới thiết bị còn chậm ), đồng thời khách hàng của công ty lại th… ờng ở những nớc phát triển t- ơng đối mạnh nh Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ , có những tiêu chuẩn…

khắt khe về chất lợng nên việc khiếu nại của khách là không thể tránh khỏi. Sau đây là một ví dụ về tranh chấp về chất lợng sản phẩm xảy ra do lỗi của máy móc thiết bị:

Ngày 14-3-2002, công ty dệt may Hà nội ký hợp đồng số 02/HSM- SW/02 bán cho công ty thơng mại SUNGWON của Hàn Quốc sợi T/C 65/35 chỉ số 38/1 chải kĩ, chuốt sáp cho dệt kim với số lợng là 106.596 kg (5 công- ten-nơ 40 feet), đơn giá là 312 USD/Bale (tơng đơng 1,7196 USD/kg).

Hanosimex đã giao hàng trong các ngày 17/4 , 24/4 , 8/5 và ngày 18/5 năm 2002.

Ngày 20-7-2002, khách hàng SUNGWON gửi th khiếu nại về chất lợng sợi Hanosimex đã giao. SUNGWON cho rằng do chất lợng đánh ống sợi cha tốt nên sợi bị rối và nhiễm bẩn. SUNGWON đã bán lại lô hàng trên cho bên thứ ba là D & H Enterprise. Khi D & H Enterprise đa số sợi trên vào nhuộm và dệt thành vải thì bị thiếu sợi, chất lợng vải dệt ra không tốt, hiệu suất thấp. Vì vậy, D & H Enterprise đòi bồi thờng số sợi thiếu là 3.000 kg (tơng đơng 5.119 USD). SUNGWON yêu cầu Hanosimex xem xét và giải quyết.

Ngày 10-8-2002, SUNGWON lại tiếp tục gửi th nhắc nhở về khiếu nại trên.

Công ty dệt may Hà nội đã xem xét khiếu nại và cân nhắc tính toán về khả năng đáp ứng đòi hỏi của công ty SUNGWON, nhng cho đến nay tranh chấp này vẫn cha đợc giải quyết.

Các tranh chấp trong ngoại thơng của công ty dệt may Hà nội sớm hay muộn đều đợc giải quyết ổn thoả nhng cũng gây không ít phiền toái cho công ty và ảnh hởng đến quá trình kinh doanh của công ty. Những chi phí mà Hanosimex phải bỏ ra để giải quyết tranh chấp là không quá nhiều nếu chỉ tính trên một vụ, nhng thực tế tranh chấp xảy ra thờng xuyên, liên tục nên tổng chi phí bỏ ra là rất lớn, làm giảm đi đáng kể lợi nhuận của công ty, thậm chí có những hợp đồng Hanosimex hầu nh không còn lãi nh vụ kim gẫy có lẫn trong áo đã trình bày ở trên.

Một điều đáng tiếc là có không ít những tranh xuất phát từ những sơ xuất không đáng có của công ty. Ta có thể kể ra đây một ví dụ nh sau:

Theo hợp đồng số 03/HSM-CRT/02, công ty dệt may Hà nội bán cho công ty CHERRITEX của Đài Loan sợi cotton 32 chải thô, thanh toán bằng L/ C không huỷ ngang trả tiền ngay.

Sau khi nhận hàng, ngày 25-9-2002 khách hàng CHERRITEX gửi th khiếu nại Hanosimex nh sau: theo nh phiếu đóng gói thì 395 hộp cát tông nặng 19.103 kg nên tổng trọng lợng của một hộp cát tông là khoảng 48,36 kg, nhng thực tế CHERRITEX kiểm tra thấy rằng tổng trọng lợng của một hộp cát tông ghi trên vỏ hộp là 49,5 kg. CHERRITEX muốn Hanosimex giải thích về việc này, nói rõ đâu là tổng trọng lợng thực tế của một hộp cát tông để tránh tranh chấp xảy ra giữa CHERRITEX với khách mua lại hàng của CHERRITEX.

Hanosimex ngay lập tức đã tiến hành kiểm tra và phát hiện ra rằng lỗi là do công ty tính tổng trọng lợng của một hộp cát tông bị sai nên đã ghi sai trên

vỏ hộp, tuy nhiên trọng lợng tịnh của mỗi hộp cát tông ghi trên vỏ hộp là 45,36 kg là chính xác, có nghĩa là hàng đợc giao đủ. Sau đó, công ty đã gửi thông báo này cho khách hàng CHERRITEX.

Nh vậy, chỉ một sơ xuất nhỏ của khâu tính toán cũng dẫn đến tranh chấp xảy ra dù tranh chấp này không có gì là nghiêm trọng, những khách hàng dễ tính thì có thể bỏ qua chi tiết này. Tuy nhiên, mỗi một tranh chấp ít hay nhiều đều có ảnh hởng đến uy tín của công ty. Vì vậy, Hanosimex cần phải chú trọng hơn nữa đến các khâu của quá trình làm hàng xuất khẩu để tránh lặp lại tình huống nh trên.

Từ việc nghiên cứu thực tiễn các tranh chấp trong ngoại thơng và việc giải quyết tranh chấp tại Công ty Dệt may Hà nội, chúng ta nhận thấy rằng các tranh chấp xảy ra một cách thờng xuyên trong hoạt động ngoại thơng. Tuỳ từng vụ tranh chấp mà ta lựa chọn phơng pháp giải quyết thích hợp, tuy nhiên các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và Công ty Dệt may Hà nội nói riêng luôn cố gắng giải quyết tranh chấp bằng con đờng khiếu nại. Bản thân Công ty Dệt may Hà nội đã giải quyết thành công nhiều vụ tranh

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP TRONG NGOẠI THƯƠNG VÀ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI (Trang 58 -67 )

×