Củng cố hoà bình, ổn định an ninh chính trị trong khu vực

Một phần của tài liệu Triển vọng khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (Trang 75 - 78)

II. Những kiến nghị đối với sự phát triển của ACFTA

8.Củng cố hoà bình, ổn định an ninh chính trị trong khu vực

Mặc dù chính phủ Trung Quốc và các nớc ASEAN đã có những nỗ lực trong việc giải quyết những vấn đề về an ninh, chính trị giữa hai bên song hiện nay vẫn còn tồn tại những vấn đề về tranh chấp hải đảo, vùng biển, lãnh thổ, biên giới do lịch sử… để lại cần giải quyết. Ngoài ra, vấn đề chính trị ở một số nớc ASEAN nh Inđônêxia, Philipin, Campuchia cũng diễn ra rất phức tạp, đặc biệt sự hiểm hoạ của chủ nghĩa khủng bố đối với toàn thế giới từ sau sự kiện 11/9 ở Mỹ và một số sự kiện diễn ra gần đây ở những nớc ASEAN nh Inđônêxia, Philipin đã trở thành mối đe doạ đối với an ninh chung của ASEAN nói riêng và của toàn khu vực ACFTA nói chung.

Vì vậy, Trung Quốc và các nớc ASEAN một mặt cần nỗ lực tìm hớng giải quyết triệt để những mâu thuẫn chính trị đang tồn tại giữa hai bên, mặt khác cần hợp tác để bảo vệ an ninh chính trị của mỗi nớc và toàn khu vực, hợp lực chống chủ nghĩa

khủng bố và các lực lợng phản động khác để duy trì hoà bình, ổn định chung trong khu vực, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác kinh tế thơng mại phát triển.

Kết luận

Chỉ trong thời gian rất ngắn là một năm, Trung Quốc và ASEAN đã đi đến quyết định chính thức về việc thành lập ACFTA. Đây chính là một bớc nhảy vọt về chất trong quan hệ giữa hai bên và cũng là một quyết định mang tính lịch sử mà hai bên đã đa ra để tìm kiếm những cơ hội phát triển mới. Khu vực mậu dịch tự do này ra đời sẽ hứa hẹn nhiều lợi ích thiết thực đối với các nớc thành viên. Mặc dù giữa ASEAN và Trung Quốc hiện nay đang tồn tại nhiều yếu tố cạnh tranh về kinh tế, đây là một thách thức lớn song cũng lại là một động lực để phát triển - cạnh tranh chính là một trong những nhân tố quan trọng để đạt đợc hiệu quả cao. Mặt khác, tuy có nhiều điểm tơng đồng nhng các nớc ASEAN và Trung Quốc hoàn toàn vẫn có thể tìm thấy nhiều d địa trong hợp tác để phát triển nền kinh tế của mỗi bên.

ACFTA là một mô hình hợp tác đúng đắn và thích hợp đối với cả hai bên. Nếu hai bên cùng nỗ lực thực hiện những cam kết nh đã nêu trong Hiệp định khung, đồng thời có những biện pháp khả thi để cụ thể hoá và tiến hành những nội dung hợp tác trong Hiệp định này, chắc chắn ACFTA sẽ là một cơ chế hợp tác có hiệu quả giữa hai bên. Trong tơng lai, khu mậu dịch tự do với hơn 1,8 tỉ ngời tiêu dùng này sẽ có thể là một mẫu hình mới về hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa các nớc đang phát triển, đồng thời cũng là tiên phong đối với sự liên kết giữa các nớc Đông á.

Trong khuôn khổ thời gian và quy mô hạn chế, khoá luận này chỉ đề cập một số vấn đề liên quan trực tiếp đến ACFTA nh những nhân tố thúc đẩy quyết định thành lập ACFTA, những cơ hội và thách thức của ACFTA đối với hai bên Trung Quốc và ASEAN nói chung và một số kiến nghị đối với sự phát triển của ACFTA. Ngoài ra còn một số vấn đề khác liên quan tới đề tài em cha có dịp bàn đến nh cơ hội và thách thức của ACFTA và những biện pháp để tham gia hiệu quả vào khối này đối với từng nớc ASEAN, đặc biệt là đối với Việt Nam. Hi vọng trong tơng lai tới, nếu có điều kiện, em sẽ có thể phát triển đề tài lên mức cao hơn.

Một phần của tài liệu Triển vọng khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (Trang 75 - 78)