Vai trò của ngành thuỷ sản đối với phát triển ĐBSCL vàt ỉnh An

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị cá tra tại tỉnh An Giang (Trang 35)

riêng

Xác định cá Tra, cá Basa là sản phẩm thế mạnh của mình trong việc phát triển, các tỉnh trong vùng đều đã lập dự án riêng của từng tỉnh, trình cho Bộ Thủy sản lập qui hoạch phát triển vùng cho ngành này từ nay đến năm 2010. Bộ Thủy sản vừa phê duyệt chương trình hành động về chất lượng và thương hiệu cá tra, ba sa giai đoạn 2005-2010, trong đó đặt chỉ tiêu sản lượng 1 triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu đạt 800 triệu USD vào năm 2010. Từđó cho thấy vai trò của ngành này trong sự phát triển của vùng ĐBSCL, nhờ những đóng góp to lớn sau:

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Thứ nhất: Tạo ra nguồn nguyên liệu đáng kể phục vụ cho công nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản, một ngành có lợi thế cạnh tranh của nước ta, nâng cao kim ngạch xuất khẩu. Xác định thủy sản là ngành thế mạnh trong nông nghiệp, ngành chủ yếu của vùng ĐBSCL, xuất khẩu thủy sản vừa là thế mạnh, vừa là mũi nhọn phát triển của vùng. Trong đó, cá tra, cá ba sa là ngành chiếm tỷ trọng xuất khẩu thủy sản lớn của các tỉnh vùng ĐBSCL. Nhất là ở các tỉnh An Giang, Đồng tháp và Cần Thơ. Đặc biệt, tỉnh An Giang có tỷ trọng giá trị kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá ba sa chiếm trên 80% trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2005.

Thứ hai: Khai thác tối đa tiềm năng thiên nhiên, lợi thế của vùng cực nam tổ quốc, sử dụng tối ưu, lâu bền tài nguyên thiên nhiên, phù hợp với sự phát triển các ngành kinh tế xã hội của vùng một cách hợp lý. Là vùng có diện tích ao hầm và mặt nước sông ngòi lớn, hệ thống kênh rạch chằng chịt, nhiều diện tích chưa được khai thác, thì nay đã được đưa vào sử dụng ngày càng hiệu quả. Đặc biệt, vùng mặt nước đuôi cồn, trước đây chưa được sử dụng, thì nay trở thành vùng nuôi cá tra cho hiệu quả cao, hoặc hình thức nuôi đăng quầng, cho năng suất cá tra cao hơn nhiều so với nuôi hầm.

Thứ ba: Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi cũng như điều chỉnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, thu hút đầu tư, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập. Là vùng chủ yếu phát triển nông nghiệp, nhiều tỉnh trong vùng chủ yếu chỉ trồng lúa, chăn nuôi kém phát triển, hạ tầng cơ sở yếu kém, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển, hiệu quả thấp, đời sống người nông dân còn gặp nhiều khó khăn. Qua việc mở rộng thị trường xuất khẩu cá tra, cá ba sa, đã kích thích và thúc đẩy năng lực sản xuất, tiêu thụ, chế biến xuất khẩu và dịch vụ. Giải quyết hàng trăm ngàn lao động, hàng vạn hộ nông dân cho vùng ĐBSCL, thu hút đầu tư, nâng cao thu nhập. Thu nhập các hộ gia đình làm nghề nuôi cá thường cao hơn so với trồng cây ăn trái và cây lúa, các hộ gia đình làm mô hình VAC (Vườn ao chuồng) cũng có thu nhập chính là từ nuôi cá.

Thứ tư: Đáp ứng về nhu cầu lương thực, thực phẩm tiêu dùng cho nhân dân, giảm gánh nặng cho ngành khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên vốn đang ngày càng cạn kiệt, bảo vệ môi trường sinh thái. Trong khi chăn nuôi của vùng còn gặp nhiều khó khăn, kém phát triển, việc đánh bắt tự nhiên ngày càng giảm sút, nguồn lợi tự nhiên ngày càng cạn kiệt, việc phát triển nuôi trồng cá tra, cá ba sa đã đóng góp không nhỏ vào khẩu phần thức ăn không chỉ của người dân vùng ĐBSCL mà còn được phổ biến tại nhiều nơi trong nước như TP HCM, Hà Nội và nhiều tỉnh khác.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Chương 3

PHƯƠNG PHÁP LUN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU

3.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ TRONG TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Khái niệm về chuỗi giá trị

Ý tưởng về chuỗi giá trị hoàn toàn mang tính trực giác. Chuỗi giá trị nói đến cả loạt những hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm (hoặc một dịch vụ) từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau đến khi phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng (Kaplinsky 1999, trang 121; Kaplinsky và Morris 2001, trang 4). Tiếp đó, một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi hoạt động để tạo ra tối đa giá trị trong toàn chuỗi. Định nghĩa này có thể giải thích theo nghĩa hẹp hoặc rộng.

Theo nghĩa hẹp một chuỗi giá trị gồm một loạt các hoạt động thực hiện trong một công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Các hoạt động này có thể gồm có: Giai đoạn xây dựng khái niệm và thiết kế, quá trình mua vật tưđầu vào, sản xuất tiếp thị và phân phối, thực hiện các dịch vụ hậu mãi v.v… Tất cả những hoạt động này tạo thành một “chuỗi” kết nối người sản xuất với người tiêu dùng.

Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một phức hợp những hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến, thương nhân, người cung cấp dịch vụ v.v..) để biến một nguyên liệu thô thành phẩm được bán lẻ. Chuỗi giá trị rộng bắt đầu từ hệ thống sản xuất nguyên liệu thô và chuyển dịch theo các mối liên kết với các doanh nghiệp khác trong kinh doanh lắp ráp, chế biến v.v… Cách tiếp cận theo nghĩa rộng không xem xét các hoạt động do một doanh nghiệp duy nhất tiến hành mà nó xem xét cả các mối liên kết ngược và xuôi cho đến khi nguyên liệu thô được sản xuất được kết nối với người tiêu dùng cuối cùng. Khái niệm chuỗi giá trị bao hàm cả các vấn đề về tổ chức và điều phối, các chiến lược và quan hệ quyền lực của những người tham gia khác nhau trong chuỗi.

Mt cách khái quát “Chui giá tr” có nghĩa là…

- Một chuỗi các quá trình sản xuất (các chức năng) từ cung cấp các đầu vào cho một sản phẩm cụ thể tới sản xuất sơ bộ, chế biến, marketing và tiêu thụ cuối cùng

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

và nhà phân phối liên quan đến một sản phẩm cụ thể

- Một mô hình kinh tế trong đó kết nối việc lựa chọn sản phẩm và công nghệ thích hợp với cách thức tổ chức các đối tượng liên quan để tiếp cận thị trường

Có ba lung nghiên cu chính v khái nim chui giá tr:

- Phương pháp filiere

- Khung khái niệm do Porter lập ra (1985)

- Phương pháp toàn cầu do Kaplinsky đề xuất (1999), Gereffi (1994; 1999; 2003), Gereffi và Korzeniewics (1994).

Phương pháp chuỗi giá trị chủ yếu là một công cụ mô tảđể xem xét các tương tác giữa những người tham gia khác nhau. Là một công cụ có tính mô tả, nó có những lợi thế khác nhau ở chổ nó buộc người phân tích phải xem xét cả các khía cạnh vi mô và vĩ mô trong các hoạt động sản xuất và trao đổi. Phân tích trên các cơ sở các hàng hoá có thể cho biết nhiều hơn về cơ cấu tổ chức và chiến lược của những người tham gia khác nhau.

Khung phân tích của Porter

Porter (1985) đã dùng khung phân tích chuỗi giá trịđể đánh giá xem một công ty nên tự định vị mình như thế nào trên thị trường và trong mối quan hệ với các nhà cung cấp, khách hàng và các đối thủ cạnh tranh. Ý tưởng về lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp có thể được tóm tắt như sau: Một công ty có thể cung cấp cho khách hàng một mặt hàng (hoặc dịch vụ) có giá trị tương đương với đối thủ cạnh tranh của mình nhưng với chi phí thấp hơn (chiến lược giảm chi phí) như thế nào? Cách khác là làm thế nào để một doanh nghiệp có thể sản xuất một mặt hàng mà khách hàng muốn mua với giá cao hơn (chiến lược tạo sự khác biệt)?

Trong bối cảnh này, khái niệm chuỗi giá trị được sử dụng như một khung khái niệm mà các doanh nghiệp có thể dùng để tìm ra các nguồn lợi thế cạnh tranh (thực tế và tiềm tàng) của mình. Đặc biệt, Porter lập luận rằng các nguồn lợi thế cạnh tranh không thể tìm ra nếu nhìn vào công ty như một tổng thể. Một công ty cần được phân tách thành một loạt các hoạt động và có thể tìm thấy lợi thế cạnh tranh trong một (hoặc nhiều hơn) những hoạt động đó. Porter phân biệt giữa các hoạt động sơ cấp, trực tiếp góp phần tăng thêm giá trị cho sản xuất hàng hoá (hoặc dịch vụ) và các hoạt động hỗ trợ có ảnh hưởng gián tiếp đến giá trị cuối cùng của sản phẩm. Trong khung phân tích của Porter, khái niệm chuỗi giá trị không trùng với ý tưởng về chuyển đổi vật chất. Porter giới thiệu ý tưởng theo đó tính cạnh tranh của một công ty không chỉ liên quan

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

đến quy trình sản xuất. Tính cạnh tranh của doanh nghiệpcó thể phân tích bằng cách xem chuỗi giá trị bao gồm thiết kế sản phẩm, mua vật tư đầu vào, hậu cần, hậu cần bên ngoài, tiếp thị bán hàng, các dịch vụ hậu mãi và dịch vụ hỗ trợ như lập kế hoạch chiến lược, quản lý nguồn nhân lực, hoạt động nghiên cứu v.v...Do vậy trong khung phân tích của Porter, khái niệm chuỗi giá trị chỉ áp dụng trong kinh doanh. Kết quả là phân tích chuỗi giá trị chủ yếu nhằm hỗ trợ các quyết định quản lý và chiến lược điều hành.

Phương pháp tiếp cận toàn cầu

Gần đây nhất, khái niệm các chuỗi giá trị được áp dụng để phân tích toàn cầu hoá (Gereffi and Korzeniewicz 1994; Kaplinsky 1999). Tài liệu này dùng khung phân tích chuỗi gía trị để tìm hiểu các cách thức mà các công ty và các quốc gia hội nhập toàn cầu và để đánh gía các yếu tố quyết định đến phân phối thu nhập toàn cầu Kaplinsky và Morris (2001) quan sát được rằng trong quá trình toàn cầu hóa khoảng cách thu nhập trong và giữa các nước tăng lên.

Trong khuôn khổ chuỗi giá trị, các mối quan hệ thương mại quốc tế được coi là một phần của các mạng lưới những nhà sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và bán lẻ, trong đó tri thức và quan hệ được phát triển để tiếp cận được các thị trường và các nhà cung cấp. Trong bối cảnh này, sự thành công của các nước đang phát triển và của những người tham gia thị trường ở các nước đang phát triển phụ thuộc vào khả năng tiếp cận các mạng lưới này

Kaplinsky và Morris (2001) nhấn mạnh rằng không có cách nào “đúng” để phân tích chuỗi giá trị; mà phương pháp được chọn chủ yếu dựa vào câu hỏi nghiên cứu đang tìm câu trả lời. Dù sao, bốn khía cạnh phân tích trong chuỗi giá trị nhưđược áp dụng trong nông nghiệp cũng rất đáng lưu ý.

Thứ nhất, ở mức độ cơ bản nhất, một phân tích chuỗi giá trị Lập sơ đồ một cách hệ thông các bên tham gia vào sản xuất, phân phối, tiếp thị và bán một hoặc nhiều sản phẩm cụ thể. Việc lập sơ đồ này đánh giá các đặc điểm của những người tham gia, cơ cấu lãi và chi phí, dòng hàng hoá trong chuỗi, đặc điểm việc làm, khối lượng và điểm đến của hàng hoá được bán trong nước và nước ngoài (Kaplinsky va Morris 2001). Những chi tiết này có thể thu thập được nhờ kết hợp điều tra thực địa, thảo luận nhóm tập trung, PRA, phỏng vấn thông tin và số liệu thứ cấp.

Thứ hai là phân tích chuỗi giá trị có vai trò trung tâm trong việc xác định sự phân phối lợi ích của những người tham gia trong chuỗi. Có nghĩa là, phân tích

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

lợi nhuận và lợi nhuận biên trên một sản phẩm trong chuỗi để xác định ai được hưởng lợi nhờ tham gia chuỗi và những người tham gia nào có thểđược hưởng lợi nhờ được tổ chức và hỗ trợ nhiều hơn. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh của các nước đang phát triển (và đặc biệt là nông nghiệp), với những lo ngại rằng người nghèo nói riêng dể bị tổn thương trước quá trình toàn cầu hoá (Kaplinsky va Morris 2001). Có thể bổ sung phân tích này bằng cách xác định bản chất việc tham gia trong chuỗi để hiểu được các đặc điểm của những người tham gia

Thứ ba, phân tích chuỗi giá trị có thể dùng để xác định vai trò của việc nâng cấp trong chuỗi giá trị. Nâng cấp gồm cải thiện chất lượng và thiết kế sản phẩm giúp nhà sản xuất thu được giá trị cao hơn hoặc đa dạng hoá dòng sản phẩm. Phân tích quá trình nâng cấp gồm đánh giá khả năng sinh lợi của các bên tham gia trong chuỗi cũng như thông tin về các cản trở đang tồn tại, các vấn đề quản trị có vai trò then chốt trong việc xác định những hoạt động nâng cấp đó diễn ra như thế nào?. Ngoài ra cơ cấu của các quy định, rào cản gia nhập, hạn chế thương mại, các tiêu chuẩn có thể tiếp tục tạo nên và ảnh hưởng đến môi trường mà các hoạt động nâng cấp diễn ra

Cuối cùng, phân tích chuỗi giá trị có thể nhấn mạnh vai trò của quản trị trong chuỗi giá trị. Quản trị trong chuỗi giá trị nói đến cơ cấu các mối quan hệ và cơ chế điều phối tồn tại giữa các bên tham gia trong chuỗi giá trị. Quản trị quan trọng từ góc độ chính sách thông qua xác định các sắp xếp về thể chế có thể cần nhắm tới để nâng cao năng lực trong chuỗi giá trị, điều chỉnh các sai lệch về phân phối và tăng giá trị gia tăng trong ngành.

Trong nghiên cứu đề tài này chúng tôi tiếp cận theo Phương pháp tiếp cận toàn cầu.

3.1.2. Phân tích chuỗi giá trị

Để nhận biết về những gì đang diễn ra giữa những người tham gia trong chuỗi, những gì liên kết họ với nhau, những thông tin nào được chia sẻ, quan hệ giữa họ hình thành và phát triển như thế nào, về quản trị, các khía cạnh xã hội và môi trường v.v… trong phân tích chuỗi giá trị. Các công việc chủ yếu trong phân tích chuỗi giá trị là:

Ø Lập bản đồ chuỗi giá trị

Biu đồ chui giá tr cơ bn th hin:

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

• Các nhà vận hành chuỗi giá trị tiến hành các chức năng này (ở cấp vi mô) • Các liên kết kinh doanh theo chiều dọc giữa các nhà vận hành

• Các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ của chuỗi (cấp trung) Ø Phân tích kinh tế chuỗi giá trị

- Giá tr gia tăng (GTGT) được tính bằng cách lấy giá bán trừđi giá mua vào mà chưa trừđi các chi phí tăng thêm của mỗi tác nhân . Theo công thức

GTGT = Giá bán - Giá mua

- Li nhun (LN) hay còn gọi là Giá trị gia tăng thuần được tính bằng cách lấy giá trị gia tăng trừđi các chi phí tăng thêm. Theo công thức

LN = GTGT – chi phí tăng thêm 3.1.3. Chiến lược nâng cấp chuỗi

Thiết kế mt chiến lược nâng cp có hai khía cnh

• Khía cạnh thứ nhất nói về những việc mà các chủ thể cần làm để có năng lực cạnh tranh cao hơn và tạo ra nhiều giá trị gia tăng hơn. Chúng ta gọi là “chiến

lược nâng cấp chuỗi giá trị”

• Khía cạnh thứ hai nói về vai trò của các hỗ trợ viên, có nghĩa là các cơ quan chính phủ và tổ chức phát triển đang thực hiện những dự án phát triển chuỗi và cung cấp hỗ trợ. Chúng ta gọi đây là hỗ trợ việc nâng cấp chuỗi hay “thúc đẩy chuỗi giá trị”

Ø Xác định tầm nhìn (căn cứ tình hình thị trường và lợi thế cạnh tranh của chuỗi giá trị)

§ Xác định tầm nhìn tập trung vào các cơ hội § Xác định tầm nhìn đem lại định hướng chiến lược

§ Xác định tầm nhìn là cơ sởđể thống nhất ý kiến giữa các chủ thể

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị cá tra tại tỉnh An Giang (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)