Thuận lợi, khó khăn và giải pháp trong khâu nuôi cá

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị cá tra tại tỉnh An Giang (Trang 54)

Thuận lợi: 33% người nuôi cá cho rằng kinh nghiệm là yếu tố thuận lợi, các yếu tố thuận lợi khác là vị trí nuôi, môi trường nuôi cá thuận lợi, nguồn nước tốt (30%); tiết kiệm chi phí bằng cách dùng thức ăn tự chế (20%); Có kỹ thuật nuôi cá và thuận lợi trong việc mua và bán cá (16,7%); Ao nuôi sẵn có không cần phải thuê mướn (13,3%) hoặc các lý do cá tra dễ nuôi, ít bệnh, tận dụng lao động gia đình, dễ thuê mướn lao động trong địa phương, có sẵn nguồn vốn, bên cạnh đó còn có các thuận lợi khác trong quá trình nuôi cá như: Có phương tiện vận chuyển cá; Nguồn cá giống tốt

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

và nhiều; Ngân hàng bảo lãnh người nuôi để hợp đồng mua thức ăn với công ty thức ăn.

Được cán bộ khuyến ngư, các công ty/đại lý thuốc, thức ăn thuỷ sản hỗ trợ kỹ thuật nuôi cá (60% số hộ) cách thức hỗ trợ cũng rất đa dạng như qua hội thảo, tập huấn kỹ thuật nuôi cá (23,3%), hướng dẫn/tư vấn trực tiếp kỹ thuật nuôi và trị bệnh ở cá (20%), cách xử lý nước thải, hỗ trợ về tài chính (chiếm 13,3%) và hỗ trợ về thuốc/thức ăn thuỷ sản (chiếm 3,3%).

Khó khăn: Có 33% người nuôi cho rằng họ gặp khó khăn về vốn; 43% gặp khó khăn do chi phí nuôi cá như thức ăn, giá lao động thuê,…tăng làm giá thành cá tăng cao; 20% có khó khăn về cá dễ nhiễm bệnh trong quá trình nuôi, nguồn nước nuôi bị ô nhiễm (13,3%); Một số hộ do thiếu kinh nghiệm, không chủđộng được cá giống nuôi; Không có nơi để xử lý nước thải, thay nước ao nuôi. Trong khâu bán cá người nuôi gặp những khó khăn như: Giá cá không ổn định, người nuôi không dựđoán được giá thị trường đầu ra (46,7%) người nuôi cho rằng đây là khó khăn nhất; Bị ép giá khi bán cá (20%) và sản lượng thu hoạch ít nên khó tiêu thụ (6,6%).

Giải pháp đề xuất: Tiếp cận vốn vay từ ngân hàng;n định giá cả (16,7%); Tự chế thức ăn để giảm chi phí mua thức ăn công nghiệp (10%); Nhà nước bảo vệ giá khi người nuôi bán cá cho công ty chế biến (10%); Xây dựng ao lắng xử lý nước để bảo vệ môi trường nuôi chung; Đào kênh thoát nước; Thành lập HTX bên cạnh đó, phải thường xuyên tập huấn kỹ thuật cho người nuôi, thả cá nuôi đúng thời vụ.

4.1.2.5 Tiên đoán/mong đợi về sự phát triển ngành hàng cá trong tương lai

Người nuôi có một số ý kiến tiên đoán thị trường cá trong tương lai như sau:

• Ngành cá sẽ phát triển do thị trường tiêu dùng cá mở rộng, giá cá tăng (33,3%); • Có đến 33,3% ý kiến cho rằng ngành cá sẽ không phát triển (do một số nguyên

nhân như: Chi phí nuôi cá tăng, cung lớn hơn cầu, nguồn cung cấp thức ăn giảm và không bảo đảm chất lượng, diện tích nuôi cá giảm,…);

• Có 23,3% số người cho rằng ngành cá có phát triển hay không còn tuỳ thuộc vào thị trường tiêu thụ, giá cả,…

• Còn lại 3,3% số hộ không có ý kiến về vấn đề này. 4.1.3 Thương lái

Trung bình người thương lái có 11 năm kinh doanh cá (3- 30 năm), trong đó trung bình có 9 năm kinh nghiệm trong hoạt động liên quan đến mua bán cá. Người thương

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

lái thường thu gom nhiều loại cá khác nhau và có một số loại cá có tình thời vụ như cá linh. Có 3 loại cá được đa số người thương lái mua bán là cá tra (88,9%), cá lóc (88,9%), cá linh (66,7%) và một số ít người thương lái cũng mua bán cả cá biển (22,2%), cá lăng và cá mè vinh (11,1%).

4.1.3.1 Lao động tham gia hoạt động mua bán

Tổng số lao động tham gia hoạt động mua bán của thương lái trung bình là 3 người và trong đó có 1 lao động nữ ( chủ thương lái). Ngoài lao động gia đình, người thương lái còn thuê mướn thêm lao động nam và có 62,5% thương lái thuê mướn thêm lao động thường xuyên (trả lương theo tháng) trung bình 3 lao động và 37,5% thuê lao động thời vụ (trả lương công nhật) trung bình 2 lao động. Lao động thuê chủ yếu tham gia công việc vận chuyển cá và họ không có qua đào tạo nghề chỉ lao động tay chân. Cả hai loại lao động được thuê mướn này không được hưởng chếđộ bảo hiểm cũng như không tham gia vào tổ chức công đoàn.

Chi phí thuê mướn lao độngđược mô tả trong Bảng 4.9. Lao động thuê thường xuyên trung bình làm việc 28 ngày/tháng và làm trong khoảng 11 tháng/năm. Chi phí thuê lao động khoảng 1,05 triệu đồng/tháng. Riêng lao động thuê công nhật trung bình làm việc 19 ngày/tháng và tiền công mỗi ngày trung bình khoảng 55 ngàn đồng.

Bảng 4.9: Chi phí thuê lao động của người thương lái

Chỉ tiêu Thấp nhất Cao nhất Trung bình

Lao động thường xuyên

Số ngày làm việc/tháng 25 30 27,5 Số tháng làm việc/năm 10 12 11,0 Tiền lương (1.000 đ/tháng) 600 1.500 1.050

Lao động thi v

Số ngày công trung bình/tháng 10 28 19 Tiền công (1.000 đ/ngày) 50 60 55

Nguồn: kết quả khảo sát 2008

4.1.3.2 Hoạt động mua

Đa số Thương lái có địa điểm thu mua cố định (66,7%), một số thương lái mua cá ngay tại ao, ruộng của người nuôi cá (22,2%) và có một số khác vừa có điểm thu mua cốđịnh vừa phải đến tận nơi của người nuôi cá để thu mua (11,1%). Đa số Thương lái

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

chỉ thu mua cá bằng kinh nghiệm (88,9%); Một số ít thu mua theo kiểu kết hợp kinh nghiệm và tập huấn (kiến thức kinh doanh).

Đối tượng mua được trình bày trong Bảng 4.10 dưới đây.

Bảng 4.10: Đầu vào thu mua cá của người thương lái

Đối tượng mua Tần số Tỷ lệ (% hộ) Lượng (%)

Nông dân 7 77,8 50,0

Đánh cá 3 33,3 24,4

Thu gom (thướng lái nhỏ) 3 33,3 16,7

Chợđịa phương 1 11,1 8,9

Tổng cộng 100,0

Nguồn: kết quả khảo sát 2008

Có 77,8% thương lái thu mua cá từ nông dân nuôi cá; 33,3% mua cá từ những người đánh bắt cá; 33,3% mua từ những thương lái khác nhỏ hơn và 11,1% mua cá của các chủ vựa tại các chợởđịa phương. Cũng lưu ý rằng tỷ lệ này bao gồm cả cá tra và các lọai cá khác. Người thương lái chỉ mua cá tra từ nông dân mà thôi. Điều này cũng được giải thích tương tự cho hoạt động bán ra của người thương lái

Hình thức thanh toán và hợp đồng: Người thương lái mua cá từ các đối tượng trên đều thanh toán tiền mặt một lần cho người cung cấp. Chỉ có 11,1% mua cá của nông dân là có hợp đồng bằng văn bản trước, đa số không có hợp đồng.

Tiêu chuẩn chất lượng được mô tả trong Bảng 4.11. Phần lớn thương lái không quan tâm đến việc đặt ra các tiêu chuẩn chất lượng khi thu mua cá mà chỉ dựa vào giá cả (55,6%); Một số thương lái có đặt ra tiêu chuẩn kích cỡ, trọng lượng cá (33,3%); Đối với cá tra thì thương lái đặt ra tiêu chuẩn thịt cá phải trắng (22,2%) và đây là tiêu chuẩn quyết định giá cá tra thu mua; Đối với cá nước ngọt, cá biển… thì người thương lái còn yêu cầu cá phải tươi (11,1%). Với những tiêu chuẩn này thì phần lớn người cung cấp đều đáp ứng được.

Bảng 4.11: Tiêu chuẩn chất lượng thương lái đặt ra khi mua cá

Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%)

Không quan tâm 5 55,6

Trọng lượng/kích cỡ 3 33,3

Thịt trắng 2 22,2

Cá phải tươi 1 11,1

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Sản lượng, chi phí và lợi nhuận của người thu gom được mô tả trong Bảng 4.12. Tổng chi phí cho mỗi kg cá tra khoảng 14,8 ngàn đồng trong đó chi phí trung gian (chi phí mua cá) khoảng 13,7 ngàn đồng/kg, chi phí thêm vào khoảng 1,1 ngàn đồng/kg. Người thương lái bán cá tra với giá trung bình 16,6 ngàn đồng/kg thì lợi nhuận đạt được khoảng 1,8 ngàn đồng/kg cá tra (tỷ lệ lợi nhuận/tổng chi phí là 12,2% và lợi nhuận/doanh thu khoảng 10,8%).

Bảng 4.12: Chi phí, giá bán và lợi nhuận cá tra của người thương lái ĐVT: 1.000đ/kg

Chi phí, giá bán, lợi nhuận cá Tra năm 2007 Tần số Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình

Giá mua 8 8,00 18,00 13,68

Chi phí thêm vào 8 0,00 3,00 1,07

Tổng chi phí 8 9,20 20,00 14,76

Giá bán 8 10,00 21,00 16,56

Lợi nhuận 8 0,50 5,00 1,80

Nguồn: kết quả khảo sát 2008

4.1.3.3 Hoạt động bán cá

Các thương lái chủ yếu bán cá trực tiếp cho người tiêu dùng (67,8%), người bán lẻở các chợ địa phương (21,1%) hoặc bán lại cho các thương lái nhỏ hơn (11,1%) và bán theo hình thức thuận mua vừa bán, không có hợp đồng trước.

Hình thức thanh toán: Khi bán cá cho người tiêu dùng hay thương lái nhỏ hơn thì được thanh toán tiền mặt một lần nhưng khi bán cho người bán lẻ thì 50% người thương lái thu tiền mặt ngay, 50% cho người bán lẻ thiếu dưới hình thức gối đầu.

4.1.3.4 Những thuận lợi, khó khăn , biện pháp giải quyết trong hoạt động mua bán cá

Thuận lợi: Có kinh nghiệm trong lựa chọn cá (22,2%), có nhiều khách hàng và nhiều mối quen (22,2%), vận chuyển cá dễ dàng (22,2%) và có sẵn vốn nhà nên chủ động hơn trong việc mua cá. Trong việc bán cá: Có nhiều người tiêu dùng cá, bán lẻ dễ dàng cũng như có thương lái khác mua cá (66,7%); Ngoài ra thuận lợi do người bán cá có kinh nghiệm trong mua bán và nhà ở gần nơi buôn bán.

Khó khăn: Giá cá biến động, người nuôi cá chờ giá cao nên sản lượng thu mua không ổn định (22,2%); Ngoài ra khó khăn do xa nơi thu mua cá nên chi phí vận chuyển cao, mất nhiều thời gian và thiếu vốn để thu mua.Trong việc bán cá: Khó thu

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

hồi nợ nếu bán gối đầu (22,2%), thiếu vốn (11,1%) và có khi cũng khó tiêu thụ cá (11,1%).

Giải pháp: Theo người thương lái thì không thu mua cá vào thời điểm giá cá biến động (22,2%) và cần ngân hàng cho vay vốn để thu mua cá (11,1%).

4.1.3.5 Định hướng kinh doanh và tiên đoán sự phát triển ngành hàng cá tra

Định hướng kinh doanh: Về định hướng cho hoạt động kinh doanh trong thời gian tới, 77,8% các thương lái không có dự định mở rộng hoạt động do nhu cầu tiêu dùng cá của người dân tương đối ổn định (71,4%), thiếu vốn để kinh doanh (28,6%), thiếu lao động (14,3%). Một số ít thương lái (22,2%) có dự định mở rộng họat động mua bán do muốn kinh doanh lớn để có lợi nhuận cao (100%) hay có sẵn vốn nhà nên muốn mở rộng kinh doanh (55%).

Tiên đoán về sự phát triển ngành hàng cá tra: Người thương lái tiên đoán ngành hàng cá sẽ phát triển do có lợi nhuận khá cao (44,4%); Tuy nhiên ngành hàng cá tra cũng sẽ không ổn định, không bền vững do giá cả không ổn định (33,3%) và ngành hàng cá đã bảo hòa, lượng khách hàng có giới hạn và lượng cung đã đủ nhu cầu (22,2%).

4.1.4 Công ty chế biến

Qua điều tra hai nhà máy chế biến cá xuất khẩu tỉnh An Giang một công ty họat động 15 năm và công ty còn lại chỉ vào nghề khoảng 3-4 năm. Một công ty từ chối trả lời các thông tin nhạy cảm liên quan đến giá mua, giá bán, lượng mua và lượng bán ra năm 2007 và thông tin về thị trường xuất khẩu. Điều này làm hạn chế thông tin trong phân tích chuỗi. Tuy nhiên, một số nguồn thông tin thứ cấp cũng như thông tin sơ cấp của các công ty chế của tỉnh lân cận cũng đáp ứng được các loại thông tin cần thiết để phân tích. Thông tin chi tiết về hai công ty được mô tả như sau:

• Cả hai đáp viên là phó giám đốc công ty, có 10 năm kinh nghiệm kinh doanh. • Sản phẩm cá chủ yếu của cty là cá fillet và một số sản phẩm giá trị gia tăng khác. • Đa số sản phẩm của công ty là xuất khẩu (hơn 90%) và số còn lại bán nội địa.

4.1.4.1 Tình hình lao động trong công ty chế biến:

Lao động quản lý: Trung bình là 37 người với mức lương trung bình là 6,5 triệu đồng/tháng, 100% họ là người có trình độ chuyên môn về ngành cá, có bảo hiểm xã hội và tham gia công đoàn.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Lao động gián tiếp: Trung bình là 110 người với mức lương hàng tháng trung bình là 2,5 triệu đồng, 100% họ cũng có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, họ đều có bảo hiểm xã hội và tham gia tổ chức công đoàn.

Lao động trực tiếp sản xuất: Qui mô nhà máy trung bình có 2.250 công nhân, lương hàng tháng khoảng 2 triệu đồng/người/tháng, họ cũng được mua bảo hiểm xã hội và tham gia tổ chức công đoàn.

4.1.4.2 Hoạt động mua bán

Cả hai công ty đều có vùng nguyên liệu riêng hoặc có hợp đồng cung cấp cá nguyên liệu với nông dân. Khi mua nguyên liệu cá của nông dân thì mua duới hai hình thức: Mua tại ao và mua tại công ty; Nhân viên thu mua của công ty đều qua tập huấn cộng với kinh nghiệm để mua cá bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn của NAFIQUAVED và nhà nhập khẩu.

Thuận lợicủa công ty là chế biến với qui mô lớn, chủđộng được nguồn nguyên liệu và nhân lực; Có thị trường đầu ra ổn định và khách hàng quen biết.

Khó khăn mà công ty gặp phải đó là thị truờng nhập khẩu ngày càng đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao hơn, yêu cầu cao hơn khi mua cá.

Hỗ trợ : Các công ty chế biến đều được hỗ trợ bởi NAFIQUAVED trong việc kiểm tra chất lượng đầu vào và đầu ra. Ngoài ra bản thân công ty cũng có phòng kiểm tra chất lượng để bảo đảm sản phẩm đạt chất lượng HACCP, …

4.1.4.3 Mở rộng thị trường

Các công ty chế biến đều có nhu cầu mở rộng họat động kinh doanh với lý do là thị trường mở rộng và do nhu cầu xuất khẩu ngày càng tăng. Ngoài ra công ty đánh giá ngành cá còn phát triển rất mạnh, cầu của thị trường còn rất lớn mặc dù khách hàng đòi hỏi sản phẩm cá ngày càng đa dạng hơn, chất lượng và an toàn hơn.

4.1.5 Người tiêu dùng

Trong số người được phỏng vấn có 36,6% đáp viên là cán bộ viên chức, 33,8% sản xuất nông nghiệp, 11,3% làm thuê, 11,3% chỉ làm nội trợ và một số đáp viên có các nghề nghiệp khác như thương lái, buôn bán nhỏ, công nhân, giáo viên, nhân viên, thợ may và khai thác cá. Trung bình 4 nhân khẩu/hộ. Qua khảo sát có 39,4% số hộ có nguồn thu nhập chính từ tiền lương do làm công nhân viên nhà nước, 32,4% hộ có nguồn thu chính từ nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp, một số hộ khác có nguồn thu nhập chính từ làm thuê (16,9%), buôn bán nhỏ (15,5%), lợi nhuận từ nghề

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

thương lái (11,3%), đánh bắt cá (9,9%), ngoài ra thu nhập các ngành nghề thủ công nhưđan đệm, vá xe, làm gạch, lương công nhân

4.1.5.1 Chi tiêu của gia đình

Mức chi tiêu cho thực phẩm trung bình của mỗi hộ khoảng 345 ngàn đồng/tuần (cao nhất là 1,3 triệu đồng/tuần), trong đó người tiêu dùng có mức chi mua cá trung bình khoảng 155 ngàn đồng/tuần, cao nhất là 525 ngàn đồng/tuần. Chi tiêu cho các khoản sinh hoạt phí ngoài thực phẩm như điện, nước, điện thoại, tiền chi cho con đi học, khám chữa bệnh, đám tiệc… trung bình khoảng 255 ngàn đồng/tuần.

4.1.5.2 Mức tiêu thụ cá của người tiêu dùng

Do thói quen mua hàng ở chợ truyền thống nên có đến 71,8% hộ mua cá ở các chợđịa phương, 32,4% hộ được người bán cá đến tận nhà (các xe đẩy hàng, người dân đánh bắt cá bán trực tiếp cho người tiêu dùng); 9,9% tự đánh bắt cá để ăn và một số người tiêu dùng khác mua cá ở siêu thị hay ăn cá đã chế biến ở các quán ăn.

Những loại cá được người tiêu dùng mua chủ yếu là cá nước ngọt các loại (80,3% số hộ), cá lóc (60,6%), cá tra (56,3%), cá biển (29,7%), sản phẩm giá trị gia tăng từ cá như khô, mắm, đồ hộp (9,9%). Ngoài tiêu dùng cá, người tiêu dùng còn tiêu dùng các thực phẩm đạm chính khác như thịt các loại (thịt heo, gà, vịt, bò…). Về số lượng cá tiêu dùng trong tuần được mô tả trong Bảng 4.13.

Bảng 4.13: Số lượng cá được tiêu dùng phân theo loại cá. ĐVT: kg/tuần

Loại cá Ít nhất Nhiều nhất Trung bình

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị cá tra tại tỉnh An Giang (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)