• Điều tra, thống kê lại các nhà máy hiện có đang hoạt động chế biến cá xuất khẩu để có qui hoạch xây dựng hệ thống nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu phù hợp của tỉnh trong tình hình mới.
• Cục chế biến thương mại Nông Lâm Thủy sản cần có văn bản hướng dẫn cho các địa phương thực hiện qui hoạch. Cục cũng cần tiến hành khẩn trương việc qui hoạch tổng thể hệ thống nhà máy chế biến cá nói riêng và thủy sản nói chung cho toàn ngành, nhưng ưu tiên thực hiện cho nhà máy chế biến cá trước tiên. Điều kiện tiêu chuẩn để xây dựng một nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu phải được qui định rõ ràng để các chủ đầu tư và các địa phương có cơ sở thực hiện. Điều kiện tiêu chuẩn này phải được thống nhất với các cơ quan liên quan, nhưng chủ yếu là Cục NAFIQUAVED, Vụ Khoa học Công nghệ của Bộ và Hiệp hội VASEP, vì đây là các tổ chức đại diện cộng đồng chế biến cá. Tiêu chuẩn xây dựng các nhà máy CBTS, đặc biệt là CB cá XK cần căn cứ vào tiêu chuẩn HACCP để quy định hướng dẫn cho các nhà đầu tư, các Cty tư vấn lập dự án khả thi và Cty tư vấn lập thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, cũng như cung cấp cho các địa phương phê duyệt các dự án đầu tư đảm bảo chế biến các mặt hàng thủy sản đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu và bảo vệ môi trường sinh thái cho địa phương.
4.4.3.4 Tổ chức các Liên hiệp sản xuất cá sạch, ATVSTP
Cần cósự liên kết chặt chẽ giữa chủ doanh nghiệp (DN) chế biến xuất khẩu và tập thể hoặc cá nhân nuôi cá. Khi thực hiện nội dung này cần tham khảo mô hình Liên hiệp sản xuất cá sạch của Agifish An Giang (APPU), vì đây là tổ chức điển hình trong lĩnh vực này đã có những thành công tốt trong việc thực hiện liên kết giữa người nuôi và người chế biến. Trong qui hoạch xây dựng vùng nuôi cũng như tiêu chí thẩm định,
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cá xuất khẩu cũng cần nêu một cách cụ thể, đầy đủ chủ trương này.
Sơđồ 4.3: Mô hình Liên hợp sản xuất cá sạch AGIFISH An Giang
Về qui trình kỹ thuật nuôi cá cần tham khảo ý kiến tư vấn của các nhà khoa học trong ngành thủy sản, chủ yếu là của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I và II. Đặc biệt là nên có sự hợp tác chặt chẽgiữa DN và nhà khoa học với nhau để gây dựng và tạo đàn cá bố mẹ khoẻ, sạch bệnh (nghiên cứu để mua từ các tàu đánh bắt từ Biển hồ - Campuchia hoặc ở các dòng sông lớn vùng ĐBSCL). Sản xuất đủ lượng giống chất lượng tốt, đảm bảo sạch bệnh và cung cấp ổn định, đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nuôi cá một cách hiệu quả, bền vững cho toàn vùng ĐBSCL và cho cả nước. Các DN chế biến xuất khẩu cá cần đầu tư/tài trợ để giúp cho các nhà khoa học nghiên cứu những đề tài KH cần thiết phục vụ cho phát triển nghề nuôi cũng như chế biến cá tra XK. Việc này có thể thực hiện theo đơn đặt hàng của các DNCB theo hình thức hợp đồng trọn gói. Khả năng hợp tác này sẽ rất to lớn và hiệu quả, nếu được đồng tình hưởng ứng của các GĐ và các nhà KH trong ngành chắc chắn sẽ tạo được sự phát triển mạnh mẽ hơn đối với ngành hàng cá XK, đồng thời làm cho khách hàng nước ngoài sẽ tin tưởng cao hơn vào chất lượng cá xuất khẩu (XK) của VN.
HĐ 1 HĐ 2 HỘ NUÔI CÁ AGIFISH NGÂN HÀNG CTY THỨC ĂN CTY THUỐC TT GIỐNG APPU
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
4.4.3.5 Tổ chức nhóm liên kết trong cộng đồng các DNCB cá XK
Điều này rất quan trọng trong hội nhập, đây là cơ sởđể thành lập các tập đoàn thủy sản lớn sau này. Mục tiêu của việc tổ chức này là xây dựng 3 tăng và 3 giảm.
• Ba tăng là: - Tăng cường phối hợp hành động trong sản xuất - kinh doanh
- Tăng uy tín chất lượng và hiệu quả kinh tế (tăng lợi nhuận) - Tăng sức cạnh tranh với nước ngoài.
• Ba giảm là: - Giảm cạnh tranh nội bộ - Giảm rủi ro
- Giảm giá thành/chi phí sản xuất.
Thành phần tham gia vào các tập đoàn hoặc nhóm liên kết nên có Ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính (kể cả trong và ngoài nước) tham gia với tư cách là thành viên. Vì đây là những nguồn đầu tư mạnh có uy tín trên thị trường tài chính trong nước và thế giới, họ sẽ hỗ trợ các Tập đoàn trong quá trình hoạt động và phát triển một cách bền vững và có trách nhiệm vì bao gồm cả lợi ích của các tổ chức tài chính này.
4.4.3.6 Tài chính
Cần nghiên cứu để tạo nguồn tài chính đủ phục vụ cung ứng vốn cho cộng đồng DNCB cá xuất khẩu hoạt động theo hai hướng:
(1) Mời Ngân hàng tham gia vào các nhóm liên kết nuôi trồng, chế biến cá xuất khẩu (2) Tự thân cộng đồng DN đứng ra tổ chức Cty Tài chính/Ngân hàng của riêng mình
theo luật pháp qui định/cho phép.
4.4.3.7 Thị trường
Cần củng cố và mở rộng thêm thị trường xuất khẩu. Chú ý tập trung giải quyết thật tốt các vướng mắc của thị trường Mỹ, đồng thời mở rộng các thị trường mới ở Trung Đông, Châu Phi và Nam Mỹ. Riêng Châu Á cần chú trọng thị trường Nhật với loại cá thịt trắng chất lượng cao. Thị trường Trung Quốc, Hồng Kông, Malaysia cũng là thị trường tốt, có tiềm năng. Đối với thị trường Mỹ cần thực hiện tốt qui trình nuôi và chế biến cá, bảo đảm tính minh bạch để có thể xuất khẩu cá vào Mỹ với mức thuế thấp nhất.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Chương 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN
- An Giang có được lợi thế về tài nguyên thiên nhiên (sông ngòi, đồng bằng...), về con người biết vận dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật cộng với kinh nghiệm thực tiễn nên năng suất, sản lượng nuôi cá tra liên tục tăng qua các năm. Với diện tích và lồng bè nuôi lớn nhất và chi phí sản xuất thấp nhất ĐBSCL. Sản xuất cá tra đã dần chuyển sang hướng sản xuất hàng hóa với quy mô lớn và đang từng bước trở thành một ngành sản xuất chính (trong tương lai sẽ phát triển thành qui mô công nghiệp), thu hút nhiều lao động của tỉnh (đã tạo công ăn việc làm cho 17.500 người/năm 2007 tăng gần 3 lần so với năm 2005). Sản lượng chế biến xuất khẩu chiếm 77,6%, tiêu dùng nội địa chiếm 22,4%. Hiên nay cá tra có mức giá thấp hơn các loại cá khác nên có lợi thế cạnh tranh với các loại cá khác trong thị trường nội địa. Qua đó cho thấy tiềm năng phát triển ngành hàng cá tra còn rất lớn. Tuy nhiên, còn một số khó khăn hạn chế như sau: Sự tăng trưởng về diện tích, sản lượng những năm qua chủ yếu theo chiều rộng, Kỹ thuật nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, việc áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế, thiếu tính ổn định, bền vững. Các biểu hiện trong kết quả nghiên cứu cho thấy phổ biến ở các tác nhân là thiếu thông tin thị trường, thiếu vốn cho sản xuất và tiêu thụ, giá cả không ổn định chi phí đầu vào thường tăng cao (giá thành 1kg cá tăng 42% so với năm 2006), giá đầu ra bấp bênh… Nếu xét trong toàn chuỗi thì người sản xuất giống và người nuôi cá thương phẩm còn đối mặt với rất nhiều rủi ro, thua lỗ. Trong sản xuất đầu vào chất lượng con giống chưa bảo đảm, thiếu kiểm tra. Bên cạnh thời tiết thay đổi bất thường, công tác quản lý vệ sinh môi trường, chất lượng và VSATTP chưa tốt, cơ sở hạ tầng đặc biệt là đầu tư thủy lợi phục vụ thủy sản còn hạn chế làm cho môi trường nước ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe đời sống con người và làm cho cá dễ bị dịch bệnh cần phải quan tâm giải quyết.
- Các tác nhân trong chuỗi giá trị chưa chú trọng đến thị trường nội địa. Sản phẩm tiêu thụ nội địa là cá tra có thịt màu vàng được nuôi nhỏ lẻ tự phát do các hộ gia đình đem bán ở chợ dạng tươi sống. Hoặc cá tra nguyên liệu đưa vào các công ty chế biến không đạt yêu cầu cho xuất khẩu (kích cỡ, màu sắc…) và các phụ phẩm (đầu cá tra) được cung cấp ra thị trường nội địa. Một phần cá tra chế biến đông lạnh có bày bán ở hệ thống siêu thị bán lẻ trên toàn quốc. Trong chuỗi giá trị hiện tại ở An Giang có 3 kênh thị trường:
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Kênh 1: Người nuôi cá tra à Thương lái à Chủ vựa à Người tiêu dùng nội địa
Kênh 2: Người nuôi cá tra à Thương lái à Người bán lẻà Người tiêu dùng nội địa
Kênh 3: Người nuôi cá tra à Công ty chế biến à Xuất khẩu & Tiêu dùng nội địa Đối với kênh phân phối 1 và 2, cá tra được phân phối chỉ tiêu dùng nội địa chiếm 13,8% (Kênh 1: 4,6%; Kênh 2: 9,2%) qua 2 tác nhân trung gian nên chi phí gia tăng ở nhiều khâu và lợi nhuận của người sản xuất cá tra trung bình 1 kg cá thấp hơn chỉ đạt 62% so với kênh 3 và Kênh 3 là kênh có lợi cho cả người nuôi và công ty chế biến. Tuy nhiên lợi nhuận và thu nhập chuỗi phân bố chưa hợp lý giữa các tác nhân trong chuỗi chủ yếu tập trung cho công ty chế biến. Mặc dù công ty chế biến thu hút rất nhiều lao động của xã hội nhưng mức lương lao động trực tiếp còn thấp so với các loại lao động khác trong công ty. Trong các tác nhân của chuỗi thì người nuôi còn đối mặt với rất nhiều rủi ro. Với tỷ trọng lợi nhuận và thu nhập chưa hợp lý giữa các tác nhân như trên cho thấy tính kém bền vững của chuỗi.
- An Giang nuôi cá tra có lợi thế nhất so với các tỉnh ĐBSCL về tài nguyên thiên nhiên, kinh nghiệm sản xuất. Diện tích sản lượng hàng hóa lớn, chi phí sản xuất thấp, tiềm năng phát triển sản xuất còn rất lớn. Tỉnh đang đầu tư mới thêm 7 công ty chế biến thủy sản tạo cơ hội để người sản xuất cá tra có thị trường tiêu thụ tại chỗ. Bước đầu hình thành mối liên kết giữa người sản xuất cá tra giống và người nuôi cá tra thương phẩm; Liên kết người nuôi cá tra thương phẩm và các công ty chế biến… thuế suất xuất khẩu bằng 0 tạo điều kiện cạnh tranh về giá với thủy sản của các nước khác, thương hiệu cá tra Việt Nam đã tạo chỗđứng cho sản phẩm giá trị gia tăng từ cá trên thị trường thế giới. Việt Nam đã gia nhập WTO thị trường xuất khẩu được mở rộng. Tuy nhiên trong quá trình phát triển đã phát sinh những bất cập như tình trạng ô nhiễm môi trường, sự cạnh tranh gay gắt về thương hiệu, thị trường tiêu thụ; Khả năng kiểm soát môi trường và phòng trừ dịch bệnh, rào cản kỹ thuật trong thương mại sẽ làm tăng chi phí, tăng giá thành sản phẩm; Nguy cơ tụt hậu của các nước đi sau. Việt Nam gia nhập AFTA, WTO thì sản phẩm thủy sản của Việt Nam cũng như tỉnh An Giang sẽ phải chịu sự cạnh tranh giữa các nước như Thái Lan, Indonesia, Philippines, Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan...Luật lệ buôn bán của các nước vẫn còn phức tạp, đó là những thách thức không nhỏ với các nhà xuất khẩu Việt Nam.
- Để phát triển bền vững ngành hàng cá tra và tăng lợi nhuận chuỗi cũng như tăng sức cạnh tranh sản phẩm cá trên thị trường cần có chiến lược nâng cấp chuỗi – Chiến lược kết hợp giảm chi phí và cải tiến chất lượng.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
5.2 ĐỀ NGHỊ
Kết quả nghiên cứu phân tích của đề tài còn mang tính lý thuyết, để áp dụng vào thực tế có hiệu quả đề nghị Nhà nước, các ngành chức năng chỉ đạo, hỗ trợ xây dựng chương trình hành động thực hiện nâng cấp chuỗi với chiến lược giảm chi phí và cải tiến chất lượng. Cần thực hiện đồng bộ và đặc biệt quan tâm các vấn đề sau :
- Đầu tư nghiên cứu, áp dụng Khoa học công nghệ nhất là công nghệ sinh học vào khâu sản xuất giống, phổ biến áp dụng kỹ thuật nuôi và công nghệ chế biến tiên tiến đảm bảo không tác động xấu đến môi trường.
- Tăng cường biện pháp quản lý nhà nước nhất là công tác bảo vệ môi trường nước đồng thời với việc quy hoạch quản lý và tổ chức thực hiện nghiêm ngặt.
- Nâng cao ý thức trách nhiệmcác tác nhân trong chuỗi Ø Nhà nước: Phát triển khung thể chế pháp lý phù hợp Ø Nông dân: Quản lý chất lượng tốt hơn ở trại nuôi Ø Nhà cung cấp dịch vụđầu vào: Bảo đảm chất lượng
Ø Nhà cung cấp thuốc TYTS: Cung cấp thông tin chính xác và sử dụng hiệu quả
Ø Nhà chế biến/xuất khẩu: Liên kết với nông dân qua hợp đồng tiêu thụ, cung cấp thông tin thị trường đồng thời mở rộng phát triển thị trường.
Tóm lại, ngành nuôi cá tra đang phải đối phó với rất nhiều khó khăn, thách thức. Sự hợp tác, liên kết cộng đồng cần phải được đề cao hơn lúc nào hết. Cần tập trung giải quyết các vấn đề còn tồn tại hạn chế trong nước từ khâu sản xuất cá giống, cá nguyên liệu cho đến khâu chế biến, đặc biệt là về chất lượng sản phẩm nhằm giảm chi phí, nâng cao thu nhập chuỗi cũng như nâng cao lợi thế cạnh tranh, duy trì tính cạnh tranh và bền vững của ngành hàng cá rất quan trọng này của Đồng bằng sông cửu long.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2008), Quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng
Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010 và định hướng đến 2020.
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2007), Tổng điều tra Nông thôn, Nông nghiệp và Thủy sản 2006 Hội thảo về kết quả dự án "Nghiên cứu thị trường và tín dụng trong nghề cá Việt Nam" năm 2002 tại Hà
Nội. http://www.fistenet.gov.vn/ (Cập nhật: 2/4/2006).
Lưu Thanh Đức Hải và Võ Thị Thanh Lộc (2000), Nghiên cứu marketing ứng dụng trong kinh doanh,
NXB Thống kê.
Nguyễn Thị Kim Hà (2007),Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng cá da trơn ở ĐBSCL (luận văn thạc sĩ kinh tế-Trường Đại học Cần Thơ).
Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2008), Báo cáo tổng kết hoạt động ngành nông nghiệp năm 2008, Kế hoạch sản xuất 2009
Sở Thủy sản An Giang (2007), Báo cáo tổng kết hoạt động Ngành thủy sản năm 2007, kế hoạch phát triển
ngành thủy sản năm 2008
Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2005), Báo cáo sơ kết chương trình Phát triển nuôi trồng thủy
sản giai đoạn 2000- 2005 và Kế hoạch đến năm 2010
Tiếng Anh
Kaplinsky, R., and M. Morris (2000) A Handbook for Value Chain Research, The Institute of
Development Studies. Http://www.ids.ac.uk/ids/global/pdfs/VchNov01.pdf
PingSun L. (1999), Final report of the fish marketing study in Tien Giang province.
Porter, E. M. (1985), Competitive advantage: creating and sustaining superior performance, the Free Press, New York
Sinh, L.X. et al (2005) Management and development of aquatic resources in freshwater wetland areas of the Mekong Delta of Vietnam: Can we adjust to a new situation? Proceedings of the National Workshop on Environmental Economics and Evaluation of the wetlands, Vietnamese Association of Environmental Economics, Hanoi, 4-6 May 2004, p.76-97 (Vietnamese).
Sinh L. X. et al (1997), Marketing freshwater fish seed in the Mekong River Delta, Vietnam, WES Aquaculture Project, Cantho University.
Sinh L. X. et al (1997), Marketing fresh-water table fish in the central area of the Mekong River Delta,