Các chính sách vàt ạo điều kiện thuận lợi cho người nuôi cá

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị cá tra tại tỉnh An Giang (Trang 66)

Các công việc, nội dung hỗ trợ của cán bộ địa phương tóm tắt trong Bảng 4.18. Cán bộ hỗ trợ thực hiện các chính sách và tạo điều kiện thuận lợi cho người nuôi cá bằng cách tập huấn/dạy nghề cũng như phổ biến và ứng dụng các tiêu chuẩn ngành như qui định xử lý nước thải, cách nuôi cá sạch,…cho người nuôi (50%); Qui hoạch phát triển vùng nuôi cho người nuôi bên cạnh đó, sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có nhiều dự án đầu tư cho ngành, thúc đẩy phát triển ngành (50%); Đồng thời có mạng lưới khuyến ngư hoạt động ở địa phương luôn túc trực hỗ trợ, tư vấn trực tiếp cho người nuôi (12,5%).

Bảng 4.18: Công việc, nội dung hỗ trợ của cán bộ địa phương

Công việc hỗ trợ Tần số %

Qui hoạch vùng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư 4 50,0 Tập huấn/dạy nghề các tiêu chuẩn ngành 4 50,0 Mạng lưới khuyến ngưởđịa phương 1 12,5

Nội dung hỗ trợ Kỹ thuật 8 100,0 Chiến lược/dự án 5 62,5 Nhân sự 5 62,5 Vốn (với dự án chi tiết) 6 73,2 Nguồn: Kết quảđiều tra 2008

Nội dung hỗ trợ cho người nuôi cụ thể là kỹ thuật nuôi và phòng bệnh cho cá (100% ý kiến), kếđến nhân tố góp phần quan trọng hỗ trợ người nuôi là chiến lược/dự án phát

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

triển thuỷ sản (62,5%); Hỗ trợ nhân sự kịp thời (62,5%); Vốn (với dự án cụ thể) (73,2%). Ngòai ra còn hướng dẫn mua thức ăn cho cá, cung cấp thông tin đầu ra của sản phẩm.

4.1.6.3 Đánh giá xu hướng thị trường cá

• Có 62,5% ý kiến cho rằng xu hướng thị trường cá sẽ tăng với lý do như: Do thị trường tiêu dùng tăng, sản phẩm cá trở thành loại hàng hoá xuất khẩu cao (37,5%); Các hộ nuôi ngày càng mở rộng qui mô sản xuất nuôi cá (12,5%); Còn có một số ý kiến khác là do thị trường lương thực gặp khó khăn/không ổn định nên thị trường cá sẽ tăng (12,5%).

• Còn 37,5% còn lại đánh giá thị trường cá ổn định không tăng không giảm, vì đầu ra không ổn định (25%); Nhu cầu tiêu dùng đã ổn định, ít thay đổi (12,5%).

4.1.6.4 Thuận lợi, khó khăn và giải pháp của việc hỗ trợ người nuôi cá

Thuận lợi: Thuận lợi nhất trong quá trình hỗ trợ là được người dân nuôi cá đồng tình ủng hộ, thể hiện khả năng hợp tác thích học hỏi của mình (25%); Có vùng qui hoạch nuôi nên dễ hướng cho người nuôi vào nuôi trong vùng qui hoạch để hạn chế ô nhiễm môi trường (25%); Người nuôi cá có kỹ thuật nuôi, nên việc hướng dẫn và giới thiệu các mô hình nuôi và đối tượng mới được người nuôi dễ tiếp cận và áp dụng có hiệu quả hơn (12,5%).

Khó khăn: Những khó khăn của cán bộ hỗ trợ trong quá trình hỗ trợ/ thúc đẩy cho người nuôi cá là cán bộ hỗ trợ chưa chuyên sâu, thiếu cán bộ chuyên trách, không quan tâm quản lý thị trường đầu vào và đầu ra, trình độ người nuôi thấp nên khó tiếp thu tiến bộ KHKT, kinh phí nhà nước hạn chế gây khó khăn cho hoạt động hỗ trợ thúc đẩy phát triển ngành.

Giải pháp: Cán bộ hỗ trợ có đề xuất bổ sung thêm cán bộ phụ trách chuyên ngành; Liên kết sản xuất giữa những người nuôi với nhau; Kết hợp với doanh nghiệp theo hướng xã hội hoá; Xây dựng cơ sở hạ tầng nuôi cá tốt hơn cũng như phải mở nhiều lớp tập huấn về khuyến nông/khuyến ngư cho người nuôi.

4.1.6.5 Tiên đoán về sự phát triển kinh doanh ngành hàng cá ởđịa phương

Có 75% nhà hỗ trợ cho rằng ngành cá địa phương sẽ phát triển theo vùng qui họach và phục vụđúng theo yêu cầu xuất khẩu. Ngòai ra, họ còn nhấn mạnh thêm nghề nuôi cá của tỉnh sẽ theo xu hướng liên kết sản xuất và nuôi theo tiêu chuẩn SQF 1000. Hơn nữa, nếu giá cả và thị trường cá ổn định thì nghề nuôi cá phát triển rất nhanh vì tỉnh có tiềm năng phát triển rất lớn.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Tuy nhiên, 87,6% nhà hỗ trợ/thúc đẩy cũng lo ngại rằng tỉnh An Giang cũng có nhiều đối thủ cạnh tranh về cung cấp giống, nguyên liệu cá đầu vào, lao động có kinh nghiệm,… từ các tỉnh lận cận nhưĐồng Tháp và Cần Thơ.

4.2. PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CÁ TRA 4.2.1 Sơđồ chuỗi giá trị cá hiện tại 4.2.1 Sơđồ chuỗi giá trị cá hiện tại

Dựa vào thông tin về hoạt động của các tác nhân trong chuỗi được mô tả trong Phần 4.1, Sơđồ chuỗi giá trị cá tra của tỉnh An Giang được mô tả và phân tích như sau:

Sơ đồ 4.1: Sơ đồ chuỗi giá trị cá tra tỉnh An Giang

4.2.2 Mô tả chuỗi

Chuỗi giá trị cá tra tỉnh An Giang gồm 6 chức năng cơ bản sau:

1) Chức năng đầu vào nuôi cá tra gồm cá tra giống, thức ăn (công nghiệp và tự chế), thuốc thú y thuỷ sản, …

2) Chức năng sản xuất bao gồm các hoạt động nuôi cá tra từ cá giống đến cá thương phẩm

3) Chức năng thu gom là chức năng trung gian thương lái mua cá từ người nuôi cá để phân phối lại cho các chủ vựa, người bán lẻ cá ở các chợ …

4) Chức năng chế biến bao gồm các hoạt động chế biến cá nguyên liệu thành các loại sản phẩm cá khác nhau như cá phi-lê và sản phẩm giá trị gia tăng như: Cá tra cắt khoanh muối xã ớt, cá tra tẩm bột tempure, cá tra xếp khai, nem nướng cá tra, chả giò rế cá tra, đậu bắp nhồi cá tra, …

Đầu vào Sản xuất Thu gom Chế biến Thương mại Tiêu dùng

Nhà cung cấp đầu vào - Cá giống - Thức ăn - Thuốc TYTS Người sản xuất cá tra Thương lái Công ty chế biến Chủ vựa Người bán lẻ Xuất khẩu Người tiêu dung nội địa 77,6% 4,6% 9,2% 8,6% 9,2% 4,6% 13,8% 86,2%

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

5) Chức năng thương mại gồm các hoạt động mua, bán cá ở các chợ (chủ vựa và bán lẻ), siêu thị hoặc xuất khẩu

6) Chức năng tiêu dùng gồm các hoạt động mua và tiêu dùng hoặc chế biến các món ăn để cung cấp cho người tiêu dùng cuối cùng.

Tương ứng với mỗi chức năng trong chuỗi có ít nhất một tác nhân tham gia vào chuỗi. Các tác nhân này nối kết với nhau thành một hệ thống cung ứng lẫn nhau từ sản xuất đến tiêu thụ gọi là hệ thống chuỗi.

Có 7 chủ thể chính tham gia (Sơđồ 4.1), cụ thể như sau: (1) Người cung cấp cá tra giống...

(2) Người nuôi cá tra (3) Người thương lái cá tra (4) Công ty chế biến (5) Người bán sỉ (chủ vựa) (6) Người bán lẻ

(7) Người tiêu dùng

Các nhà hỗ trợ và thúc đẩy chuỗi giá trị cá tra hiện tại

• Hiệp hội nghề nuôi và chế biến thủy sản tỉnh An Giang (AFA): Cung cấp bản tin giá cá tra cho hội viên hàng tuần để hội viên nắm bắt giá cả thị trường, không để người thu mua ép giá; Hỗ trợ hội viên của Hiệp hội trong việc thúc đẩy các công ty thu mua thực hiện đúng theo điều khoản của hợp đồng đã kí kết với hội viên. • Cán bộ khuyến ngưđịa phương, Phòng NN các huyện, Sở NN tỉnh An Giang: Hỗ

trợ tập huấn kỹ thuật khuyến ngư cho người sản xuất cá tra giống, người sản xuất cá tra nguyên liệu cũng như phổ biến và hướng dẫn thực hiện các chủ trương về sản xuất cá sạch và an toàn (SQF 1000).

• Ngân hàng: Hỗ trợ tài chính cho các tác nhân từ khâu đầu vào, người nuôi cá tra đến công ty chế biến.

• Hiệp hội sản xuất và chế biến thủy sản Việt Nam (VASEP): Cung cấp thông tin nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiêp chế biến và xuất khẩu thủy sản về thông tin thị trường, thương mại quốc tế, kiến thức chất lượng cũng như can thiệp trong việc bán chống phá giá.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu • Trung tâm xúc tiến thương mại tỉnh An Giang, Trung tâm XTTM Việt Nam: Khảo

sát thị trường xuất khẩu thủy sản tiềm năng và cung cấp thông tin về thị trường xuất khẩu cho các công ty chế biến thủy sản; Thực hiện các hoạt động quảng bá cho ngành thủy sản của Việt Nam nói chung và tỉnh An Giang nói riêng.

• Chương trình FSPS II trong đó có các dự án về thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản, dự án nâng cấp trung tâm giống cấp 1; Chương trình 131 và chương trình GTZ hỗ trợ về tập huấn các tiêu chuẩn chất lượng Eurep GAP.

• Viện/Trường hỗ trợ trong việc sản xuất và nâng cao chất lượng cá giống, kiểm tra chất lượng cá giống cũng như tập huấn nâng cao năng lực của cán bộ khuyến ngư của tỉnh.

• NAFIQUAVED hỗ trợ toàn chuỗi về kiểm tra, kiểm soát cũng như chứng nhận chất lượng từ cá giống đầu vào cho đến sản phẩm cá đầu ra.

Bên cạnh đó còn có các tác nhân khác hỗ trợ thúc đẩy chuỗi giá trị cá tra như: Dịch vụ kỹ thuật của tư nhân hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật trực tiếp và kịp thời cho người sản xuất; Các công ty cung cấp thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản cũng hỗ trợ về kỹ thuật cho người sản xuất dưới hình thức tập huấn, hội thảo.

4.2.3 Kênh thị trường chuỗi

Các tác nhân trong chuỗi giá trị chưa chú trọng đến thị trường nội địa, cá tra nguyên liệu đưa vào các công ty chế biến được chọn lọc những loại đạt yêu cầu (kích cỡ, màu sắc, thịt trắng…), phần không đạt tiêu chuẩn hoặc phụ phẩm (đầu cá tra) được cung cấp ra thị trường nội địa. Sản phẩm GTGT của cá tra từ các công ty chế biến thì chủ yếu là để xuất khẩu, chưa có các hoạt động nhằm quảng bá, thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng nội địa. Sau vụ kiện bán phá giá cá tra (năm 2003) thì các công ty chế biến mới nhìn lại thị trường nội địa và họ bắt đầu chú tâm sản xuất các sản phẩm để cung cấp cho thị trường nội địa. Hiện tại, cá tra được phân phối từ người sản xuất đến các tác nhân khác theo các kênh phân phối như sau:

Kênh 1: Người nuôi cá tra à Thương lái à Chủ vựa à Người tiêu dùng nội địa Người thương lái thu mua cá tra từ người sản xuất nhỏ lẻ hoặc từ người sản xuất lớn nhưng cá nhỏ hoặc vượt kích cỡ theo yêu cầu của công ty chế biến sau đó phân phối đến các tác nhân khác để tiêu thụở thị trường nội địa.

Đối với kênh thị trường này cá tra từ người sản xuất được phân phối đến thương lái (13,8% sản lượng cá tra của chuỗi) sau đó phân phối 4,6% lượng cá tra đến các chủ vựa cá và các chủ vựa sau đó bán cho người tiêu dùng.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Kênh 2: Người nuôi cá tra à Thương lái à Người bán lẻà Người tiêu dùng nội địa Theo kênh phân phối này, người sản xuất bán cá tra cho thương lái (13,8% sản lượng cá tra của chuỗi) sau đó phân phối 9,2% sản lượng cá tra cho người bán lẻ ở các chợ trong địa bàn tỉnh và người bán lẻ phân phối lại cho người tiêu dùng.

Đối với kênh phân phối 1 và 2, cá tra được phân phối qua 2 tác nhân trung gian nên nếu tổng thu nhập chuỗi không đổi thì giá trị gia tăng thuần của mỗi tác nhân sẽ thấp vì xuất hiện chi phí gia tăng ở nhiều khâu.

Kênh 3: Người nuôi cá tra à Công ty chế biến à Xuất khẩu & Tiêu dùng nội địa Đa số người nuôi cá tra với quy mô lớn đã bán sản phẩm trực tiếp cho công ty chế biến thuỷ sản chiếm 86,2% sản lượng cá tra từ người nuôi. Đây là kênh phân phối chính và cũng là kênh phân phối ngắn nhất của chuỗi. Công ty chế biến xuất khẩu khoảng 77,6% sản lượng cá của chuỗi, phần còn lại (8,6%) bán cho thị trượng nội địa (các siêu thị).

Tương ứng với mỗi kênh thị trường sẽ có chi phí và lợi ích khác nhau trong toàn bộ chuỗi cũng như trong từng tác nhân tham gia chuỗi. Sự khác nhau này sẽđược mô tả chi tiết trong phần phân tích kinh tế chuỗi.

4.2.4 Phân tích kinh tế chuỗi giá trị cá tra 4.2.4.1 Giá trị gia tăng 4.2.4.1 Giá trị gia tăng

Giá trị gia tăng (GTGT) được tính bằng cách lấy giá bán trừđi giá mua vào chưa trừ đi các chi phí tăng thêm của mỗi tác nhân. Đối với người nuôi cá tra thương phẩm thì tổng chi phí bao gồm chi phí mua cá giống và các chi phí tăng thêm khi nuôi cho đến cá đem bán. Đối với các tác nhân khác (thương lái, chủ vựa, người bán lẻ, công ty chế biến) thì chi phí mua vào là chi phí mua cá tra thương phẩm và các chi phí tăng thêm như chi phí vận chuyển, thuê nhân công hoặc phương tiện vận chuyển/bảo quản. Giá trị gia tăng của các tác nhân theo từng kênh phân phối được trình bày ở Bảng 4.19, 4.20 và 4.21 dưới đây.(các chỉ tiêu tính toán được qui đổi dựa trên 1kg cá tra thương phẩm).

Kênh 1: Người nuôi cá tra à Thương lái à Chủ vựa à Người tiêu dùng nội địa Người sản xuất bán cá tra cho thương lái với giá 13.700 đồng/kg, chi phí mua giống qui ra 1kg cá tra thương phẩm là 1.600 đồng. Vậy GTGT mà người sản xuất tạo ra trong kênh phân phối này là 12.100 đồng/kg cá tra. Tương tự, người thương lái mua cá tra từ người sản xuất và bán cho chủ vựa cá với giá 15.900 đồng/kg, GTGT của tác nhân thương lái là 2.200 đồng/kg cá tra. Cuối cùng, chủ vựa mua cá của thương lái và

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

bán cho người tiêu dùng với giá 20.500 đồng/kg, GTGT của chủ vựa là 4.600 đồng/kg.

Tổng GTGT của kênh phân phối này là 18.900 đồng/kg, trong đó người sản xuất cá tra tạo ra GTGT cao nhất trên 1kg cá tra được tiêu thụ (64 %), chủ vựa (24,3 %) và người thương lái (11,7 %). Cần chú ý rằng đây không phải là kênh tiêu thụ chính sản phẩm cá tra của toàn chuỗi vì kênh này tiêu thụ chỉ có 4,6% lượng cá tra được sản xuất ra.

Bảng 4.19: Giá bán, giá mua và giá trị gia tăng của các tác nhân theo kênh phân phối 1 ĐVT: 1.000 đồng/kg cá tra

Tác nhân

Khoản mục Nông dân Thương lái Chủ vựa Tổng

Giá bán 13,7 15,9 20,5

Chi phí mua 1,6 13,7 15,9

Giá trị gia tăng 12,1 2,2 4,6 18,9 % Giá Trị gia tăng 64,0 11,7 24,3 100,0

Nguồn: Kết quả khảo sát, 2008

Kênh 2: Người nuôi cá tra à Thu gom à Người bán lẻà Người tiêu dùng nội địa

Bảng 4.20: Giá bán, giá mua và giá trị gia tăng của các tác nhân theo kênh phân phối 2

ĐVT: 1.000 đồng/kg cá tra

Tác nhân

Khoản mục Nông dân Thương lái Bán lẻ Tổng

Giá bán 13,7 16,95 20,5

Chi phí mua 1,6 13,7 16,95

Giá trị gia tăng 12,1 3,25 3,55 18,9 % Giá trị gia tăng 64,0 17,2 18,8 100,0

Nguồn: Kết quả khảo sát, 2008

Cũng giống như kênh phân phối 1, người sản xuất bán cá tra cho thương lái và GTGT mà người sản xuất cá tạo ra trong kênh phân phối này vẫn là 12.100 đồng/kg cá tra. Người thương lái mua cá tra từ người sản xuất và bán cho người bán lẻ với giá 16.950

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

đồng/kg (cao hơn khi bán cho chủ vựa), GTGT của thương lái trong trường hợp này lên đến 3.250 đồng/kg. Người bán lẻ sau đó bán cho người tiêu dùng với giá 20.500 đồng/kg, GTGT của người bán lẻ là 3.550 đồng/kg.

Tổng GTGT trong kênh cũng là 18.900 đồng (bằng với kênh 1), người sản xuất cá tra tạo ra GTGT (64 %), người bán lẻ (18,8 %) và người thương lái (17,2%). Trong kênh phân phối này GTGT được phân phối lại giữa người thương lái và người bán lẻ do giá bán của hai tác nhân này thay đổi.

Kênh 3: Người nuôi cá tra à Công ty chế biến à Xuất khẩu/Tiêu dùng nội địa

Bảng 4.21: Giá bán, chi phí, giá trị gia tăng của các tác nhân theo kênh phân phối 3

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị cá tra tại tỉnh An Giang (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)