Nhìn chung có những thách thức hiện diện trong toàn bộ chuỗi giá trị ngành hàng cá tra là:
• Chính sách chống bán phá giá của các nước nhập khẩu; Tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace) đưa con cá tra của Việt Nam vào danh sách vàng: Danh sách vàng gồm các loài cá được khuyến cáo là có thể chuyển qua danh mục màu đỏ nếu không được xử lý tốt (danh sách màu đỏ gồm các loài cá được nuôi và chế biến không nhân đạo, hoặc nếu nuôi và chế biến nó sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái và sản phẩm bị “cấm cửa” ở nhiều nước trên thế giới);
• Sự đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng và vệ sinh ATTP. Yêu cầu về tính trung thực kinh tế, ghi nhãn đúng. Yêu cầu đồng nhất chất lượng của khách hàng lớn. Yêu cầu về khả năng truy nguyên nguồn gốc. Yêu cầu ngày càng cao của nhà nhập khẩu về bảo vệ môi trường, đảm bảo trách nhiệm xã hội. Xu
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
hướng giá giảm đối với sản phẩm nuôi; Nhu cầu tiêu thụ cá của người tiêu dùng ở thị trường nội địa bị bảo hòa
• Ô nhiễm môi trường,Suy giảm nguồn lợi thủy sản. • Cạnh tranh với Trung Quốc, ASEAN, Nam Á.
• Lạm dụng thuốc trong phòng trị dịch bệnh và xử lý môi trường nuôi thủy sản
Các nguyên nhân chính:
- Chưa có quy hoạch phát triển thủy sản của toàn vùng ĐBSCL và kết quảđánh giá sức tải tối đa của hai dòng sông Hậu và Sông Tiền nên ngành gặp khó khăn trong xây dựng quy hoạch và định hướng phát triển thủy sản tại địa phương. - Do còn yếu tố cảm tính, chủ quan trong xây dựng quy hoạch nên chậm trễ về
tiến độ thực hiện và một số vùng quy hoạch không đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư, quy hoạch phải điều chỉnh nhiều lần, gây trở ngại cho các nhà đầu tư. - Chưa có sự quan tâm đúng mức về đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống
thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản nên việc bố trí chủđộng cấp thoát nước và xử lý môi trường gặp nhiều khó khăn.
- Người dân chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt mà không tính đến định hướng phát triển lâu dài, chưa tin tưởng tuyệt đối vào kế hoạch phát triển chung của ngành.
- Vẫn còn tồn tại thói quen sản xuất tự phát, dễ dẫn đến giá cả không ổn định khi thị trường có biến động, gây thiệt hại cho chính bản thân họ.
- Thị trường xuất khẩu thủy sản chưa thật sự ổn định, người nuôi và doanh nghiệp còn hạn chế trong việc nắm bắt thông tin.
- Việc triển khai thực hiện chiến lược đa dạng hóa thị trường và đa dạng hóa sản phẩm còn chậm, thị trường tiêu thụ nội địa chưa được khai thác triệt để.
- Trong năm qua, chúng ta cũng gặp nhiều khó khăn trong việc đối phó với các rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu (EU, Mỹ,...), do đó cũng làm cho người nuôi bất an trong sản xuất.
Cụ thể những điểm yếu và thách thức của các khâu trong chuỗi như sau:
(1) Nguyên liệu đầu vào
§ Chi phí nguyên liệu đầu vào tăng cao (thức ăn công ngiệp, nguyên liệu để chế biến thức ăn tự chế, xăng dầu…);
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu § Chất lượng thức ăn công nghiệp chưa cao do gian lận trong kinh doanh (thức ăn
công nghiệp không đúng độđạm, bị gian lận trong bao bì); § Không đánh giá được chất lượng thuốc thủy sản;
§ Không có thuốc trịđúng bệnh cho cá; (2) Sản xuất/chế biến
§ Môi trường nước bị ô nhiễm nên cá dễ bệnh và chết;
§ Thời tiết thay đổi bất thường ảnh hưởng đến môi trường sinh thái của cá làm cá dễ bị bệnh;
§ Chưa có chuẩn chất lượng đểđánh giá chất lượng cá giống; § Tỷ lệ hao hụt khi sản xuất cá tra giống cao;
§ Thiếu nguồn cá tra giống có chất lượng;
§ Người sản xuất cá tra giống, cá tra thương phẩm thiếu kỹ thuật và thiếu kinh nghiệm;
§ Người sản xuất cá tra thương phẩm không chủđộng được cá giống; § Rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu sản phẩm GTGT từ cá tra;
§ Thiếu lao động có kinh nghiệm trong khâu chế biến và cạnh tranh lao động cao giữa các nhà máy chế biến
(3) Thị trường
§ Giá cả cá tra giống, cá tra thương phẩm không ổn định; § Người sản xuất, công ty chế biến thiếu thông tin thị trường;
§ Khả năng dự báo thị trường của người sản xuất, công ty chế biến ở mức thấp; § Người sản xuất cá tra bị thương lái ép giá (nếu bán cho thương lái);
§ Đối với người sản xuất nhỏ lẻ, sản lượng cá thấp nên khó tiêu thụ; § Nhu cầu tiêu thụ cá của người tiêu dùng ở thị trường nội địa bị bảo hòa;
§ Các công ty chế biến cạnh tranh giá để giành khách hàng làm cho giá sản phẩm GTGT từ cá tra thấp (giá cá tra phi lê xuất khẩu của Việt Nam còn thấp, chỉ khoảng 2,8-3 USD/kg);
§ Việt Nam chưa có bộ tiêu chuẩn về chất lượng của cá tra để làm chuẩn mực giới thiệu và định giá sản phẩm trong thương mại nên nhưng nhà nhập khẩu thì biết rõ
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
các thành phần, tố chất trong sản phẩm cá tra nên họ luôn ở thế chủ động trong việc đưa ra các yêu cầu về chất lượng sản phẩm chế biến từ cá tra;
Thách thức bên ngoài cho phát triển bền vững
ü Yêu cầu ngày càng cao vềđảm bảo ATTP. ü Kiện chống bán phá giá và các xử lý hình sự. ü Yêu cầu về tính trung thực kinh tế, ghi nhãn đúng. ü Yêu cầu đồng nhất chất lượng của khách hàng lớn. ü Yêu cầu về khả năng truy nguyên nguồn gốc. ü Cạnh tranh với Trung Quốc, ASEAN, Nam Á. ü Xu hướng giá giảm đối với sản phẩm nuôi.
ü Yêu cầu ngày càng cao của nhà nhập khẩu về bảo vệ môi trường, đảm bảo trách nhiệm xã hội.
(4) Tổ chức và quản lý
• Huyện Châu Phú bị khoanh vùng sản xuất cá loại 2 nên cá có chất lượng, đạt yêu cầu vẫn bị áp đặt giá cá loại 2;
• Thiếu sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi: Người sản xuất và các công ty chế biến nên không hoạch định được sản lượng dẫn đến tình trạng cung và cầu không gặp nhau, sản lượng cá nguyên liệu có lúc dư thừa làm cho giá giảm có lúc thiếu hụt làm giá tăng rất cao;
(5) Tài chính
• Người sản xuất thiếu vốn;
• Ngân hàng không giải ngân khi giá cá giảm (mua thức ăn để duy trì cá nuôi); • Lãi suất cao;
• Tỷ giá USD/VND dao động ảnh hưởng đến việc xuất khẩu sản phẩm GTGT từ cá tra của các công ty chế biến.
(6) Cơ sở hạ tầng
Không có điều kiện để xử lý nước thải là một trong những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nguồn nước làm ảnh hưởng đến những hộ nuôi cá tra trong vùng, đặc biệt nếu nguồn nước thải từ các ao cá bị dịch bệnh. Về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
sinh hoạt của người dân trong vùng do những hộ dân ở khu vực nông thôn chủ yếu sử dụng nước từ sông ngòi, kênh rạch;
(7) Chính sách luật lệ
• Chính sách quản lý về VSATTP nên khó tiêu thụ cá;
• Chính sách quản lý diện tích nuôi cá tra, không cho tăng diện tích nuôi một cách tùy ý;
• Chính sách chống bán phá giá của các nước nhập khẩu;
• Đăng ký cấp giấy chứng nhận sản xuất theo quy trình nuôi cá sạch hao tốn nhiều chi phí và thời gian;
• Tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace) đưa con cá tra của Việt Nam vào danh sách vàng.