Đa số Thương lái có địa điểm thu mua cố định (66,7%), một số thương lái mua cá ngay tại ao, ruộng của người nuôi cá (22,2%) và có một số khác vừa có điểm thu mua cốđịnh vừa phải đến tận nơi của người nuôi cá để thu mua (11,1%). Đa số Thương lái
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
chỉ thu mua cá bằng kinh nghiệm (88,9%); Một số ít thu mua theo kiểu kết hợp kinh nghiệm và tập huấn (kiến thức kinh doanh).
Đối tượng mua được trình bày trong Bảng 4.10 dưới đây.
Bảng 4.10: Đầu vào thu mua cá của người thương lái
Đối tượng mua Tần số Tỷ lệ (% hộ) Lượng (%)
Nông dân 7 77,8 50,0
Đánh cá 3 33,3 24,4
Thu gom (thướng lái nhỏ) 3 33,3 16,7
Chợđịa phương 1 11,1 8,9
Tổng cộng 100,0
Nguồn: kết quả khảo sát 2008
Có 77,8% thương lái thu mua cá từ nông dân nuôi cá; 33,3% mua cá từ những người đánh bắt cá; 33,3% mua từ những thương lái khác nhỏ hơn và 11,1% mua cá của các chủ vựa tại các chợởđịa phương. Cũng lưu ý rằng tỷ lệ này bao gồm cả cá tra và các lọai cá khác. Người thương lái chỉ mua cá tra từ nông dân mà thôi. Điều này cũng được giải thích tương tự cho hoạt động bán ra của người thương lái
Hình thức thanh toán và hợp đồng: Người thương lái mua cá từ các đối tượng trên đều thanh toán tiền mặt một lần cho người cung cấp. Chỉ có 11,1% mua cá của nông dân là có hợp đồng bằng văn bản trước, đa số không có hợp đồng.
Tiêu chuẩn chất lượng được mô tả trong Bảng 4.11. Phần lớn thương lái không quan tâm đến việc đặt ra các tiêu chuẩn chất lượng khi thu mua cá mà chỉ dựa vào giá cả (55,6%); Một số thương lái có đặt ra tiêu chuẩn kích cỡ, trọng lượng cá (33,3%); Đối với cá tra thì thương lái đặt ra tiêu chuẩn thịt cá phải trắng (22,2%) và đây là tiêu chuẩn quyết định giá cá tra thu mua; Đối với cá nước ngọt, cá biển… thì người thương lái còn yêu cầu cá phải tươi (11,1%). Với những tiêu chuẩn này thì phần lớn người cung cấp đều đáp ứng được.
Bảng 4.11: Tiêu chuẩn chất lượng thương lái đặt ra khi mua cá
Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%)
Không quan tâm 5 55,6
Trọng lượng/kích cỡ 3 33,3
Thịt trắng 2 22,2
Cá phải tươi 1 11,1
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Sản lượng, chi phí và lợi nhuận của người thu gom được mô tả trong Bảng 4.12. Tổng chi phí cho mỗi kg cá tra khoảng 14,8 ngàn đồng trong đó chi phí trung gian (chi phí mua cá) khoảng 13,7 ngàn đồng/kg, chi phí thêm vào khoảng 1,1 ngàn đồng/kg. Người thương lái bán cá tra với giá trung bình 16,6 ngàn đồng/kg thì lợi nhuận đạt được khoảng 1,8 ngàn đồng/kg cá tra (tỷ lệ lợi nhuận/tổng chi phí là 12,2% và lợi nhuận/doanh thu khoảng 10,8%).
Bảng 4.12: Chi phí, giá bán và lợi nhuận cá tra của người thương lái ĐVT: 1.000đ/kg
Chi phí, giá bán, lợi nhuận cá Tra năm 2007 Tần số Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình
Giá mua 8 8,00 18,00 13,68
Chi phí thêm vào 8 0,00 3,00 1,07
Tổng chi phí 8 9,20 20,00 14,76
Giá bán 8 10,00 21,00 16,56
Lợi nhuận 8 0,50 5,00 1,80
Nguồn: kết quả khảo sát 2008