Các giải pháp hành động thực hiện nâng cấp chuỗ i

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị cá tra tại tỉnh An Giang (Trang 85)

Các giải pháp liên hoàn để quản lý và kiểm soát chặt chẽ tất cả các khâu trong chuỗi từ "ao nuôi đến bàn ăn" nhằm khắc phục các mối nguy cũng như giảm tối đa các rủi ro trong quá trình sản xuất nguyên liệu và chế biến tiêu thụ cá tra xuất khẩu, đặc biệt là hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm cũng như phát triển bền vững ngành cá. Để đạt được những yêu cầu trên, điều đầu tiên là cần có một hội thảo do tỉnh tổ chức bao gồm tất cả các tác nhân trong chuỗi và nhà hỗ

trợ/thúc đẩy chuỗi để thảo luận, hiểu rõ và quyết tâm thực hiện tốt các vấn đề sau đây.

4.4.3.1 Khâu sản xuất giống

Cần chú ý nâng cao chất lượng giống, nhưng trước hết là cá giống phải đạt được tiêu chuẩn khỏe, sạch bệnh. Trong quá trình sản xuất giống không được dùng hoá chất kháng sinh quá ngưỡng cho phép. Đặc biệt là không được sử dụng thuốc kích dục hay các loại hoá chất kháng sinh bị cấm sử dụng, vì đây chính là những nguyên nhân làm chất lượng cá giống thấp và không đảm bảo an toàn, hiệu quả trong quá trình nuôi do

Đầu vào Sản xuất Chế biến Thương mại Người cung cấp đầu vào Người nuôi Công ty chế biến Bán sỉ Bán lẻ Xuất khẩu -Thị trường tăng trưởng -Giá ổn định -Chất lượng cao Số lượng Người tiêu dùng Thu nhập Lao động Quản lý và công nghệ à Giảm giá thành đơn vị à Số lượng lớn hơn à Chất lượng cao hơn

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

số lượng hao hụt rất lớn, thậm chí có những ao nuôi sử dụng loại giống cá có chất lượng kém bị mất trắng. Để khắc phục tình hình này cần:

• Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư thêm các trại sản xuất cá giống có chất lượng cao. Các DNCB cá xuất khẩu nên nghiên cứu đầu tư vào lĩnh vực này, cùng với việc đầu tư vùng nuôi cá thương phẩm, làm nguyên liệu cung cấp cho nhà máy chế biến.

• Nghiên cứu để bảo tồn, nuôi dưỡng đàn cá bố mẹ khoẻ, sạch bệnh để cung cấp cho các trại giống. Nếu có thể nên chú ý phát triển, lưu giữđàn cá giống gốc ông bà. Đầu tư cho nhiệm vụ này cần giao cho Viện nghiên cứu NTTS thực hiện, có sự hỗ trợ vốn của nhà nước và mời các Cty chế biến XK cá tham gia đầu tư vốn thực hiện.

• Nghiên cứu để lai tạo, hoặc đánh bắt trong tự nhiên đàn cá bố mẹ có chất lượng tốt, đặc biệt là cá thịt trắng, nuôi chóng lớn để nuôi dưỡng, bảo tồn và cung cấp cho các trại giống sinh sản nhân tạo giống cá có chất lượng và giá trị kinh tế cao. Việc này rất cần có sự tham gia của các Viện nghiên cứu thủy sản nước ngọt trong ngành, nhất là các đơn vị, cơ quan ở phía Nam. Các GĐ DN cần tham gia liên kết, hỗ trợ, kí hợp đồng để thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học của các Viện/Trường để thụ hưởng, ứng dụng các kết quả nghiên cứu này trong quá trình sản xuất nguyên liệu cho các nhà máy chế biến của mình.

4.4.3.2 Qui hoạch vùng nuôi an toàn

Song song với việc tổ chức sản xuất giống thật tốt, đảm bảo có đàn giống khoẻ, sạch bệnh thì cần phải có qui hoạch vùng nuôi cá để đảm bảo môi trường và tránh hiện tượng phát triển tự phát, theo phong trào không kiểm soát được. Đây chính là nguyên nhân của sự phát triển thiếu bền vững.

• Tổ chức điều tra rà soát qui hoạch đã có và hiện trạng nuôi cá hiện nay của địa phương, căn cứ vào tình hình môi trường, điều kiện vềđất đai, diện tích mặt nước, điều kiện nuôi cá sạch và an toàn, qui chế quản lý vùng nuôi cá để tiến hành thực hiện qui hoạch.

• Chỉ tiêu về diện tích, sản lượng cá nuôi cần phải căn cứ vào các qui luật của kinh tế thị trường - nhất là qui luật cung cầu, qui luật giá trị để tính toán cân đối trong quá trình qui hoạch, nhằm tạo điều kiện cho qui hoạch có tính khả thi cao, không để xảy ra tình trạng qui hoạch treo, qui hoạch trên giấy, không khả thi, không đưa được vào cuộc sống. Việc qui hoạch này cần hoàn thành sớm để ngăn chặn tình

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

trạng phát triển quá nóng như hiện nay, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường rất cao và đồng thời có thể dẫn đến tình trạng mất cân đối nghiêm trọng về thị trường tiêu thụ cũng như có nguy cơ thua lỗ nặng của một số DN chế biến cá nhỏ và vừa. • Áp dụng kỹ thuật nuôi tiên tiến và ATVSTP, trong đó ưu tiên áp dụng các giải

pháp xử lý triệt để ô nhiễm môi trường nuôi giúp cá chóng lớn, kích cỡđồng đều, thịt trắng. Hiện nay đã có chế phẩm sinh học để xử lý nước trong quá trình nuôi cá rất có hiệu quả, có thể vừa làm sạch môi trường nước vừa làm cho cá nuôi có thịt trắng. Chế phẩm này đã được Viên nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I thử nghiệm thành công để sử dụng trong nuôi cá đạt kết quả rất tốt.

4.4.3.3 Nhà máy chế biến cá xuất khẩu

• Điều tra, thống kê lại các nhà máy hiện có đang hoạt động chế biến cá xuất khẩu để có qui hoạch xây dựng hệ thống nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu phù hợp của tỉnh trong tình hình mới.

• Cục chế biến thương mại Nông Lâm Thủy sản cần có văn bản hướng dẫn cho các địa phương thực hiện qui hoạch. Cục cũng cần tiến hành khẩn trương việc qui hoạch tổng thể hệ thống nhà máy chế biến cá nói riêng và thủy sản nói chung cho toàn ngành, nhưng ưu tiên thực hiện cho nhà máy chế biến cá trước tiên. Điều kiện tiêu chuẩn để xây dựng một nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu phải được qui định rõ ràng để các chủ đầu tư và các địa phương có cơ sở thực hiện. Điều kiện tiêu chuẩn này phải được thống nhất với các cơ quan liên quan, nhưng chủ yếu là Cục NAFIQUAVED, Vụ Khoa học Công nghệ của Bộ và Hiệp hội VASEP, vì đây là các tổ chức đại diện cộng đồng chế biến cá. Tiêu chuẩn xây dựng các nhà máy CBTS, đặc biệt là CB cá XK cần căn cứ vào tiêu chuẩn HACCP để quy định hướng dẫn cho các nhà đầu tư, các Cty tư vấn lập dự án khả thi và Cty tư vấn lập thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, cũng như cung cấp cho các địa phương phê duyệt các dự án đầu tư đảm bảo chế biến các mặt hàng thủy sản đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu và bảo vệ môi trường sinh thái cho địa phương.

4.4.3.4 Tổ chức các Liên hiệp sản xuất cá sạch, ATVSTP

Cần cósự liên kết chặt chẽ giữa chủ doanh nghiệp (DN) chế biến xuất khẩu và tập thể hoặc cá nhân nuôi cá. Khi thực hiện nội dung này cần tham khảo mô hình Liên hiệp sản xuất cá sạch của Agifish An Giang (APPU), vì đây là tổ chức điển hình trong lĩnh vực này đã có những thành công tốt trong việc thực hiện liên kết giữa người nuôi và người chế biến. Trong qui hoạch xây dựng vùng nuôi cũng như tiêu chí thẩm định,

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cá xuất khẩu cũng cần nêu một cách cụ thể, đầy đủ chủ trương này.

Sơđồ 4.3: Mô hình Liên hp sn xut cá sch AGIFISH An Giang

Về qui trình kỹ thuật nuôi cá cần tham khảo ý kiến tư vấn của các nhà khoa học trong ngành thủy sản, chủ yếu là của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I và II. Đặc biệt là nên có sự hợp tác chặt chẽgia DN và nhà khoa hc với nhau để gây dựng và tạo đàn cá bố mẹ khoẻ, sạch bệnh (nghiên cứu để mua từ các tàu đánh bắt từ Biển hồ - Campuchia hoặc ở các dòng sông lớn vùng ĐBSCL). Sản xuất đủ lượng giống chất lượng tốt, đảm bảo sạch bệnh và cung cấp ổn định, đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nuôi cá một cách hiệu quả, bền vững cho toàn vùng ĐBSCL và cho cả nước. Các DN chế biến xuất khẩu cá cần đầu tư/tài trợ để giúp cho các nhà khoa học nghiên cứu những đề tài KH cần thiết phục vụ cho phát triển nghề nuôi cũng như chế biến cá tra XK. Việc này có thể thực hiện theo đơn đặt hàng của các DNCB theo hình thức hợp đồng trọn gói. Khả năng hợp tác này sẽ rất to lớn và hiệu quả, nếu được đồng tình hưởng ứng của các GĐ và các nhà KH trong ngành chắc chắn sẽ tạo được sự phát triển mạnh mẽ hơn đối với ngành hàng cá XK, đồng thời làm cho khách hàng nước ngoài sẽ tin tưởng cao hơn vào chất lượng cá xuất khẩu (XK) của VN.

HĐ 1 HĐ 2 HỘ NUÔI CÁ AGIFISH NGÂN HÀNG CTY THỨC ĂN CTY THUỐC TT GIỐNG APPU

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

4.4.3.5 Tổ chức nhóm liên kết trong cộng đồng các DNCB cá XK

Điều này rất quan trọng trong hội nhập, đây là cơ sởđể thành lập các tập đoàn thủy sản lớn sau này. Mục tiêu của việc tổ chức này là xây dựng 3 tăng và 3 giảm.

• Ba tăng là: - Tăng cường phối hợp hành động trong sản xuất - kinh doanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tăng uy tín chất lượng và hiệu quả kinh tế (tăng lợi nhuận) - Tăng sức cạnh tranh với nước ngoài.

• Ba giảm là: - Giảm cạnh tranh nội bộ - Giảm rủi ro

- Giảm giá thành/chi phí sản xuất.

Thành phần tham gia vào các tập đoàn hoặc nhóm liên kết nên có Ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính (kể cả trong và ngoài nước) tham gia với tư cách là thành viên. Vì đây là những nguồn đầu tư mạnh có uy tín trên thị trường tài chính trong nước và thế giới, họ sẽ hỗ trợ các Tập đoàn trong quá trình hoạt động và phát triển một cách bền vững và có trách nhiệm vì bao gồm cả lợi ích của các tổ chức tài chính này.

4.4.3.6 Tài chính

Cần nghiên cứu để tạo nguồn tài chính đủ phục vụ cung ứng vốn cho cộng đồng DNCB cá xuất khẩu hoạt động theo hai hướng:

(1) Mời Ngân hàng tham gia vào các nhóm liên kết nuôi trồng, chế biến cá xuất khẩu (2) Tự thân cộng đồng DN đứng ra tổ chức Cty Tài chính/Ngân hàng của riêng mình

theo luật pháp qui định/cho phép.

4.4.3.7 Thị trường

Cần củng cố và mở rộng thêm thị trường xuất khẩu. Chú ý tập trung giải quyết thật tốt các vướng mắc của thị trường Mỹ, đồng thời mở rộng các thị trường mới ở Trung Đông, Châu Phi và Nam Mỹ. Riêng Châu Á cần chú trọng thị trường Nhật với loại cá thịt trắng chất lượng cao. Thị trường Trung Quốc, Hồng Kông, Malaysia cũng là thị trường tốt, có tiềm năng. Đối với thị trường Mỹ cần thực hiện tốt qui trình nuôi và chế biến cá, bảo đảm tính minh bạch để có thể xuất khẩu cá vào Mỹ với mức thuế thấp nhất.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Chương 5

KT LUN VÀ ĐỀ NGH

5.1 KẾT LUẬN

- An Giang có được lợi thế về tài nguyên thiên nhiên (sông ngòi, đồng bằng...), về con người biết vận dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật cộng với kinh nghiệm thực tiễn nên năng suất, sản lượng nuôi cá tra liên tục tăng qua các năm. Với diện tích và lồng bè nuôi lớn nhất và chi phí sản xuất thấp nhất ĐBSCL. Sản xuất cá tra đã dần chuyển sang hướng sản xuất hàng hóa với quy mô lớn và đang từng bước trở thành một ngành sản xuất chính (trong tương lai sẽ phát triển thành qui mô công nghiệp), thu hút nhiều lao động của tỉnh (đã tạo công ăn việc làm cho 17.500 người/năm 2007 tăng gần 3 lần so với năm 2005). Sản lượng chế biến xuất khẩu chiếm 77,6%, tiêu dùng nội địa chiếm 22,4%. Hiên nay cá tra có mức giá thấp hơn các loại cá khác nên có lợi thế cạnh tranh với các loại cá khác trong thị trường nội địa. Qua đó cho thấy tiềm năng phát triển ngành hàng cá tra còn rất lớn. Tuy nhiên, còn một số khó khăn hạn chế như sau: Sự tăng trưởng về diện tích, sản lượng những năm qua chủ yếu theo chiều rộng, Kỹ thuật nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, việc áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế, thiếu tính ổn định, bền vững. Các biểu hiện trong kết quả nghiên cứu cho thấy phổ biến ở các tác nhân là thiếu thông tin thị trường, thiếu vốn cho sản xuất và tiêu thụ, giá cả không ổn định chi phí đầu vào thường tăng cao (giá thành 1kg cá tăng 42% so với năm 2006), giá đầu ra bấp bênh… Nếu xét trong toàn chuỗi thì người sản xuất giống và người nuôi cá thương phẩm còn đối mặt với rất nhiều rủi ro, thua lỗ. Trong sản xuất đầu vào chất lượng con giống chưa bảo đảm, thiếu kiểm tra. Bên cạnh thời tiết thay đổi bất thường, công tác quản lý vệ sinh môi trường, chất lượng và VSATTP chưa tốt, cơ sở hạ tầng đặc biệt là đầu tư thủy lợi phục vụ thủy sản còn hạn chế làm cho môi trường nước ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe đời sống con người và làm cho cá dễ bị dịch bệnh cần phải quan tâm giải quyết.

- Các tác nhân trong chuỗi giá trị chưa chú trọng đến thị trường nội địa. Sản phẩm tiêu thụ nội địa là cá tra có thịt màu vàng được nuôi nhỏ lẻ tự phát do các hộ gia đình đem bán ở chợ dạng tươi sống. Hoặc cá tra nguyên liệu đưa vào các công ty chế biến không đạt yêu cầu cho xuất khẩu (kích cỡ, màu sắc…) và các phụ phẩm (đầu cá tra) được cung cấp ra thị trường nội địa. Một phần cá tra chế biến đông lạnh có bày bán ở hệ thống siêu thị bán lẻ trên toàn quốc. Trong chuỗi giá trị hiện tại ở An Giang có 3 kênh thị trường:

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Kênh 1: Người nuôi cá tra à Thương lái à Chủ vựa à Người tiêu dùng nội địa

Kênh 2: Người nuôi cá tra à Thương lái à Người bán lẻà Người tiêu dùng nội địa

Kênh 3: Người nuôi cá tra à Công ty chế biến à Xuất khẩu & Tiêu dùng nội địa Đối với kênh phân phối 1 và 2, cá tra được phân phối chỉ tiêu dùng nội địa chiếm 13,8% (Kênh 1: 4,6%; Kênh 2: 9,2%) qua 2 tác nhân trung gian nên chi phí gia tăng ở nhiều khâu và lợi nhuận của người sản xuất cá tra trung bình 1 kg cá thấp hơn chỉ đạt 62% so với kênh 3 và Kênh 3 là kênh có lợi cho cả người nuôi và công ty chế biến. Tuy nhiên lợi nhuận và thu nhập chuỗi phân bố chưa hợp lý giữa các tác nhân trong chuỗi chủ yếu tập trung cho công ty chế biến. Mặc dù công ty chế biến thu hút rất nhiều lao động của xã hội nhưng mức lương lao động trực tiếp còn thấp so với các loại lao động khác trong công ty. Trong các tác nhân của chuỗi thì người nuôi còn đối mặt với rất nhiều rủi ro. Với tỷ trọng lợi nhuận và thu nhập chưa hợp lý giữa các tác nhân như trên cho thấy tính kém bền vững của chuỗi.

- An Giang nuôi cá tra có lợi thế nhất so với các tỉnh ĐBSCL về tài nguyên thiên nhiên, kinh nghiệm sản xuất. Diện tích sản lượng hàng hóa lớn, chi phí sản xuất thấp, tiềm năng phát triển sản xuất còn rất lớn. Tỉnh đang đầu tư mới thêm 7 công ty chế biến thủy sản tạo cơ hội để người sản xuất cá tra có thị trường tiêu thụ tại chỗ. Bước đầu hình thành mối liên kết giữa người sản xuất cá tra giống và người nuôi cá tra thương phẩm; Liên kết người nuôi cá tra thương phẩm và các công ty chế biến… thuế

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị cá tra tại tỉnh An Giang (Trang 85)