Hỗ trợ/thúc đẩy trong khâu nuôi cá

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị cá tra tại tỉnh An Giang (Trang 65 - 66)

Đa số nhà hỗ trợ/thúc đẩy (71,4%) cho rằng họ luôn được tập huấn về nâng cao năng lực chuyên môn cũng như kỹ năng giao tiếp và thương lượng, đặc biệt là kỹ năng khuyến nông/khuyến ngư, SQF 1000, SQF 2000, quản lý dự án và kỹ thuật nuôi trồng thủy sản.

Có 50% đáp viên cho rằng cá là sản phẩm chính của địa phương, là đối tượng nuôi truyền thống và hoạt động nuôi mang lại hiệu quả cao cho người nuôi. Bên cạnh đó, cũng có 50% số ý kiến cho rằng cá chưa phải là sản phẩm chính của địa phương với lý do là ngành nông nghiệp (cây lúa) là thu nhập chính của người dân và cho rằng sản xuất thuỷ sản vẫn chưa ổn định.

Liên quan đến việc làm thế nào người nuôi có thể tiếp cận được với các thông tin có liên quan đến sản xuất thì 85,7% đáp viên cho rằng họ thường xuyên tổ chức hội thảo về phát triển thủy sản bền vững cho người nuôi nhưng chỉ có 66,7% ý kiến đánh giá

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

sự thành công của các hội thảo này vì kết quả do môi trường nuôi ô nhiễm ngày càng cao, đầu ra vẫn chưa ổn định cũng nhưđầu vào chưa quản lý tốt. Ngòai việc thường xuyên tổ chức hội thảo, 85,7% đáp viên còn cho rằng tỉnh, huyện đều có kế họach ngắn và dài hạn trong việc hỗ trợ thúc đẩy phát triển nghề cá nhưng chưa được kiểm tra và thực hiện một cách triệt để (28,6%). Tuy nhiên, 100% đáp viên cho rằng địa phương có giải pháp cải thiện và có nhận ra những thay đổi suốt quá trình thức hiện việc hỗ trợ.

Đặc biệt 57,1% nhà hỗ trợ nhấn mạnh rằng vai trò và hoạt động của hiệp hội thủy sản tỉnh An Giang hiện nay chưa có hiệu quả thậm chí họat động không tốt vì chưa nối kết được người nuôi và nhà chế biến (37,5% số ý kiến) và chưa đáp ứng đúng nhu cầu người nuôi. Hiệp hội hiện nay chỉ dừng lại ở việc cập nhật và cung cấp thông tin thị trường để hỗ trợđầu ra.

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị cá tra tại tỉnh An Giang (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)