Sự phát triển của các mô hình nuôi tôm biển

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh và bán thâm canh ven biển tỉnh sóc trăng (Trang 25 - 26)

Theo số liệu của Tổng Cục Thống Kê: Riêng đồng bằng sông Cửu Long 5 năm qua đã chuyển 335 nghìn ha cây trồng hiệu quả kinh tế thấp và đất hoang hoá sang nuôi trồng thuỷ sản, đưa diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn vùng năm 2005 lên 685,8 nghìn ha, trong đó 35 nghìn ha nuôi tôm theo phương pháp công nghiệp. Các tỉnh có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn là Cà Mau 278,2 nghìn ha; Bạc Liêu 118,7 nghìn ha; Kiên Giang 90,9 nghìn ha. Diện tích chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản thường được áp dụng với nhiều phương thức khác nhau như: tràm-cá, lúa- tôm ở vùng ngập lũ; chuyên tôm hoặc tôm-lúa ở vùng ngập mặn ven biển.

Năm 2005, mô hình nuôi tôm biển đầu tư thấp như QC và QCCT chiếm ưu thế

88,8% (536.863 ha) tổng diện tích nuôi tôm biển của cả nước. ĐBSCL chiếm khoảng 468.855 ha (90,9% của khu vực này). Mô hình nuôi tôm sú đầu tư thấp như nuôi tôm-rừng chiếm 256.112 ha, trong đó tỉnh Cà Mau có khoảng 200.255 ha. Tôm-lúa có khoảng 121.739 ha (Cà Mau: 35.000 ha, Kiên Giang 46.371 ha và Bạc Liêu 24.823 ha).

Toàn quốc có tổng diện tích nuôi tôm TC là 7.367 ha vào năm 1999 đạt đến 67.616 ha vào năm 2005, chiếm 11,2% diện tích. Tỷ lệ diện tích nuôi tôm TC của các tỉnh Nam Trung bộ chiếm khoảng 79,4% của vùng này (11.432 ha nuôi TC trong tổng số 14.391 ha diện tích nuôi tôm biển của vùng này) cao hơn khu vực

ĐBSCL là 9,02% (48.290 ha). Mặc dù tỷ lệ diện tích nuôi tôm biển TC của

ĐBSCL thấp hơn các vùng khác trong nước nhưng tổng diện tích nuôi của mô hình này chiếm 71% tổng diện tích nuôi tôm biển TC của cả nước (BTS, 2006). . Tỷ lệ diện tích nuôi tôm biển BTC tăng nhanh vào những năm 2002-2003, sau đó tăng chậm. Trong kế hoạch phát triển nuôi tôm biển, diện tích nuôi tôm BTC và TC của ĐBSCL chiếm tỷ lệ trung bình 10% vào năm 2010 (BTS, 2003). Theo thống kê của BTS (2006) thì năm 2005 cả nước có 535.863 ha nuôi tôm QCCT chiếm 88% diện tích nuôi tôm cả nước và 67.616 ha diện tích nuôi tôm TC/BTC.

ĐBSCL có 486.855 ha diện tích nuôi tôm QCCT, chiếm 91% diện tích nuôi tôm khu vực, trong đó tôm- rừng là 256.112 ha (Cà Mau có 200.255 ha) và tôm- lúa là 12.1793 ha.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh và bán thâm canh ven biển tỉnh sóc trăng (Trang 25 - 26)