Chế phẩm sinh học probiotic có khả năng chống nhiễm trùng do vi khuẩn và virút (như virút Rota gây tiêu chảy), chống ung thư, kích thích hoạt động của hệ miễn dịch, làm giảm cholesterol... Vì probiotic tác động làm ổn định khu hệ vi sinh vật
đường ruột, làm tăng các vi khuẩn có ích (các vi khuẩn sinh vitamin, sinh chất kháng khuẩn, vi khuẩn phân giải đường bột...), làm giảm các vi khuẩn có hại (các vi khuẩn cạnh tranh thức ăn, sinh chất độc...). Trong NTTS, probiotic còn là chế
phẩm xử lý môi trường. Thay cho mục đích chủ yếu là tiêu diệt các bào tử vi khuẩn, chế phẩm sinh học được sản xuất với mục đích chủ yếu là kích thích sự
gia tăng của các vi sinh vật có lợi trong ao nuôi. Thành phần của chế phẩm probiotic thường là một tập hợp các chủng vi sinh vật sống, được tuyển chọn, tối
ưu hóa, làm khô bằng phun sấy, đóng khô hoặc bọc trong alginat. Mỗi nhà sản xuất có thể chọn các loài khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là các loài vi khuẩn Bacillus sp., Lactic lactobacillus, Bifidobacterium sp., nấm men
Saccharomyces cerevisiae và Phaffia rhodozyma. Một thành phần khác cũng
được thấy trong chế phẩm probiotic đó là tập hợp các enzym có nguồn gốc vi sinh vật như amylase, protease, lipase, cellulase, chitinase, một số vitamin thiết yếu hoặc axit amin và chất khoáng... nhằm kích thích hoạt tính ban đầu của vi sinh vật của chế phẩm và xúc tác cho sự hoạt động của enzym trong môi trường (Nguyễn Văn Nam và Phạm Văn Ty, 2007).
Theo kết quả điều tra của Nguyễn Thị Phương Nga (2004) về thuốc và hoá chất dùng trong ao nuôi tôm TC và BTC tại Sóc Trăng, Bạc liêu, Cà Mau cho thấy có
đến 116 sản phẩm thuốc và hoá chất được sử dụng trong nuôi thuỷ sản với các mục đích khác nhau. Trong đó nhóm chế phẩm sinh học là 15 loại, hoá chất là 40 loại, khoáng thiên nhiên là 4 loại, Vitamin và nhóm khác là 22 loại.
Nguyễn Thành Phước (2007) nhận xét rằng men vi sinh có hai dạng: dạng nước và dạng bột (hay dạng viên). Thông thường, dạng bột có mật số vi khuẩn có lợi cao hơn so với dạng nước. Về chủng loại, men vi sinh có 02 loại, loại dùng để xử
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
tôm cá (loài vi khuẩn chủ yếu là Lactobacillus). Các lợi ích mang lại khi sử dụng men vi sinh gồm một hay nhiều điều sau đây: (i) Làm ổn định chất lượng nước và nền đáy trong ao nuôi tôm cá, (ii) Nâng cao sức khoẻ và sức đề kháng tôm cá nuôi, (iii) Giảm thiểu ô nhiễm môi trường ao nuôi và xung quanh do nuôi trồng thuỷ sản gây nên và (iv) Nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn.
Có được tính chất như trên là do hoạt động tích cực của vi khuẩn qua một hay nhiều cơ chế tác động như sau: (i) Cạnh tranh mạnh mẽ chất dinh dưỡng, năng lượng và nơi bám với các loài vi khuẩn có hại và tảo độc, (ii) Chuyển hoá các chất hữu cơ như thức ăn dư thừa, xác tảo, cặn bã thành CO2 và nước; chuyển các chất độc hại như NH3, NO2- thành các chất không độc như NO3-, NH4+, (iii) Hạn chế vi khuẩn có hại trong đường ruột và giúp chuyển hoá hiệu quả thức ăn và (iv) Tiết ra một số chất kháng sinh, enzyme hay hoá chất để kìm hãm hay tiêu diệt mầm bệnh và tảo độc.
Nguyễn Hữu Đức (2007) khảo sát tình hình sử dụng hóa chất và chế phẩm vi sinh trong nuôi tôm cho thấy hiện tượng phổ biến là liều lượng và cách sử dụng của người nuôi tôm cao hơn hướng dẫn của nhà sản xuất. Vôi, chlorine và Saponine là những loại sản phẩm được dùng phổ biến với nồng độ dùng cao trong quá trình cải tạo ao và giai đoạn đầu. Vì nhu cầu sử dụng hóa chất và chế phẩm vi sinh cao nên có nhiều nhà cung cấp và chất lượng biến động lớn.
Theo Phan Thanh Cường và Trần Thanh (2006) việc quản lý thuốc, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản hiện nay chưa chặt chẽ. Kết quả khảo sát của Nguyễn Hữu Đức (2007) cho thấy giai đọan 2003 -2006 tỷ lệ nông dân sử dụng chế phẩm vi sinh tăng từ 35% lên 98% với các sản phẩm phổ biến như Men Bac, Zeo bacillus, Bactergreen, Prawnbac. Nhóm vi sinh phân hủy nền đáy do chất thải của tôm và thức ăn dư thừa làm ô nhiễm như Himono, Zyme bacillus, BTZ prawm enzyme, CT - 1005, Biowater,...Các nhóm sản phẩm này có tên thương mại gọi khác nhau nhưng đôi khi hoạt chất đôi khi giống nhau làm cho người nuôi tôm khó chọn lựa. Người nuôi tôm định kỳ 10-20 ngày/lần bổ sung vào ao nuôi chế
phẩm vi sinh với liều lượng 4,5 L/4000 m2 sau 20 ngày thả nuôi, dùng thuốc diệt khuẩn kết hợp khử nền đáy ao sau 90 ngày nuôi, bổ bung 20 - 40 kg vôi và 5 - 15 kg zeolite liên tục 10 - 20 ngày/ lần tùy theo diễn biến môi trường ao nuôi cho
đến khi thu hoạch.