Các hộ nuôi tôm TC và BTC hầu như thu hoạch tôm một lần và kích cỡ không lệch nhau nhiều, nhưng trong cùng một mô hình thì ĐLC lớn (Bảng 4.10), phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trương Tấn Thống (2007) kích cỡ thu hoạch nhỏ
hơn 35,5±9,7 con/kg. Sản lượng bình quân của mô hình TC là 5.371,6 kg/hộ/vụ, cao hơn mô hình BTC 1,44 lần; ĐLC lớn giống như mô hình BTC chứng tỏ sản lượng dao động rất lớn.
Bảng 4.10: Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm của hai mô hình nuôi tôm sú
Chỉ tiêu ĐVT Mô hình TC (n =52) BTC (n =49) 1. Thu toàn bộ % 98,1 98,0 2. Thu tỉa % 1,9 2,0 3. Kích cỡ thu hoạch con/kg 38,5±15,7 38,4±14,8 4. Sản lượng kg/hộ/vụ 5.371,6±5.195,2 3.724,6±4.503,3 5. Năng suất kg/ha/vụ 3.998,7±1.747,9 2.440,5±1.142,5 6. Giá bán bình quân ngàn đồng/kg 84,5±17,8 86,6±23,0
7. Bán tôm cho thương lái % 100 100
8. Thu nhập triệu đồng/ ha/vụ 479,1±460,8 338,1±400,5
Năng suất trung bình của mô hình TC là 3.998,7 kg/ha/vụ, cao hơn mô hình BTC và cả hai đều cao hơn năng suất bình quân của toàn tỉnh. 100% các hộđược khảo sát đều bán tôm cho thương lái, giá bán tôm ở mô hình BTC cao hơn TC nhưng
ĐLC giữa các hộ nuôi lớn hơn. Thu nhập bình quân của hộ nuôi TC là 479,1 triệu
đồng/ha/vụ, cao gấp mô hình BTC 1,42 lần. Số thu nhập bình quân chung của 2 mô hình là 409,9 triệu đồng/ha/vụ, thấp hơn kết quả nghiên cứu ở ĐBSCL của
Đàm Thị Phong Ba (2007) với 463,33 triệu đồng/ha/vụ và của Trương Tấn Thống với 486,1 triệu đồng/ha/năm.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu