Một số kết quả khảo sát về mô hình bán thâm canh và thâm canh

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh và bán thâm canh ven biển tỉnh sóc trăng (Trang 27 - 31)

Trong các điều kiện nuôi động vật thủy sản (môi trường nuôi, đối tượng nuôi, các biện pháp kỹ thuật được áp dụng …) thì thức ăn có vai trò quan trọng đến tốc độ

tăng trưởng, đến năng suất và hiệu quả kinh tế, trong những chừng mực nhất định thì “Ảnh hưởng của thức ăn và chế độ nuôi còn mạnh hơn giống và tổ tiên con vật” (Trần Thị Thanh Hiền, 2004).

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Nga (2004) cho thấy thức ăn có ý nghĩa thống kê đối với việc gia tăng năng suất và tăng lợi nhuận. Trong mô hình nuôi tôm chi phí thức ăn chiếm 51,5% tổng chi phí. Gia tăng lượng thức ăn để có năng suất cao là có thể thực hiện được nhưng để tăng lợi nhuận thì cần phải nghiên cứu thêm. Thức ăn có vai trò quyết định đến năng suất, sản lượng, hiệu quả của nghề nuôi.

Theo Dương Trí Dũng (2006): tại Huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu, người nuôi tôm có kinh nghiệm nuôi tôm từ 3 - 5 năm. Người nuôi tôm sẽ không có lợi nhuận nếu chu kỳ bệnh xuất hiện ngắn hơn 2 năm/lần.

Tổng diện tích đất hay diện tích khu vực nuôi tôm của nông hộ trung bình là 20,673m2, cỡ ao trung bình là 0,46 ha. Mật độ thả trung bình từ 13 - 30 PL/m2. Người nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp. Tỷ lệ sống dao động từ 22 - 44 %. Năng suất dao động từ 0,5 - 3,4 tấn/ha (Khoa Thuỷ sản, 2004; Dương Trí Dũng, 2006 và Trần Văn Việt, 2006). Lợi nhuận bình quân năm 2004 từ 43,63 - 56,05

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

triệu/ha/vụ đối với mô hình BTC và TC là 66,03 - 94,34 triệu đồng/ha/vụ. Tôm nuôi được thả 2 vụ/năm. Vụ 1 từ tháng 2 đến tháng 8 DL, vụ 2 từ tháng 8 đến tháng 12 DL. Mật độ thả trung bình vụ 1 là 21,3 PL/m2, vụ 2 là 13,2 PL/m2. Tỷ lệ

sống trung bình vụ 1 là 38,4% cao hơn vụ 2 là 27,1% (Khoa Thuỷ sản, 2004 và Trần Văn Việt, 2006).

Theo Trần Văn Việt (2006): nuôi tôm TC và BTC tại Sóc Trăng và Bạc Liêu có khoảng 64% hộ nuôi tôm bị lỗ vốn ở vụ 2 và 49% hộ lỗ vốn ở vụ 1. Bên cạnh đó, chi phí cho thuốc và hóa chất cũng chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu chi phí. Kết quả

khảo sát tại Sóc Trăng của Huỳnh Thị Tú (2006) cho thấy chi phí thuốc và hóa chất chiếm 24,8% tổng chi phí, chi phí thức ăn là 50,5%. Các chi phí khác chiếm tỉ trọng nhỏ. Theo Nguyễn Thị Phương Nga (2004), chi phí cho thuốc và hóa chất chiếm 21% tổng chi phí nuôi tôm TC/BTC. Kết quả này cho thấy trong nuôi tôm cần phải giảm chi phí thuốc và hóa chất để tăng hiệu quả và giảm rủi ro về chất lượng tôm.

Đàm Thị Phong Ba (2007) cho rằng: nghề nuôi tôm sú ven biển được phát triển ở ĐBSCL từ những năm 1990, có các dạng mô hình nuôi chính là TC, BTC và QCCT. Lợi nhuận đem lại từ việc nuôi tôm sú cao cùng với sự ứng dụng ngày càng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc chăm sóc và quản lý nên xu hướng mở rộng diện tích và mức thâm canh hoá tăng đã diễn ra hầu hết ở các tỉnh. Diện tích nuôi tôm sú có sự khác nhau giữa hai và trong từng mô hình TC/BTC (trung bình 25.300 m2/hộ) với QCCT (trung bình 19.500 m2/hộ). Mô hình nuôi TC/BTC có diện tích ao lắng và xử lý trung bình là 0,59 ha, tỷ lệ hộ không có ao lắng và xử lý là 6,7%, tổng chi bình quân là 303,64 triệu đồng/ha/năm, kích cỡ thu hoạch là 35,88 con/kg, lợi nhuận 156,58 triệu đồng/ha/năm, hiệu quả chi phí là 1,52 lần. Các yếu tốảnh hưởng đến năng suất của mô hình nuôi TC/BTC là: lượng thức ăn công nghiệp, chi phi xăng/dầu/nhớt, chi phi phí hóa chất và số lần thả giống. Kết quả nghiên cứu của Trương Tấn Thống (2007) thể hiện: có 100% số hộ nuôi tôm theo mô hình TC/BTC sên vét và cải tạo 1 lần/vụ trước khi nuôi, hầu hết sên cạn 77,1%, còn lại 22,9% các hộ kết hợp sử dụng cả 2 phương pháp sên cạn và sên ngầm. Mô hình QCCT có 2% không sên vét và cải tạo, 76% sên vét và cải tạo ao 1 lần/năm và 22% sên vét 2 lần/năm (nuôi 2 vụ/năm). Mô hình TC/BTC có độ

sâu mực nước trung bình được duy trì mức 1,3±0,2 m, cao hơn kết quả nghiên cứu của Đàm Thị Phong Ba (2007) 1,24±0,18 m. Mô hình TC/BTC thì lịch thả

giống tập trung vào các tháng 2 (44,0%) và tháng 3 (28,0%) ÂL. Bên cạnh đó, các tháng khác có thể thả nuôi với số lượng ít hơn, riêng tháng 1 ÂL là 10% số

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

hộ. Mô hình TC/BTC có mật độ thả giống cao nhất với trung bình là 24,0±13,7 con/m2. Trong đó mật độ nuôi thấp nhất là 8 con/m2, cao nhất 71 con/m2. Đối với mô hình QCCT thì mật độ thả trung bình là 6,9±5,0 con/m2, dao động từ 1 - 15 con/m2. Kích cỡ tôm giống thả nuôi ở mô hình TC/BTC là PL12 ± 5. Nguồn tôm giống sản xuất tại địa phương khá được ưa chuộng chiếm 41,9%, kế đến là tôm giống ở miền Trung (33,8%) và các tỉnh khác thuộc ĐBSCL (26,3%). Ở mô hình TC/BTC nguồn gốc tôm giống thả từ miền Trung chiếm tỉ lệ cao nhất là 49,0%. Nuôi tôm TC/BTC áp dụng việc kiểm dịch bằng phương pháp PCR là phổ biến (76,0%), ngoài ra người nuôi còn kết hợp với các phương pháp khác để chọn giống tốt hơn thông thường kết hợp phương pháp cảm quan, sốc độ mặn và formon. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Hảo (1999), tại huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh có 58-62% tôm giống người dân mua về từ các trại giống bị

nhiễm bệnh đốm trắng. Tuy nhiên, theo Đặng Thị Hoàng Oanh, Nguyễn Minh Hậu và Nguyễn Thanh Phương (2004), kiểm tra trên 1037 mẫu tôm giống thì tỷ lệ

nhiễm đốm trắng (WSSV) trên tôm giống là tương đối thấp (13,1%), tỷ lệ nhiễm của tôm giống ở khu vực Tây Nam Bộ (8%) thấp hơn tỷ lệ nhiễm của tôm giống từ các trại Nam trung Bộ (15,2%).

Kết quả nghiên cứu của Trương Tấn Thống (2007) cũng cho thấy: mô hình TC/BTC ởĐBSCL có 26% số hộ không thay nước trong quá trình nuôi, phần lớn việc thay nước của 68% số hộđược được tiến hành bằng phương pháp bơm và áp dụng sau khi thả giống 57±33 ngày, tần suất thay nước là 20±24 ngày/lần, các hộ

không thay nước chỉ cấp thêm khi cần thiết. Mô hình TC/BTC có thời gian nuôi dài hơn QCCT và tôm - cua - rừng, đối với các hộ nuôi TC/BTC là 100% số hộ đều thu hoạch đồng loạt, thời gian nuôi dài hơn các mô hình khác nhưng kích cỡ

thu hoạch nhỏ hơn 35,5±9,7 con/kg. Giá bán bình quân của tôm nuôi ở mô hình TC/BTC là 106 ngàn đồng/kg. Số năm kinh nghiệm của các nông hộ ở mô hình TC/BTC ở ĐBSCL là 4,5±1,8 năm và QCCT 6,5±4,2 năm. Ở mô hình TC/BTC số lượng ao nuôi bình quân là 5,1 ao nuôi /hộ (dao động từ 1 - 59 ao/hộ), diện tích bình quân 4.400m2, thấp nhất 1.600m2 và cao nhất 8.600m2. Trong khi đó mô hình QCCT, số lượng ao trung bình 1,7 ao/hộ (dao động từ 1 - 4 ao/hộ), diện tích trung bình là 11.400m2, dao động từ 1.764m2 - 58.823m2. Có 8 yếu tố thật sựảnh hưởng đến năng suất (p<0,05) các mô hình nuôi tôm biển: mật độ tôm nuôi, chi phí thuốc và hoá chất, kích cỡ tôm thu hoạch, tổng lượng TACN, các yếu tố mô hình và nguồn thông tin kinh tế kỹ thuật. Lượng TACN phù hợp cho mô hình

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

nuôi tôm sú TC/BTC nhằm đạt được hiệu quả cao về mặt kỹ thuật và kinh tế là 6- 8 tấn/ha/vụ.

Lê Xuân Sinh (2006) nhận xét rằng: gần đây người nuôi tôm chuyển dần theo hai hướng là thâm canh hóa và đa dạng hóa (mô hình nuôi và giống loài). Một bộ

phận các hộ NTTS (khoảng 15 - 20% tổng số hộ NTTS ven biển) có điều kiện tốt hơn về kỹ thuật và tài chính thì có xu hướng chuyển sang tăng mức độ thâm canh bằng cách đầu tư cho mô hình nuôi BTC và TC. Nhiều hộ nuôi tôm QC cũng

đang chuyển sang nuôi tôm QCCT hay nuôi tôm QCCT kết hợp cua hoặc cá (cá kèo, cá rô phi). Với nuôi tôm TC/BTC thì con số này là 40,6%; với mô hình QC/QCCT là 15,6% và với Tôm - Rừng là 14,8%. Có tới 63,5% tổng số hộđược khảo sát đánh giá rằng mức sống của hộ đã được cải thiện tốt hơn. Tổng số hộ

giàu/khá từ 20,9% ở 5 năm trước đã tăng lên 44,2% vào năm 2004. Số hộ nghèo

đã giảm từ 25,8% xuống còn 8,8% sau 5 năm. Nhưng rủi ro trong NTTS cũng đã làm cho 22,5% số hộ NTTS bị giảm mức sống so với 5 năm trước đây và khoảng 14% số hộ chưa cải thiện được mức sống của họ. Nam giới tỏ ra chiếm ưu thế

trong cả việc ra quyết định và thực hiện các hoạt động có liên quan tới NTTS (75,7% với quyết định và 63,6% với thực hiện, tính trên tổng số hộ khảo sát), nhất là tham gia tập huấn, quyết định đầu tư cho NTTS, chuẩn bị ao đầm, các công tác chăm sóc mang tính nặng nhọc hay phải làm vào ban đêm và sử dụng thuốc thú y thủy sản. Việc tham gia của cả nam và nữ mang tính tương đối cân bằng đối với việc thu hoạch sản phẩm thủy sản (42,6% số hộ) và sử dụng tiền thu

được từ các hoạt động NTTS (57,4% cho quyết định và 68,0% cho thực hiện). Từ góc độ quản lý ngành và địa phương, việc sử dụng lao động hiện nay nói chung là ở mức tạm được (25,7%) cho tới tốt (42,9%) và có tới 71,4% cho rằng

đã cải thiện được so với 5 năm trước. Ở những vùng mới chuyển đổi sang NTTS có xảy ra tình trạng lao động nữ bị mất việc làm (28,6%) do khả năng của họ

tham gia vào các họat động NTTS kém hơn so với các hoạt động nông nghiệp trước đây. Nuôi thuỷ sản TC cũng gây nhiều tranh cãi trong việc dẫn tới nguy cơ

gây cạn kiệt và ô nhiễm nguồn lợi nước ngầm ở các vùng ven biển này. Việc một số hộđưa chất thải từ ao đầm nuôi thuỷ sản ra sông rạch được đánh giá là gây ảnh hưởng xấu tới nguồn nước chung của cả cộng đồng (Lê Xuân Sinh, 2006).

Kết quả nghiên cứu của Lê Xuân Sinh (2006) cũng cho thấy: giống, thức ăn và thuốc thú y thủy sản là 3 khoản chi phí lớn nhất và có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả nuôi tôm cũng như chất lượng tôm nguyên liệu. Chất lượng tôm nguyên liệu có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc sản xuất ra sản phẩm đảm bảo chất lượng,

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

an toàn vệ sinh thực phẩm. Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm được quan tâm đặc biệt không chỉở các nước phát triển mà cảở các nước đang phát triển.

Hiện nay, mới chỉ có khoảng 50% trong tổng số các loại thức ăn cho nuôi thủy sản đang lưu hành trên thị trường của vùng ĐBSCL được đăng ký, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí và hiệu quả sử dụng thức ăn (Lê Xuân Sinh, 2006).

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh và bán thâm canh ven biển tỉnh sóc trăng (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)