Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất các mô hình TCvà BTC

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh và bán thâm canh ven biển tỉnh sóc trăng (Trang 65 - 70)

Mối quan hệ đa biến tuyến tính giữa các yếu tố ở điều kiện của năm khảo sát

được trình bày ở Bảng 4.16. Trong đó mật độ và lượng thức ăn có mối tương quan thuận với năng suất tôm nuôi. Mặt khác kinh nghiệm nuôi, kích cỡ tôm thu hoạch (con/kg), tổng diện tích nuôi và số lượng ao nuôi có mối tương quan nghịch, kích cỡ thu hoạch, số lượng và diện tích nuôi tăng thì năng suất tôm nuôi sẽ giảm.

Bảng 4.16: Tương quan giữa các yếu tốảnh hưởng tới năng suất tôm nuôi

Các biến độc lập Xi Hệ số B Sai số chuẩn Thống kê t Mức ý nghĩa (p) Hằng số -0,02 0,47 -0,04 0,97

X1: Mực nước bình quân trong ao nuôi (m) 0,68 0,37 1,83 0,07

X2: Kinh nghiệm nuôi (năm) -0,06 0,03 -2,13 0,04

X3: Mật độ giống thả (con/m2) 0,03 0,01 2,49 0,01

X4: Tỷ lệ % lượng nước thay/lần -0,01 0,00 -1,38 0,17

X5: Lượng thức ăn (tấn/ha/vụ) 0,51 0,03 17,76 0,00

X6: Kích cỡ tôm thu hoạch (con/kg) -0,01 0,00 -1,87 0,06

Hệ số tương quan R R 2 Thống kê F Mức ý nghĩa (p) 0,947 0,896 136,925 0,000

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hàm tương quan tuyến tính giữa năng suất (Y) và các yếu tố (Xi):

Y = -0,02 + 0,68X1 - 0,06X2 + 0,03X3 - 0,01X4 + 0,51X5 + 0,01X6

Ảnh hưởng của mực nước ao nuôi bình quân

Mực nước bình quân ao nuôi có xu hướng tương quan thuận lên năng suất và lợi nhuận của hai mô hình nuôi nuôi tôm sú. Chi phí đầu tư những ao có độ sâu mực nước từ 1,3 -1,4 m là 200,3 triệu đồng/ha/vụ, năng suất tôm nuôi là 4,2 tấn/ha/vụ, lợi nhuận là 523,1 triệu đồng/ha/vụ và tỷ suất lợi nhuận là 2,5 lần. Tuy nhiên, khi mực nước sâu hơn 1,5 m thì năng suất tôm nuôi cao hơn và chi phí đầu tư cũng tăng nhưng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm, có thể do cỡ tôm thu nhỏ và giá bán thấp nên thu nhập ở các ao nuôi này là 322,8 triệu đồng/ha/vụ

(Hình 4.10). Các hộ nuôi tôm nên duy trì độ sâu mực nước trong ao nuôi từ 1,3 - 1,4 m để thu được năng suất và lợi nhuận tối ưu có thể do môi trường nước, nhất là bùn đáy ít bị ô nhiễm hơn ở các mức nước khác.

Hình 4.10: Ảnh hưởng của mực nước ao nuôi lên năng suất và lợi nhuận

Ảnh hưởng của kinh nghiệm nuôi

Kinh nghiệm nuôi của các nông hộ tác động lên năng suất và lợi nhuận thu được từ tôm nuôi ở hai mô hình có xu hướng tăng vào những năm đầu. Đối với những người có kinh nghiệm nuôi từ năm thứ năm trở lên thì năng suất có xu hướng giảm nhưng lợi nhuận thu được cao hơn những người có số năm kinh nghiệm nuôi ít có thể do họ bảo thủ, quá tin vào kinh nghiệm đã có được, cắt giảm những

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

khoản chi phí không hợp lý. Nhưng khi số năm kinh nghiệm càng nhiều thì năng suất tôm nuôi lại giảm và tỷ suất lợi nhuận cũng giảm do họ không cập nhật kiến thức hoặc ao của họ bị tích lũy ô nhiễm. Những người nuôi tôm sú có số năm kinh nghiệm từ 5 -6 năm thì lợi nhuận thu được lớn nhất 263,6 triệu đồng/ha/vụ

và tỷ suất lợi nhuận cao nhất 1,5 lần (Hình 4.11). Các hộ nuôi nhiều năm cần thường xuyên cập nhật các thông tin kỹ thuật mới, tránh sự bảo thủ trong quản lý ao nuôi.

Hình 4.11: Ảnh hưởng của kinh nghiệm nuôi lên năng suất và lợi nhuận

Ảnh hưởng của mật độ thả giống

Ở mô hình TC khảo sát mật độ thả giống có xu hướng tác động lên năng suất tôm nuôi theo chiều hướng thuận, nhưng khi thả nuôi mật độ trên 30 con/m2 thì năng suất có xu hướng giảm do người nuôi tôm giảm chi phí đầu tư. Đối với mật độ

nuôi 25 - 30 con/m2 thì lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận là 399 triệu đồng/ha/vụ và 1,4 lần cao hơn các mật độ khác (Hình 4.12). Các hộ nuôi tôm TC nên thả nuôi với mật độ từ 20 -25 để có được năng suất và lợi nhuận tối ưu.

Tương tự, ở mô hình nuôi BTC khi tăng mật độ nuôi thì năng suất có xu hướng tăng và khi mật độ nuôi cao hơn 16 con/m2 thì năng suất lại giảm do người nuôi tôm giảm chi phí đầu tư. Tuy nhiên, lợi nhuận thu được khi thả nuôi ở mật độ này cũng khá cao. Kết quả khảo sát cho thấy ở mô hình BTC nếu thả giống ở mật độ

12 - 14 con/m2 thì lợi nhuận thu về cao nhất mặc dù năng suất tôm nuôi thấp nhưng do kích cỡ thu hoạch lớn, giá bán sản phẩm cao (Hình 4.13). Các hộ nuôi

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

tôm BTC nên thả nuôi với mật độ từ 14 - 16 để có được năng suất và lợi nhuận tối

ưu.

Hình 4.12: Ảnh hưởng của mật độ nuôi ở mô hình TC lên năng suất và lợi nhuận

Hình 4.13: Ảnh hưởng của mật độ nuôi ở mô hình BTC lên năng suất và lợi nhuận

Ảnh hưởng của kích cỡ tôm thu hoạch

Kết quả khảo sát kích cỡ tôm thu hoạch có tương quan đến năng suất và lợi nhuận. Kích cỡ tôm thu nhỏ hơn 40 con/kg thì năng suất và lợi nhuận thu thấp

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

nhưng khi kích cỡ tôm lớn hơn 25 con/kg thì năng suất có xu hướng giảm do thời gian nuôi kéo dài. Nuôi tôm thu hoạch ở kích cỡ 25 - 30 con/kg cho năng suất khá cao (3,5 tấn/ha/vụ) và lợi nhuận thu về là 353 triệu đồng/ha/vụ (Hình 4.14). Theo Lê Xuân Sinh (2006): đối với các trường hợp tôm nuôi bị bệnh chết thì năng suất

đạt từ 10 - 100kg/ha/vụ và thường xảy ra với tôm không đạt kích cỡ, ở thời điểm 1 - 2,5 tháng sau thả giống.

Mặt khác giá tôm thương phẩm cỡ trên 30con/kg giảm khoảng 10.000 đồng/kg (Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng, 2009) so với đầu năm vào các tháng có nhiều hộ

thu hoạch nên làm ảnh hưởng đến lợi nhuận thu về của các hộ nuôi tôm. Các hộ

nuôi tôm cần ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các xí nghiệp chế biến xuất khẩu trước khi thả nuôi.

Hình 4.14:Ảnh hưởng của kích cỡ tôm thu hoạch lên năng suất và lợi nhuận

Ảnh hưởng của lượng thức ăn sử dụng

Kết quả khảo sát cho thấy khi tăng lượng thức ăn sử dụng thì năng suất và lợi nhuận tăng theo nhưng nếu sử dụng lớn hơn 8 tấn/ha/vụ thì lợi nhuận giảm do chi phí thức ăn cao (Hình 4.15). Người nuôi tôm sử dụng thức ăn nhỏ hơn 2 tấn/ha/vụ

thì bị lỗở mức 2,5 triệu đồng/ha/vụ do thời gian nuôi ngắn, tôm bị bệnh còi hoặc

đốm trắng phải thu hoạch sớm vì tôm còn nhỏ chưa ăn nhiều, chi phí thức ăn thấp. Lượng thức ăn sử dụng thấp hơn kết quả khảo sát tại ba tỉnh Bạc Liêu, Bến Tre và Sóc Trăng của Nguyễn Hữu Đức (2006) cho thấy chi phí nuôi thấp nên mức lỗ thấp từ 24±6,8 đến 30±7,4 triệu đồng/ha/vụ. Các hộ nuôi tôm cần sử dụng thức ăn đúng theo hướng dẫn của các nhà sản xuất và cán bộ kỹ thuật để tránh hiện tượng tôm bị còi do thiếu dưỡng chất.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hình 4.15:Ảnh hưởng lượng thức ăn sử dụng lên năng suất và lợi nhuận

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh và bán thâm canh ven biển tỉnh sóc trăng (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)