- Mỗi mô hình nuôi tôm sú TC và BTC bố trí 3 ao thực nghiệm với hai mật độ
khác nhau và được thực hiện trong khoảng 6 tháng.
+ BTC: Sử dụng 3 ao đất có diện tích khoảng 4.000 m2 tại xã Vĩnh Phước, huyện Vĩnh Châu, mật độ thả 15 con/m2.
+ TC: Sử dụng 3 ao đất có diện tích khoảng 4.000 m2 tại xã Liêu Tú, huyện Long Phú, mật độ thả 25 con/m2.
- Cả hai mô hình đều sử dụng tôm giống cỡ PL15 với trọng lượng trung bình là 0,024 g/con, được kiểm tra dịch bệnh đốm trắng và đầu vàng theo phương pháp PCR trước khi thả.
- Áp dụng trình nuôi ít thay nước, bổ sung nước khi cần thiết, có sử dụng máy
đạp nước trong quá trình nuôi (theo 28 - TCN 2001: Quy trình công nghệ nuôi tôm sú thâm canh).
- Thức ăn sử dụng: thức ăn công nghiệp.
* Các chỉ tiêu theo dõi và thu mẫu
- Mẫu đất: Mẫu đất sẽ được thu 2 lần lúc bắt đầu thả tôm giống và lúc thu hoạch
để phân tích độ ẩm, hàm lượng N và P. Mẫu đất được thu như ở Hình 3.1. Ống nhựa PVC có đường kính 90 mm, dài 100 mm (độ sâu lấy mẫu) đã được sử dụng thu mẫu đất đáy ao.
Điểm thu mẫu
Hình 3.1: Sơđồ thu mẫu bùn đáy ao nuôi
- Mẫu nước: Các chỉ tiêu về thủy lý - hoá như NO2-, NO3-, TKN, TN, PO43-, TP
được thu mẫu trước khi thả giống và thu hoạch.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Thức ăn của tôm: Các loại thức ăn công nghiệp được sử dụng cho tôm ăn trong suốt thời gian thí nghiệm. Các loại thức ăn được sử dụng trong ao cũng được thu
để phân tích độẩm, đạm, lân trong suốt vụ nuôi. Khẩu phần ăn được sử dụng theo hướng dẫn được ghi trên bao bì thức ăn của nhà sản xuất.
Đề tài chỉ khảo sát N và P từ nguồn cung cấp: nước, bùn đáy, tôm và thức ăn và
đầu ra gồm: nước trong ao, bùn đáy và tôm (lúc thả và thu hoạch). Còn các nguồn N, P khác thì đề tài không đề cập đến vì điều kiện theo dõi không cho phép.
* Phương pháp phân tích các chỉ tiêu
Các chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa sẽ được đo trực tiếp hoặc thu về phân tích trong phòng thí nghiệm để của Khoa Thủy Sản - Trường Đại Học Cần Thơđể phân tích theo dõi sự biến động theo vụ nuôi.
* Phương pháp tính toán
- Tổng đạm trong nước (TN) được tính bằng công thức sau:
TN = Tổng đạm Kjeldahl (TKN) + Tổng đạm Nitrate (N-NO3-) + Tổng
đạm Nitrite (N-NO2-)
- Lượng đạm thải ra môi trường (N) được tính bằng công thức sau: N = No – Nt
N : Lượng đạm thải ra môi trường.
No: Lượng đạm được cung cấp từ thức ăn. Nt: Lượng đạm tích lũy trong tôm.
+ Trong đó:
Lượng đạm tích lũy trong tôm (Nt) được tính bằng công thức sau: Nt = Nt2 – Nt1
Nt1: Lượng đạm của tôm giống lúc thả. Nt2: Lượng đạm tôm lúc thu hoạch.
- Ngoài ra, lượng đạm thải ra môi trường chính là tổng của lượng đạm tích lũy trong đất, nước và bị thất thoát (N) được tính bằng công thức sau:
N= Nd + Nn + Nk
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Nd = Nd2 – Nd1 Nd1: Lượng đạm của đất lúc thả tôm. Nd2: Lượng đạm của đất lúc thu hoạch.
+ Lượng đạm tích lũy trong nước (Nn) được tính bằng công thức sau: Nn = Nn2 – Nn1
Nn1: Lượng đạm của nước lúc thả tôm. Nn2: Lượng đạm của nước lúc thu hoạch.
+ Lượng đạm thải ra môi trường bị thất thoát (Nk) được tính bằng công thức sau:
Nk = N –Nd –Nn
- Lượng lân thải ra môi trường (P) được tính bằng công thức sau: P = Po – Pt
P : Lượng lân thải ra môi trường.
Po: Lượng lân được cung cấp từ thức ăn. Pt: Lượng lân được tích lũy trong tôm.
+ Trong đó:
Lượng lân tích lũy trong tôm (Pt) được tính bằng công thức sau: Pt = Pt2 – Pt1
Pt1: Lượng lân của tôm giống lúc thả. Pt2: Lượng lân tôm lúc thu hoạch.
- Ngoài ra, lượng lân thải ra môi trường bằng tổng lượng lân tích lũy trong đất, nước và bị thất thoát (P) được tính bằng công thức khác như sau:
P = Pd + Pn + Pk
+ Lượng lân tích lũy trong đất (Pd) được tính bằng công thức sau: Pd = Pd2 – Pd1
Pd1: Lượng lân của đất lúc thả tôm. Pd2: Lượng lân của đất lúc thu hoạch.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
+ Lượng lân tích lũy trong nước (Pn) được tính bằng công thức sau: Pn = Pn2 – Pn1
Pn1: Lượng lân của nước lúc thả tôm. Pn2: Lượng lân của nước lúc thu hoạch.
- Lượng lân thải ra môi trường bị thất thoát (Pk) được tính bằng công thức sau: Pk = P–Pd –Pn
- Lượng N tích lũy trong 1 kg tôm được tính như sau:
Lượng N tích lũy trong 1 kg tôm (g/kg) = Tổng lượng N tích lũy trong tôm (g) / [Khối lượng tôm lúc thu hoạch (kg) – Khối lượng tôm lúc thả (kg)] - Lượng N cần thiết để sản xuất 1 kg tômđược tính như sau:
Lượng N cần thiết để sản xuất 1 kg tôm (g/kg) = Lượng N trong thức ăn cung cấp (g) / [Khối lượng tôm lúc thu hoạch (kg) – Khối lượng tôm lúc thả (kg)] - Lượng N thải ra môi trường khi sản xuất 1 kg tôm được tính như sau:
Lượng N thải ra môi trường khi sản xuất 1 kg tôm (g/kg) = Lượng N thải ra môi trường (g) / [Khối lượng tôm lúc thu hoạch (kg) – Khối lượng tôm lúc thả
(kg)]
- Lượng P tích lũy trong 1 kg tôm được tính như sau:
Lượng P tích lũy trong 1 kg tôm (g/kg) = Tổng lượng P tích lũy trong tôm (g) / [Khối lượng tôm lúc thu hoạch (kg) – Khối lượng tôm lúc thả (kg)]
- Lượng P cần thiết để sản xuất 1 kg tôm được tính như sau:
Lượng P cần thiết để sản xuất 1 kg tôm (g/kg) = Lượng P trong thức ăn cung cấp (g) / [Khối lượng tôm lúc thu hoạch (kg) – Khối lượng tôm lúc thả (kg)] - Lượng P thải ra môi trường khi sản xuất 1 kg tôm được tính như sau:
Lượng P thải ra môi trường khi sản xuất 1 kg tôm (g/kg) = Lượng P thải ra môi trường (g) / [Khối lượng tôm lúc thu hoạch (kg) – Khối lượng tôm lúc thả
(kg)]
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu