Kết quảđiều tra cho thấy ở Sóc Trăng, diện tích đất trong nông hộ nuôi tôm TC trung bình là 19.632±14.585 m2/hộ, mô hình BTC là 17.628±17.628 m2/hộ, có sự
chênh lệnh rất lớn giữa các hộ nuôi và cao hơn kết quả khảo sát của Võ Văn Bé (2007) là 15.788 m2/hộ.
Bảng 4.2:Diện tích mặt nước của các mô hình nuôi tôm sú TC và BTC
Chỉ tiêu ĐVT
Mô hình
TC (n=52) BTC (n=50)
1. Tổng diện tích m2/hộ 19.632±14.585 17.628±14.244
2. Tổng diện tích mặt nước ao nuôi m2/hộ 13.033±9.159 13.266±10.163
3. Diện tích ao nuôi bình quân m2/ao 7.258±3.261 6.344±3.090
4. Số lượng ao nuôi ao/hộ 2,94±2,36 2,81±1,88
5. Mực nước ao nuôi bình quân m 1,30±0,19 1,12±0,11
6. Tổng diện tích mặt nước ao lắng m2/hộ 3.468±2.411 3.214±3.557
7. Diện tích ao lắng m2/ao 2.788±2.234 1.995±1.251
8. Số lượng ao lắng ao/hộ 1,19±0,45 1,41±0,81
Ở mô hình TC số lượng ao nuôi bình quân là 2,94 ao/hộ (dao động từ 1 - 12 ao/hộ), diện tích bình quân là 4.806±2.531 m2/ao, mực mước ao nuôi bình quân là 1,30±0,19 m; diện tích ao lắng bình quân là 2.788±2.234 m2/ao. Trong khi đó mô hình BTC, số lượng ao số lượng ao nuôi bình quân là 2,81 ao/hộ (dao động từ 1 - 10 ao/hộ), diện tích bình quân là 4.841±1.449 m2/ao, mực mước ao nuôi bình quân là 1,12±0,11 m; diện tích ao lắng bình quân là 3.214±3.557 m2/ao (Bảng 4.2). Số lượng ao bình quân của cả hai mô hình nuôi ở Sóc Trăng thấp hơn kết
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
quả khảo sát của vùng ĐBSCL, số lượng ao nuôi TC/BTC bình quân là 5,1 ao nuôi/hộ (Trương Tấn Thống, 2007). Ở mô hình TC và BTC việc chia khu nuôi thành nhiều ao có thể dễ dàng hơn trong việc chăm sóc và quản lý.