Sự tích luỹ đạm, lân trong ao nuôi tôm

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh và bán thâm canh ven biển tỉnh sóc trăng (Trang 36)

Tạ Văn Phương (2005) đã thực hiện một nghiên cứu về sự biến động các yếu tố

môi trường và sự tích lũy đạm, lân trong ao nuôi tôm sú TC ở Vĩnh Châu- Sóc Trăng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố môi trường nằm trong khoảng thích hợp cho tôm nuôi, ngoại trừ pH tăng cao trong tháng nuôi thứ hai, độ muối giảm thấp ở mùa mưa, độ kiềm và lân hòa tan cao ở mùa nắng. Hàm lượng đạm

đầu vào ở mùa mưa và mùa nắng lần lượt: thức ăn chiếm 98,9% N và 93,7% N; lượng đạm mà tôm tích lũy được trong cơ thể chỉ chiếm 15,4% N và 23,3% N; lượng đạm được tôm chuyển hóa từ thức ăn vào cơ thể chiếm 15,6%N, 24,8%N; lượng đạm tích lũy trong ao nuôi 84,6% N và 76,7% N. Hàm lượng lân đầu vào ở

mùa mưa và mùa nắng lần lượt: thức ăn chiếm 95,3% P và 59,5% P; lượng lân mà tôm tích lũy được trong cơ thể chỉ chiếm 35,8% P và 35,5% P; lượng lân được tôm chuyển hóa từ thức ăn vào cơ thể chiếm 37,6% P và 59,7% P; lượng lân tích lũy trong ao nuôi 62,4% P và 40,3% P.

Kết quả khảo sát của Nguyễn Thanh Long (2007), nuôi tôm sú TC với mật độ 27 con/m2 thì khi sản xuất ra 1 tấn tôm sau 168 ngày nuôi có thể thải ra môi trường khoảng 196 kg N và 33 kg P, và nếu nuôi với mật độ 35 con/m2 thì khi sản xuất ra 1 tấn tôm sau 168 ngày nuôi mô hình nuôi sẽ thải ra môi trường khoảng 173 kg N và 30 kg P. Lượng tích lũy nitơ trong tôm, trong nước, trong bùn đáy và bị thất thoát lần lượt là 11%, 60%, 26% và 3% và đối với photpho là 9%, 2%, 40% và 49%. Nitơ tích lũy nhiều trong nước và photpho tích lũy nhiều trong đất.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh và bán thâm canh ven biển tỉnh sóc trăng (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)