Kết quả điều tra cho thấy ở mô hình TC mặt nước ao nuôi so với diện tích khu vực nuôi chiếm tỷ lệ 69,8% và ao lắng là 16,9%, thấp hơn ở mô hình BTC (Bảng 4.3). Ngược lại tỷ lệ diện tích ao lắng so với diện tích mặt nước nuôi ở mô hình TC (25,6%) cao hơn mô hình BTC (23,75%). Điều này chứng tỏ rằng các chủ hộ
nuôi tôm TC bố trí diện tích ao lắng để xử lý nước cấp bổ sung trong quá trình nuôi lớn hơn BTC, kỹ thuật canh tác cao hơn nhằm duy trì chất lượng nước trong ao, kiểm soát chất lượng nước trước khi đưa vào ao nuôi, hạn chế dịch bệnh và chủđộng được nguồn nước thay khi có nhu cầu.
Bảng 4.3: Cơcấu diện tích của các mô hình nuôi tôm sú TC và BTC
Chỉ tiêu ĐVT Mô hình TC (n=52) BTC (n=50) 1. Tỷ lệ diện tích mặt nước nuôi so với tổng diện tích đất khu vực nuôi ± ĐLC % 69,8±12,7 76,9±12,1 2.Tỷ lệ diện tích ao lắng so với tổng diện tích đất khu vực nuôi ± ĐLC % 16,9±11,3 17,4±6,9 3.Tỷ lệ diện tích ao lắng so với diện tích mặt nước nuôi ± ĐLC % 25,6±19,5 23,75±11,6 4.2.2.3 Chất lượng nước ao lắng
Với mô hình TC tỷ lệ chủ hộ có ký kiến cho rằng chất lượng nước ao lắng tốt: 50%, cao hơn ở mô hình BTC; bình thường: 37,5%, thấp hơn ở mô hình BTC và trung bình của tổng hai mô hình. Tỷ lệ chủ hộ có ý kiến cho rằng chất lượng nước ao lắng không tốt ở mô hình TC chiếm 12,5%, cao hơn mô hình BTC do diện tích dành cho ao xử lý không cao hơn nhiều nhưng mật độ nuôi lại cao hơn. Ở cả hai mô hình tỷ lệ hộ cho rằng nước ao lắng tốt là 46,9%, bình thường là 44,8%, chỉ
còn lại tỷ lệ nhỏ các hộ nuôi tôm cho là bình thường có tỷ lệ ao lắng so với ao nuôi nhỏ. Tỷ lệ các hộ nuôi tôm TC tin rằng cá rô phi có thể cải thiện chất lượng nước ao lắng là 76,7% và có thả cá là 26,2%; ở mô hình BTC là 89,4% và 27,7%; tổng hai mô hình là 83,4% và 27,0% cao hơn kết quả điều tra nông dân ở
Thailand của Yang Yi và ctv, (2002) có 49,5% cho rằng cá rô phi có thể cải thiện chất lượng nước ao nuôi.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Hình 4.7: Đánh giá chất lượng nước ao lắng sử dụng
4.2.3 Các thông số kỹ thuật và quản lý ao nuôi 4.2.3.1 Quản lý ao 4.2.3.1 Quản lý ao
Hình thức cải tạo ao
Kết quả khảo sát cho thấy tất cả các hộ nuôi tôm TC và BTC đều áp dụng hình thức cải tạo ao cạn, bùn đất có khu chứa riêng hoặc đắp bờ (Bảng 4.4). Riêng ở
mô hình TC vẫn còn 14,6 % số hộ thải bùn đất ra kênh, sông. Số lần sên vét trong năm là 1,0 lần, phù hợp với kết quả khảo sát tại Sóc Trăng của Võ Văn Bé (2007).
Bảng 4.4: Hình thức cải tạo ao của các mô hình nuôi tôm sú TC và BTC
Chỉ tiêu ĐVT Mô hình TC (n=52) BTC (n = 49) 1. Hình thức sên vét Sên cạn % 100,0 100,0 2. Nơi chứa bùn sên vét Khu chứa riêng % 70,8 98,0 Kênh, sông % 14,6 Đắp bờ % 14,6 2,0 3. Số lần sên vét trong năm lần/năm 1,0±0,0 1,0±0,1 Chếđộ thay nước
Chếđộ thay nước ở mô hình TC có số lần thay nước/ cấp bổ sung nhiều hơn mô hình BTC và lượng nước thay hoặc cấp ít hơn (Bảng 4.5), cao hơn kết quả khảo sát của Võ Văn Bé (2007) là 70%. Điều này chứng tỏ các hộ nuôi tôm TC áp dụng quy trình nuôi tôm ít hoặc không thay nước chặt chẽ hơn, chỉ thêm nước lợ -
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
ngọt vào ao nuôi đểđiều tiết độ mặn khi nước bốc hơi và bù vào phần nước bị rò rỉ.
Bảng 4.5: Chếđộ thay nước của các mô hình nuôi tôm sú TC và BTC
Chỉ tiêu ĐVT
Mô hình
TC (n = 52) BTC (n = 49)
1. Lượng nước thay/ cấp bổ sung % 7,9±12,3 12,9±12,1
2. Số lần thay nước/ cấp bổ sung ngày/lần 3,9±7,8 14,5±18,4
4.2.3.2 Các thông số kỹ thuật Thời vụ nuôi Thời vụ nuôi
Thời gian thả giống của các hộ nuôi tôm TC tập trung vào tháng 3 DL (50,0%) và tháng 4 (40,4%) DL; nuôi BTC tập trung vào tháng 2 DL (14,0%), tháng 3 DL (48,0%) và tháng 4 DL (26,0%) (Bảng 4.4). Kết quả phù hợp với kết quả khảo sát của Võ Văn Bé (2007) mùa vụ thả nuôi từ cuối tháng 1 DL đến cuối tháng 4 DL và Trương Tấn Thống (2007) mô hình TC/BTC thì lịch thả giống tập trung vào các tháng 3 DL (44,0%) và tháng 4 DL (28,0%).
Bảng 4.6:Thời gian thả giống và thu hoạch của các mô hình nuôi tôm sú
Tháng DL ĐVT
Thời gian thả giống Thời gian thu hoạch Mô hình TC (n=52) BTC(n=50) TC (n=52) BTC(n=50) 1 % 4,0 2 % 50,0 14,0 3 % 40,4 48,0 4 % 7,7 26,0 5 % 1,9 8,0 2,0 6 % 1,9 8,0 7 % 25,0 14,0 8 % 44,2 30,0 9 % 21,2 24,0 10 % 7,7 12,0 11 % 10,0 12 %
Thời gian thu hoạch của các hộ nuôi tôm TC tập trung vào tháng 7 DL (25,0%), tháng 8 DL (44,2%) và tháng 9 DL (21,2%); nuôi BTC tập trung vào tháng 8 DL (30,0%) và tháng 9 DL (22,0%) (Bảng 4.6). Các hộ nuôi tôm BTC thả giống và thu hoạch không tập trung so với TC do sự xâm nhập mặn không đồng nhất giữa
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
các vùng nuôi và hộ nuôi TC thu hoạch muộn hơn để tôm tăng kích cỡ hoặc chờ
giá bán cao.
Con giống
Nguồn gốc giống: Kết quả khảo sát tỷ lệ các chủ hộ nuôi tôm TC chọn mua giống tại các trại giống trong tỉnh là 38,5% thấp hơn BTC là 50% (Hình 4.8). Con giống sử dụng ở hai mô hình có nguồn gốc con giống miền Trung 48,04% là chủ yếu, thấp hơn kết quả khảo sát của Võ Văn Bé (2007) là 90%. Điều này chúng tỏ các trại giống trong khu vực đã nâng cao năng lực sản xuất giống. Tuy nhiên, các hộ
nuôi TC có điều kiện thuận lợi hơn để chọn mua ở các nơi khác và số lượng con giống cần sử dụng lớn hơn nhưng con giống sản xuất trong khu vực chưa đủ cung
ứng. Nguồn con giống trong tỉnh đáp ứng được 16,7% nhu cầu chung của hai mô hình.
Hình 4.8: Nguồn gốc con giống tôm sú chọn mua thả nuôi ở các mô hình (%) Hình thức kiểm dịch giống: Chất lượng con giống quyết định đến hiệu quả kinh tế
của các mô hình nuôi, đặc biệt ở mô hình TC thì việc kiểm dịch tôm giống là rất cần thiết. Kết quả điều tra cho thấy có 17,3% hộ không kiểm dịch con giống, ít hơn mô hình BTC là 21,5% (Hình 4.9). Nếu tính bình quân chung cả hai mô hình thỉ số hộ không kiểm dịch là 21,7% cao hơn kết quả khảo sát của Trương Tấn Thống (2007) là 12,7%. Ở mô hình nuôi TC các hộ nuôi tôm có sử dụng phương pháp PCR kiểm dịch giống là phổ biến (71,1%), cao hơn mô hình BTC (48,98%), ngoài ra người nuôi còn kết hợp với các phương pháp khác để chọn giống, thông thường họ kết hợp phương pháp cảm quan, sốc độ mặn và formon. Số hộ kiểm dịch con giống bằng phương pháp PCR ở hai mô hình là 60,4%, cao hơn kết quả
khảo sát tại Sóc Trăng của Võ Văn Bé (2007) là 52,5%, thấp hơn kết quả khảo sát
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
cứu của Nguyễn Văn Hảo (1999), tại huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh có 58 - 62% tôm giống người dân mua về từ các trại giống bị nhiễm bệnh đốm trắng. Tuy nhiên, theo Đặng Thị Hoàng Oanh, Nguyễn Minh Hậu và Nguyễn Thanh Phương (2004), kiểm tra trên 1.037 mẫu tôm giống thì tỷ lệ nhiễm đốm trắng (WSSV) trên tôm giống là tương đối thấp (13,1%), tỷ lệ nhiễm của tôm giống ở khu vực Tây Nam Bộ (8%) thấp hơn tỷ lệ nhiễm của tôm giống từ các trại Nam Trung Bộ
(15,2%). Điều này cho thấy, việc xét nghiệm tôm giống trước khi mua về thả nuôi là cần thiết.
Hình 4.9: Hình thức kiểm dịch giống tôm sú khi thả nuôi ở các mô hình (%) Mật độ, kích cỡ, số lượng con giống thả nuôi, tỷ lệ sống và thời gian nuôi (Bảng 4.7): Mật độ thả trung bình năm 2007 ở nuôi TC là 23,7±4,8 con/m2 và BTC là 14,7±2,6 con/m2; của hai mô hình là 19 con/m2, cao hơn khảo sát năm 2006 của Võ Văn Bé (2007) là 17con/m2, thấp hơn khảo sát năm 2005 của Trần Văn Việt (2006) là 21,3con/m2 và dao động từ 9 - 44 con/m2. Mật độ thả giống trung bình ở
mô hình TC là 24 con/m2, cao hơn BTC là 15 con/m2. Kích cỡ con giống thả
trung bình của mô hình TC là PL 13,8 ngày tuổi (từ 11 - 15 ngày tuổi), nhỏ hơn mô hình BTC là PL 14,8 (từ 11 - 15 ngày tuổi) ngày tuổi, dao động ít hơn so với kết quả nghiên cứu của Võ Văn Bé (2007) 10 - 17 ngày tuổi. Tỉ lệ sống trung bình của nuôi TC không cao hơn BTC và của cả hai mô hình là 60,1% ( từ 14 - 95%) cao hơn khảo sát của Võ Văn Bé (2007) là 59% và của Trần Văn Việt (2006) là 38,4%. Kích cỡ tôm thu hoạch trung bình 41 con/kg. Tỷ lệ sống trung bình của mô hình TC là 61,8%, tương đương với BTC là 58,3%. Thời gian nuôi trung bình của mô hình TC là 163 ngày/vụ, cao hơn BTC là 154 ngày, cao hơn so với kết
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
quả nghiên cứu của Võ Văn Bé (2007) thời gian nuôi trung bình của hai mô hình là 150 ngày/vụ.
Bảng 4.7: Các thông số về con giống, tỷ lệ sống và thời gian nuôi của tôm sú
Chỉ tiêu ĐVT
Mô hình
TC (n=52) BTC (n=50)
1. Mật độ nuôi con/m2 23,7±4,8 14,7±2,6
2.Kích cỡ con giống số ngày chuyển PL 13,8±1,2 14,4±1,7
3. Tổng số con giống ngàn con/ha/vụ 236,65±48,45 150,47±33,71
4. Tỷ lệ sống % 61,8±23,7 58,3±20,1
5. Thời gian nuôi ngày 163,3±16,6 153,9±21,0
Lượng thức ăn cung cấp và hệ số chuyển hoá thức ăn
Bảng 4.8 cho thấy số lượng thức ăn của các mô hình TC là cao hơn BTC, bình quân 6.016,9±2.562,6 kg/ha/vụ. Lượng thức ăn trung bình chung của hai mô hình là 4.978,3 kg/ha/vụ, thấp hơn so với trung bình của TC và BTC ở ĐBSCL là 6.751,5 kg, Đàm thị Phong Ba (2007) và của Trương Tấn Thống (2006) là 6.684,5±4.105,5 kg/vụ. Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của mô hình TC là 1,53 lần, thấp BTC là 1,55 lần, thấp hơn kết quả nghiên cứu của Võ Văn Bé (2007) là 1,59 lần. Nguyên nhân các hộ sử dụng ít thức ăn là do tôm rớt giá nên các hộ tận dụng thức ăn tự nhiên trong giai đọan đầu và cho ăn cầm chừng khi chờ giá bán. Bảng 4.8:Lượng thức ăn cung cấp và FCR của các mô hình nuôi tôm sú
Chỉ tiêu ĐVT
Mô hình
TC (n=52) BTC (n=50)
1. Tổng lượng thức ăn kg/ha/vụ 6.016,9±2562,6 3.898,0±2246,6
2. FCR lần 1,53±0,25 1,55±0,27
Thuốc, hoá chất và chế phẩm sinh học sử dụng
Các hộ nuôi tôm ở hai mô hình TC và BTC sử dụng thuốc, hoá chất và chế phẩm sinh học rất đa dạng về chủng loại, vôi được sử dụng rất nhiều trong quá trình cải tạo ao cũng như quản lý chất lượng nước trong quá trình nuôi. Ở mô hình TC lượng vôi sử dụng trung bình là 5.681 kg/ha/vụ, lượng thuốc và hóa chất sử dụng cao hơn BTC và dao động rất lớn (Bảng 4.9). Ở mô hình thâm canh các hầu hết các hộđược khảo sát không sử dụng chế phẩm sinh học dạng dung dịch để cải tạo môi trường nước và đáy ao nuôi. Do nuôi mật độ cao nên nước ao nuôi TC nhanh bị ô nhiểm do chất thải của tôm nhiều hơn ao nuôi BTC nên phải sử dụng thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học để ổn định môi trường.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Bảng 4.9: Lượng thuốc, hoá chất và chế phẩm sinh học sử dụng
Chỉ tiêu ĐVT
Mô hình
TC (n=52) BTC (n=50) 1. Tổng lượng vôi sử dụng kg/ha/vụ 5.681,3±5.263,6 2.290,9±3.110,3 2. Tổng lượng thuốc, hoá chất dạng bột kg/ha/vụ 791,0±2470,3 120,5±278,1 3. Tổng lượng thuốc, hóa chất dạng dung dịch Lít/ha/vụ 86,3±76,5 92,3±58,9 4. Tổng lượng chế phẩm sinh học dạng bột kg/ha/vụ 58,2±68,5 28,0±33,3 5. Tổng lượng chế phẩm sinh học dạng dung dịch lít/ha/vụ 72,7±00,0 104,5±19,3
4.2.4 Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm
Các hộ nuôi tôm TC và BTC hầu như thu hoạch tôm một lần và kích cỡ không lệch nhau nhiều, nhưng trong cùng một mô hình thì ĐLC lớn (Bảng 4.10), phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trương Tấn Thống (2007) kích cỡ thu hoạch nhỏ
hơn 35,5±9,7 con/kg. Sản lượng bình quân của mô hình TC là 5.371,6 kg/hộ/vụ, cao hơn mô hình BTC 1,44 lần; ĐLC lớn giống như mô hình BTC chứng tỏ sản lượng dao động rất lớn.
Bảng 4.10: Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm của hai mô hình nuôi tôm sú
Chỉ tiêu ĐVT Mô hình TC (n =52) BTC (n =49) 1. Thu toàn bộ % 98,1 98,0 2. Thu tỉa % 1,9 2,0 3. Kích cỡ thu hoạch con/kg 38,5±15,7 38,4±14,8 4. Sản lượng kg/hộ/vụ 5.371,6±5.195,2 3.724,6±4.503,3 5. Năng suất kg/ha/vụ 3.998,7±1.747,9 2.440,5±1.142,5 6. Giá bán bình quân ngàn đồng/kg 84,5±17,8 86,6±23,0
7. Bán tôm cho thương lái % 100 100
8. Thu nhập triệu đồng/ ha/vụ 479,1±460,8 338,1±400,5
Năng suất trung bình của mô hình TC là 3.998,7 kg/ha/vụ, cao hơn mô hình BTC và cả hai đều cao hơn năng suất bình quân của toàn tỉnh. 100% các hộđược khảo sát đều bán tôm cho thương lái, giá bán tôm ở mô hình BTC cao hơn TC nhưng
ĐLC giữa các hộ nuôi lớn hơn. Thu nhập bình quân của hộ nuôi TC là 479,1 triệu
đồng/ha/vụ, cao gấp mô hình BTC 1,42 lần. Số thu nhập bình quân chung của 2 mô hình là 409,9 triệu đồng/ha/vụ, thấp hơn kết quả nghiên cứu ở ĐBSCL của
Đàm Thị Phong Ba (2007) với 463,33 triệu đồng/ha/vụ và của Trương Tấn Thống với 486,1 triệu đồng/ha/năm.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
4.2.5 Kiểm định các chỉ tiêu kỹ thuật của mô hình nuôi TC và BTC
Phân tích thống kê theo kiểm định kết quả trung bình ở Bảng 4.11 cho thấy tỷ lệ
diện tích ao nuôi/tổng diện tích khu vực nuôi, mật độ nuôi, kích cỡ giống thả, tổng lượng thức ăn, lượng vôi sử dụng, mực nước bình quân ao nuôi, năng suất và sản lượng thu hoạch giữa hai mô hình có sự khác biệt nhau có ý nghĩa thống kê (α = 0,05). Sự khác biệt này do mức độđầu tư và biện pháp canh tác của người dân là chính.
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định các chỉ tiêu kỹ thuật của các mô hình nuôi
Chỉ tiêu Mô hình Cỡ mẫu Trung bình Giá trị U Giá trị W Giá trị Z Mức ý nghĩa P 1. Tổng diện tích (m2/hộ) TC 52 19.631,7 1.093,5 2.368,5 -1,386 0,166 BTC 50 17.628,0 2. Số ao nuôi TC 52 2,8 1.230,0 2.455,0 -0,311 0,756 BTC 50 3,0 3. Diện tích/ao (m2/ao) TC 52 7.258,4 946 2.171,0 -2,234 0,025 BTC 50 6.343,8 4. Ao lắng/ Tổng diện tích nuôi TC 52 17,0 1.201,0 2.579,0 -0,664 0,507 (%) BTC 50 17,4 5. Mật độ (con/m2) TC 52 23,7 62,5 1.337,5 -8,322 0,000 BTC 50 14,7 6.Kích cỡ giống thả TC 50 13,8 980,0 2.255,0 -2,062 0,039 (ngày tuổi PL) BTC 50 14,7 7. Tổng lượng vôi sử dụng TC 45 5.681,3 452,5 1.118,5 -3,401 0,001 (kg) BTC 36 2.263,6 8. Tổng lượng thức ăn TC 52 6.016,9 667,5 1.942,5 -4,234 0,000 (kg/ ha/vụ) BTC 50 3.898,0
9.Mực nước bình quân ao nuôi TC 51 1,30 540,5 1.765,5 -5,108 0,000
(m) BTC 49 1,12
10. Năng suất (kg/ha/ vụ) TC 52 3.998,7 611,0 1.886,0 -4,614 0,000
BTC 50 2.440,5
11. Sản lượng (kg/hộ/ năm) TC 52 5.371,6 877,0 2.152,0 -2,833 0,005
BTC 50 3.789,6
4.3 Các chỉ tiêu tài chánh chủ yếu của các mô hình TC và BTC năm 2007
4.3.1 Tổng chi phí
4.3.1.1 Khấu hao chi phí cốđịnh và cơ cấu
Chi phí cốđịnh có ảnh hưởng đến tổng chi phí nhưng không cao, ở mô hình BTC khấu hao chi phí cố định trung bình chiếm tỷ lệ thấp nhất 7% tổng chi phí, cao hơn TC là 5,6% (Bảng 4.12), thấp hơn kết quả nghiên cứu của Đàm Thị Phong Ba (2007) là 18,14 triệu đồng/ha/năm. Kết quả này do một vài hộ ở mô hình TC chỉ