Sự phân bố đạm trong ao nuôi tôm sú TCvà BTC

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh và bán thâm canh ven biển tỉnh sóc trăng (Trang 70 - 71)

Bảng 4.17 trình bày lượng đạm phân bố trong ao nuôi tôm sú TC và BTC. Kết quả cho thấy lượng đạm của đầu vào, đầu ra và lượng thải ra môi trường của hai mô hình nuôi khác nhau có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Lượng đạm cung cấp từ

thức ăn ở mô hình TC (333.443±43.867 g) cao hơn ở mô hình BTC (199.782±5.468 g) khác nhau có ý nghĩa thống kê (P>0,05), đó là do chế độ cho

ăn và mật độ nuôi khác nhau.

Người nuôi cho ăn dựa vào sức ăn của tôm hằng ngày để điều chỉnh khẩu phần

ăn của tôm cho thích hợp, tránh dư thừa vừa tốn chi phí vừa làm ô nhiễm môi trường ao nuôi. Mặt khác, ta thấy FCR của mô hình TC (1,49±0,09) thấp hơn BTC (1,78±0,03) làm cho đạm tích lũy trong tôm và môi trường nước của mô hình TC cao hơn BTC có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Lượng đạm tích lũy trong bùn đáy giữa hai mô hình nuôi không có sự khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê (P>0,05) do người nuôi tôm cùng sử dụng nhiều chế phẩm vi sinh phân hủy đạm

ở đáy ao như nhau và lượng thức ăn cung cấp ở mô hình TC cao hơn BTC. Tổng lượng đạm thải ra môi trường ở hai mô hình cũng khác biệt có ý nghĩa thống kê (P>0,05) do nuôi TC hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn BTC. Từ số liệu về lượng

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

mô hình TC và BTC lần lượt là 114±2 g và 93±5 g và khác biệt nhau có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Mặt khác, lượng đạm thải ra môi trường khi sản xuất 1 kg tôm sú ở mô hình TC và BTC lần lượt là 88±3 g và 68±7 g, khác biệt nhau có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Bảng 4.17: Sự phân bốđạm trong ao nuôi tôm TC và BTC (g)

Nội dung TC (25 con/m2) BTC (15 con/m2)

Đạm đầu vào TB±STD TB±STD Tôm giống (g) 2,81±0,10 1,62±0,08 Thức ăn (g) 333.443±43.867a 199.782±5.468b Nước (g) 131.110±38.278 139.739±31.280 Bùn đáy (g) 176.911±33.844 94.347±54.107 Tổng (g) 641.467±88.126a 433.807±70.641b Đạm đầu ra Tôm (g) 89.759±8.477 45.159±2.293 Nước (g) 153.575±39.144 182.563±32.144 Bùn đáy (g) 307.369±46.224 163.227±20.242 Tổng (g) 550.703±43.396a 390.949±49.289b Đạm tích lũy Tôm (g) 89.756±8.477a 45.158±2.293b Đạm thải ra môi trường Nước (g) 22.465±3.364a 42.824±990b Bùn đáy (g) 130.459±79.756a 68.880±40.195a Bị thất thoát (g) 90.763±108.172 42.858±35.025 Tổng (g) 243.687±40.128a 154.561±4918b Lượng đạm (g) cần có để sản xuất 1 kg tôm sú 93±5 a 114±2b Lượng đạm (g) thải ra môi trường

khi sản xuất 1 kg tôm sú 68±7

a

88±3b

Ghi chú: Các giá trị cùng một hàng có cùng chữ cái thì khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)

Từ kết quả này cho thấy, để sản xuất 1 kg tôm sú thì cần một lượng lớn đạm cung cấp cho ao nuôi, tuy nhiên cũng có một lượng lớn đạm đã thải ra môi trường.

Điều này chứng tỏ sự tích lũy lượng đạm trong tôm lớn hay nhỏ, thải ra môi trường nhiều hay ít phụ thuộc vào mật độ thả nuôi và chất lượng của thức ăn. Sự

lựa chọn thức ăn có chất lượng tốt để nuôi tôm sẽ góp phần giảm lượng đạm thải ra môi trường.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh và bán thâm canh ven biển tỉnh sóc trăng (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)