Đây là một trong những yếu tố cơ bản nhất của chứng từ. Nội dung kinh tế của chứng từ chính là nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh, nĩ cĩ tác dụng giải thích rõ hơn về ý nghĩa kinh tế của nghiệp vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, thanh tra tính hợp lý của chứng từ .
Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ phải được diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng bằng chữ viết quy định thống nhất theo Luật kế tốn và các quy định liên quan.
Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính khơng được viết tắt, khơng được tẩy xĩa, sửa chữa. Các thuật ngữ được sử dụng trong nội dung chứng từ phải đảm bảo thơng dụng và dễ hiểu.
e. Chỉ tiêu số lượng, đơn giá, số tiền và đơn vị tính
Yếu tố này trước tiên cĩ tác dụng phân biệt ranh giới giữa chứng từ kế tốn với các chứng từ khác sử dụng trong các lĩnh vực thanh tra, trong hành chính hoặc lĩnh vực kỹ thuật.
Chỉ tiêu số lượng và giá trị là yếu tố cơ sở để hạch tốn kế tốn và cũng là cơ sở hay đối tượng của cơng tác thanh tra, kiểm tra.Trong một số trường hợp, chỉ tiêu giá trị, số lượng được biểu hiện cả băìng chữ và bằng số cĩ kèm theo đơn vị tính.
Đơn vị tính sử dụng trong kế tốn phải đúng theo quy định của Nhà nước, chẳng hạn ở nước ta quy định:
- Đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là “ đ”, ký hiệu quốc tế là “ VND”. Trong trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh là ngoại tệ, phải ghi theo nguyên tệ và đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đối thực tế hoặc quy đổi theo tỷ giá hối đối do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cơng bố.
- Đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động là các đơn vị đo lường được quy định chính thức của Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.