SỰ CẦN THIẾT VÀ Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ

Một phần của tài liệu Giáo trình nguyên lí kế toán (Trang 63 - 64)

KẾ TỐN CÁC QUÁ TRÌNH KINH DOANH

4.1 SỰ CẦN THIẾT VÀ Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ

Như ở chương 1 đã đề cập, tài sản của các đơn vị cĩ tính hai mặt, tính đa dạng và tính vận động thường xuyên liên tục. Chúng bao gồm nhiều loại khác nhau được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Mỗi loại được đo lường bởi một loại thước đo khác nhau như: mét, cái, chiếc, tấn, lít, ki-lơ-gam, đồng ...Vì vậy để biết được quy mơ hoạt động của đơn vị, kế tốn cần phải đánh giá từng loại tài sản theo chỉ tiêu giá trị và tổng hợp được tất cả tài sản bằng chỉ tiêu giá trị.(1)

Trong quá trình hoạt động của các đơn vị, tài sản vận động và biến đổi khơng ngừng. Sự vận động và biến đổi khơng ngừng đĩ cuối cùng phải được kế tốn phản ánh vào sổ kế tốn tổng hợp bằng thước đo giá trị.(2)

Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh gồm nhiều yếu tố biểu hiện dưới nhiều hình thái khác nhau, như: nguyên vật liệu, cơng cụ dụng cụ, chi phí tiền lương, khấu hao máy mĩc thiết bị... Để tổng hợp chi phí đã phát sinh, kế tốn phải đánh giá các yếu tố chi phí theo thước đo giá trị, đồng thời tổng hợp thành chỉ tiêu chi phí hoạt động kinh doanh.(3)

Mặt khác để xác định giá trị thực tế của một tài sản mua ngồi hoặc tự chế bao gồm nhiều yếu tố chi phí kết hợp lại, kế tốn phải biểu hiện các yếu tố chi phí đĩ dưới hình thức giá trị và tổng hợp chúng lại.(4)

...

Các nội dung (1), (2), (3) và (4) nêu trên chính là một số biểu hiện của phương pháp tính giá.Vậy, một cách khái quát cĩ thể hiểu phương pháp tính giá như sau:

Phương pháp tính giá là phương pháp sử dụng thước đo tiền tệ để tính tốn, đo lường và biểu hiện các đối tượng hạch tốn kế tốn.

Trong cơng tác hạch tốn kế tốn, phương pháp tính giá được biểu hiện dưới hai hình thức là các bảng tính giá và trình tự tính giá.

Phương pháp tính giá cĩ ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động của tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu và mọi loại hình hoạt động, thuộc các tổ chức khác.

Sử dụng thước đo tiền tệ để tính tốn, phản ánh các đối tượng hạch tốn kế tốn sẽ giúp cho các đơn vị kiểm tra, giám sát một cách hiệu quả tình trạng và sự vận động của tài sản, giám đốc tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh. Mặt khác cũng thơng qua tính giá, kế tốn tổng hợp được các chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đĩ, so sánh với kết quả thu được để đánh giá hiệu quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp .

Tính giá là một trong các phương pháp hạch tốn kế tốn , do vậy nĩ cĩ mối liên hệ chặt chẽ với các phương pháp khác. Thơng qua tính giá, xác định giá trị tài sản bằng tiền, kế tốn mới cĩ thể ghi chép các đối tượng kế tốn vào chứng từ, sổ kế tốn cũng như tổng hợp tình hình tài sản, doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị.

Ngược lại, phải dựa trên các phương pháp khác như phương pháp chứng từ, phương pháp tài khoản thì phương pháp tính giá mới cĩ thể tập hợp, tính tốn và xác định được giá trị của các đối tượng hạch tốn kế tốn được hình thành, trong đĩ tài sản là đối tượng được quan tâm hàng đầu, thường bao gồm: tài sản cố định, vật tư, hàng hĩa, cơng cụ lao động....

Để thực hiện tốt việc tính giá các loại tài sản, vật tư, sản phẩm, hàng hố...kế tốn cần phải tuân theo những yêu cầu và nguyên tắc nhất định nhằm xác định đúng giá trị của đối tượng cần tính giá.

Một phần của tài liệu Giáo trình nguyên lí kế toán (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)