2.1.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank giai đoạn 2006-2010
• Tăng trưởng về tổng tài sản:
Bảng 2.1- Tăng trưởng về tổng tài sản của VietinBank giai đoạn 2006-2010
(Nguồn- Báo cáo thường niên của VietinBank năm 2006-2010)
Tổng tài sản của VietinBank năm 2007 là 166.112 tỷ đồng (tăng 30.749 tỷ đồng - tương đương 22.72% so với năm 2006); năm 2008 là 193.590 tỷ (tăng 17% so với năm 2007), năm 2009 là 243.785 tỷ ( tăng 50.195 tỷ- tương đương 25.93% so với năm 2008), năm 2010, tổng tài sản VietinBank tăng vọt 51% đạt 367,712 tỷ đồng. Như vậy là trong vòng 5 năm (từ năm 2006- 2010) tổng tài sản của VietinBank đã tăng tổng cộng 232.349 tỷ đồng tương đương 171.65%.
• Tăng trưởng về vốn:
Trước khi cổ phần hóa năm 2009, VietinBank là NHTM 100% sở hữu Nhà nước nên vốn chủ sở hữu được hình thành từ vốn Nhà nước giao (vốn điều lệ) và vốn tự bổ sung từ lợi nhuận để lại trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Bảng 2.2- Tăng trưởng về vốn của VietinBank giai đoạn 2006-2010 Nă m Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng tài sản (tỷ VND) 135,363.02 166,112.97 193,590.35 243,785.20 367,712.00 Tăng (tỷ VND) 19,597.00 30,749.94 27,477.38 50,194.85 123,926.79 Tăng (%) 16.93 22.72 16.54 25.93 50.83
(Nguồn: Báo cáo thường niên củaVietinBank năm 2006-2010)
Nguồn vốn chủ sở hữu ngày càng được cải thiện đáng kể. Tính đến 31/12/2006, vốn chủ sở hữu đạt 5.607 tỷ đồng, tăng 607 tỷ đồng so với năm 2005; năm 2007, vốn chủ sở hữu đạt 10.646 tỷ đồng tăng vọt 5.039 tỷ đồng tương đương 89%; năm 2008 vốn chủ sở hữu đạt 12,3 nghìn tỷ đồng (tăng 15.9% so với năm 2007). Với sự quyết tâm, tự tin và chuẩn bị chuyên nghiệp, ngày 25/12/2008, NHCTVN đã tổ chức bán thành công 53.600.000 cổ phần cho nhà đầu tư với giá trúng thầu bình quân là 20.265 đồng/giá khởi điểm là 20.000 đồng 1 cổ phần. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán giảm mạnh, không thuân lợi, IPO của VietinBank có thể coi là sự kiện tiêu biểu của thị trường chứng khoán năm 2008. Đặc biệt năm 2009: Tiếp theo sự kiện IPO thành công, Ngân hàng Công thương Việt Nam đã chính thức chuyển sang thành Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam vào ngày 3/7/2009 với vốn điều lệ trên 15 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 34,8% so với vốn điều lệ cũ; và ngày 16/7/2009 cổ phiếu của VietinBank với mã chứng khoán là CTG đã được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Đây là những dấu mốc quan trọng ghi nhận thành công quá trình cổ phần hoá một trong những ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất trong nền kinh tế. Năm 2010, VietinBank đã tăng vốn thành công hơn 3.000 tỷ đồng, đạt 18.372 tỷ đồng; đồng thời ký kết thành công các văn kiện hợp tác và đầu tư, chính thức lựa chọn Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) là cổ đông chiến lược nước ngoài đầu tiên. Ngân hàng cũng tiếp tục đàm phán với Bank of Novascotia (Canada) để trở thành cổ đông chiến lược trong năm 2011.
• Tăng trưởng về mặt lợi nhuận :
Bảng 2.3- Tăng trưởng về lợi nhuận của VietinBank giai đoạn 2006-2010 Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng vốn chủ sở hữu (tỷ VND) 5,607.02 10,646.53 12,336.16 12,572.08 18,372.00 Tăng (tỷ VND) 607.183 5,039.51 1,689.63 235.92 5,799.92 Tăng (%) 12.14 89.90 15.90 1.90 46.10 Vốn điều lệ (tỷ VND) 3,616.04 7,608.64 7,717.17 11,252.97 15,173.00 Tăng (tỷ VND) 110.56 3,992.60 108.53 3,535.81 3,920.03 Tăng (%) 3.15 110.40 1.40 45.80 34.80
Năm
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng lợi nhuận trước thuế (tỷ VND) 777.77 1,529.09 2,436.39 3,373.00 4,598.00 Tăng (tỷ VND) 252.58 751.32 907.30 936.62 1,225.00 Tăng (%) 48.09 96.60 59.34 38.44 36.32
(Nguồn- Báo cáo thường niên VietinBank năm 2006- 2010)
Trong thời gian qua, VietinBank vẫn đảm bảo duy trì mức tăng trưởng mạnh về mặt lợi nhuận qua các năm: Năm 2007 lợi nhuận trước thuế đạt 1.529 tỷ đồng tăng gần gấp đôi so với năm 2006; năm 2008 lợi nhuận trước thuế đạt 2.436 tỷ đồng (tăng gần 60% so với năm 2007), năm 2010 là 4.598 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 36% so với năm 2009.
• Khả năng sinh lời
Bảng 2.4- Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của VietinBank giai đoạn 2006-2010 Năm Chỉ tiêu 2006 (%) 2007 (%) 2008 (%) 2009 (%) 2010 (%)
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 11.31 14.12 15,7 20.6 22.1 Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) 0.62 1.01 1,35 1,54 1.5
(Nguồn- Báo cáo thường niên VietinBank năm 2006-2010)
+ Với mức tăng trưởng nhanh về mặt tổng tài sản, tổng nguồn vốn và tổng lợi nhuận, trong thời gian qua VietinBank vẫn đảm bảo các chỉ số ROE, ROA tăng liên tiếp qua các năm. Đặc biệt hai năm 2009, 2010 chỉ số ROE liên tục đạt trên 20% và chỉ số ROA liên tục đạt trên 15%.
2.1.2.2 Hoạt động huy động vốn của VietinBank giai đoạn 2006-2010
Với lợi thế là một ngân hàng lớn với thương hiệu mạnh, có mạng lưới chi nhánh rộng khắp toàn quốc, sản phẩm tiền gửi đa dạng với nhiều tiện ích, tổng nguồn vốn huy động của VietinBank luôn tăng trưởng qua các năm.
(Nguồn- Báo cáo thường niên VietinBank năm 2006-2010)
Năm 2007 đạt 151,46 nghìn tỷ đồng (tăng 19.61 % so với năm 2006); năm 2008 đạt 175,01 nghìn tỷ đồng (tăng 15.55% so với năm 2007); năm 2009 đạt 220,59 nghìn tỷ đồng (tăng 26% so với năm 2008). Tính đến cuối năm 2010, tổng nguồn vốn huy động đạt 339 nghìn tỷ đồng, tăng 53.68% so với năm 2009 và vượt 28% so với chỉ tiêu đặt ra của Đại hội đồng cổ đông. Trong đó, nguồn vốn từ dân cư chiếm 33% tổng nguồn vốn và huy động từ doanh nghiệp chiếm 31% tổng nguồn vốn. Ngoài ra, trong năm 2010 VietinBank đã phát hành thành công 5.350 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 2 năm nhằm cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng bền vững hơn.
2.1.2.3 Hoạt động sử dụng vốn của VietinBank giai đoạn 2006-2010
• Hoạt động tín dụng:
Vốn tín dụng của VietinBank trong các năm qua luôn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nhiều ngành kinh tế, góp phần định hình cơ cấu phát triển của nhiều vùng/địa bàn trên cả nước. Cho đến nay, VietinBank là ngân hàng tài trợ vốn hàng đầu cho các dự án lớn của đất nước thuộc các ngành sản xuất quan trọng như Dầu khí, điện lực, Bưu chính viễn thông, Công nghiệp thép, Xăng dầu, Xi măng, Hoá chất, Dệt may, tiêu biểu như các dự án Nhà máy đạm Cà mau, Xi măng Công Thanh, Xi măng Hệ Dưỡng, Cảng biển Cái Mép, Hòn La, Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Đối với DNVVN tại Việt Nam, VietinBank được công nhận là ngân hàng mạnh nhất trong cung cấp dịch vụ tài chính, được các tổ chức quốc tế lớn nhứ UNDP, JIBIC, EC, KFW, ADB tài trợ vốn để cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở hầu hết các tỉnh, thành phố, tạo công ăn việc làm cho nhiều tầng lớp người lao động.
Bảng 2.6- Dư nợ cho vay nền kinh tế của VietinBank giai đoạn 2006-2010 N ăm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Vốn huy động (tỷ VND) 126,624.20 151,459.34 175,012.95 220,591.00 339,000.00 Tăng (tỷ VND) 18,018.58 24,835.14 23,553.61 45,578.05 118,409.00 Tăng (%) 16.59 19.61 15.55 26.04 53.68 Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010
Cho vay nền kinh tế (tỷ VND) 80,152.33 102,191.00 120,752.00 163,170.00 234,204.00 Tăng (tỷ VND) 5,520.06 22,038.66 18,561.00 42,418.00 71,034.00 Tăng (%) 7.40 27.50 18.16 35.13 43.53
(Nguồn- Báo cáo thường niên VietinBank năm 2006-2010)
Tổng dư nợ cho vay tăng trưởng nhanh qua các năm trong đó đáng kể là năm 2007: tổng dư nợ cho vay nền kinh tế tăng 22 nghìn tỷ đồng tương đương 27.5% so với năm 2006; năm 2009 dư nợ cho vay đạt 163.2 nghìn tỷ đồng tăng 42.4 nghìn tỷ đồng so với năm 2008, tương đương 35.13%. Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2010 đạt 234 nghìn tỷ đồng, tăng 43,5% so với đầu năm. Tổng dư nợ cho vay đối với các khách hàng mới có quan hệ tín dụng trong năm 2010 đạt 34,2 nghìn tỷ đồng.
Hoạt động tín dụng của VietinBank được phát triển trên cơ sở cân đối hợp lý giữa mục tiêu tăng trưởng và quản lý rủi ro. Cơ cấu danh mục đầu tư được duy trì hài hòa, ưu tiên các ngành kinh tế trọng điểm, nhiều tiềm năng phát triển của đất nước, tuân thủ các chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước và Chính phủ. Trong cơ cấu dư nợ, VietinBank luôn ưu tiên đầu tư vào các ngành kinh tế then chốt, mang tính ổn định cao như công nghiệp chế biến và thương nghiệp, chiếm tỷ lệ lần lượt là 26% và 21%, theo sau đó là các ngành như xây dựng, sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước. Trong chính sách tín dụng, VietinBank hạn chế tối đa việc cho vay các ngành mang nặng tính đầu cơ, tiềm ẩn rủi ro cao như kinh doanh bất động sản và chứng khoán…Cơ cấu khách hàng được phân bổ đa dạng, rộng khắp theo các thành phần kinh tế, đảm bảo phát triển mang tính ổn định cao cho ngân hàng. Với mức tăng trưởng dư nợ tín dụng cao qua các năm nhưng VietinBank vẫn đảm bảo tỷ lệ nợ xấu ở mức hợp lý: Tỷ lệ nợ xấu năm 2008 là 1,09%, năm 2009 còn 0,61% (thấp nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại), năm 2010 nợ xấu ở mức 0,66%.
• Hoạt động đầu tư và quản lý vốn khả dụng:
Năm 2010 danh mục đầu tư được cơ cấu lại, đảm bảo cân đối giữa các khoản đầu tư sinh lời và dự trữ thanh khoản thứ cấp. Tính đến cuối năm 2010, quy mô hoạt động đầu tư là 114 nghìn tỷ đồng, tăng 73% so với đầu năm và chiếm 31% tổng tài sản. Trong đó vốn đầu tư vào trái phiếu, tín phiếu Chính phủ chiếm 35%, Đầu tư Liên ngân hàng chiếm 35%, đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp và tổ chức tín dụng chiếm 27%, góp vốn mua cổ phần là 3%.
2.1.2.4 Các hoạt động khác của VietinBank giai đoạn 2006-2010:
Bảng 2.7- Hoạt động thanh toán của Vietinbank giai đoạn 2006-2010 Đơn vị: tỷ VND Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010
Trị giá các giao dịch thanh toán
trong nước 1,567.00 2,178.00 2,800.00 3,700.00 4,726.00 Trị giá các giao dịch thanh toán
quốc tế 6,790.00 7,695.00 7,020.05 12,102.54 15,960.00
(Nguồn- Báo cáo thường niên VietinBank năm 2006-2010)
+ Thanh toán trong nước: Tổng trị giá các giao dịch trong nước của VietinBank tăng nhanh trong thời gian qua. Năm 2006 trị giá các giao dịch trong nước của VietinBank đạt 1,567 tỷ đồng. Năm 2007, 2008 con số này lần lượt là 2,178 tỷ và 2,800 tỷ đồng. Sang năm 2009, trị giá các giao dịch thanh toán trong nước của VietinBank tăng gần 900 tỷ đồng (tương đương 32%) so với năm 2008- đạt 3,700 tỷ đồng. Đáng chú ý nhất là năm 2010, tốc độ tăng trưởng giá trị giao dịch thanh toán trong nước của VietinBank đạt 4,726 tỷ đồng tăng hơn 1 nghìn tỷ đồng so với năm 2009.
+ Thanh toán quốc tế: Hoạt động thanh toán quốc tế của VietinBank cũng tăng trưởng nhanh trong thời gian qua, nhất là hai năm 2009, 2010. Năm 2009 trị giá các giao dịch thanh toán quốc tế của VietinBank tăng hơn 5000 tỷ đồng (tương đương 71%) so với năm 2008 và tăng 100% so với năm 2006. Năm 2010 hoạt động thanh toán quốc tế của VietinBank tiếp tục tăng nhanh, giá trị các giao dịch đạt 15,960 tỷ đồng (tăng gần 4000 tỷ đồng, tương đương 30% so với năm 2009)
• Hoạt động chuyển tiền kiều hối:
Được đánh giá là ngân hàng có hoạt động chuyển tiền kiều hối hàng đầu Vietnam hiện nay, doanh số chuyển tiền kiều hối của VietinBank không ngừng tăng lên trong thời gian qua. Năm 2006 doanh số chuyển tiền kiều hối của VietinBank đạt 450 triệu USD, năm 2007 doanh số chuyển tiền kiều hối của VietinBank tăng 300 triệu USD đạt 750 triệu. Năm 2008 con số này đạt 900 triệu USD (tăng 200% so với năm 2006, tăng 120% so với năm 2007). Đáng chú ý nhất là năm 2010 vừa qua,
doanh số chuyển tiền kiều hối của VietinBank đã đạt hơn 1200 triệu USD, tăng 130% so với năm 2009, tăng 160% so với năm 2007.
• Hoạt động thẻ - ngân hàng điện tử:
Bảng 2.8- Số lượng thẻ VietinBank phát hành giai đoạn 2007-2010
Đơn vị: nghìn thẻ
Năm Chỉ tiêu
2007 2008 2009 2010
Số lượng thẻ ghi nợ nội địa phát hành 1,200.00 2,300.00 3,000.00 5,000.00 Số lượng thẻ tín dụng quốc tế phát hành 2.05 3.91 9.50 12.00
(Nguồn- Báo cáo thường niên VietinBank năm 2006-2010) + Hoạt động thẻ:
VietinBank hiện nay cung cấp cho khách hàng hai loại thẻ là thẻ ghi nợ nội địa và thẻ tín dụng quốc tế. Với các dòng sản phẩm đa dạng, hiện đại, phù hợp với nhiều lứa tuổi, sở thích, có thể thanh toán qua mạng lưới các máy ATM, POS trải rộng trên toàn quốc sản phẩm thẻ của VietinBank đã bước đầu gây được sự chú ý với người tiêu dùng. Số lượng thẻ phát hành không ngừng gia tăng qua các năm. Năm 2007 số lượng thẻ ghi nợ nội địa VietinBank phát hành đạt 1200 nghìn thẻ, Năm 2008 số lượng thẻ ghi nợ nội đại tăng gần 200% đạt 2300 nghìn thẻ. Năm 2010, số lượng thẻ ghi nợ nội địa VietinBank phát hành đã đạt gần 5000 nghìn thẻ, tăng 160% so với năm 2009, và tăng 217% so với năm 2008. Số lượng thẻ tín dụng quốc tế tuy chiếm số lượng không đáng kể so với số lượng thẻ ghi nợ nội địa nhưng tốc độ tăng trưởng qua các năm cũng rất đáng ghi nhận. Số lượng thẻ tín dụng quốc tế năm 2009 VietinBank phát hành đạt 9,5 nghìn thẻ (tăng gần 300% so với năm 2008). Đến năm 2010 con số này là 12 nghìn thẻ
+ Hoạt động ngân hàng điện tử:
Với định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại, trong thời gian qua VietinBank đã hết sức chú trọng đầu tư phát triển công nghệ, đưa ra nhiều sản phẩm ngân hàng hiện đại, tăng cường tiện ích sản phẩm, mang lại cho người tiêu dùng nhiều sản phẩm công nghệ cao. Thông qua các dịch vụ Internet banking, Mobile banking, SMS banking, giờ đây khách hàng có thể thực hiện nhiều giao dịch với
ngân hàng bằng các thao tác đơn giản qua Internet, điện thoại di động mà không phải mất thời gian đến ngân hàng.
• Hoạt động kinh doanh mua bán ngoại tệ:
Đối với hoạt động kinh doanh mua bán ngoại tệ, VietinBank ưu tiên và cố gắng đáp ứng tối đa nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu mặt hàng thiết yếu theo quy định của Chính phủ như xăng dầu, phân bón, dược phẩm, thuốc trừ sâu, (chiếm gần 90% tổng doanh số bán ngoại tệ của VietinBank). Năm 2009: tổng doanh số mua ngoại tệ là 4.390 triệu USD, tổng doanh số bán là 4.050 triệu USD, doanh số chuyển đổi ngoại tệ với thị trường quốc tế đạt 1,9 tỷ USD. Năm 2010, Tổng doanh số mua ngoại tệ của toàn hệ thống đạt 5 tỷ USD, trong đó doanh số mua ngoại tệ từ khách hàng đạt gần 3,8 tỷ USD (tăng hơn 50% so với năm 2009), doanh số mua ngoại tệ từ các tổ chức tín dụng gần 400 triệu USD. Trên cơ sở đó, tổng doanh số ngoại tệ bán cho khách hàng đạt hơn 5 tỷ USD, tăng 18% so với 2009.