Kết quả hoạt động NHBL giai đoạn 2006-2010

Một phần của tài liệu Lv thạc sỹ đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam- bài học kinh nghiệm từ một số ngân hàng nước ngoài tại việt nam.doc (Trang 48 - 54)

2.2.1.1 Dịch vụ huy động vốn:

Có thể thấy, lượng tiền gửi của khách hàng tại VietinBank liên tục tăng nhanh qua các năm trong đó tăng nhanh nhất là năm 2009 và năm 2010.

Bảng 2.9- Tiền gửi phân theo nhóm khách hàng tại VietinBank giai đoạn 2006-2010

(Nguồn- báo cáo thường niên VietinBank các năm 2006-2010)

Trong cơ cấu tiền gửi khách hàng thì lượng tiền gửi của khách hàng cá nhân trong giai đoạn 2006-2009 luôn chiếm ưu thế hơn lượng tiền gửi từ các tổ chức kinh tế. Trong năm 2006 lượng tiền gửi của cá nhân chiếm 52,94% trong khi đó lượng tiền

Năm

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

Tiền gửi khách hàng 99,683.41 112,692.81 121,634.00 148,530.24 205,918.7 Tiền gửi của dân cư (tỷ VND) 52,773.00 54,591 67,670.00 75,214.00 19,478.00 Tỉ trọng (%) 52.94 48.44 55.63 50.64 9.46 Tiền gửi của các tổ chức kinh tế (tỷ VND) 40,643.00 55,083 46,841.00 66,431.60 186,199.60 Tỉ trọng (%) 40.77 48.88 38.51 44.73 90.42

gửi của các tổ chức kinh tế là 40,77%. Năm 2008: tỉ trọng tiền gửi của hai bộ phận này tương đối là ngang bằng với 48,44% và 48,88% (trong đó tỉ trọng của các tổ chức kinh tế có nhỉnh hơn 0.44%). Hai năm 2008, 2009 tỉ trọng tiền gửi của bộ phận dân cư lại vươn lên chiếm ưu thế so với bộ phận các tổ chức kinh tế. Trong đó, đáng kể nhất là năm 2008: tiền gửi từ bộ phận dân cư tăng lên gần 7% chiếm 55.63% tiền gửi của khách hàng. Tiền gửi từ bộ phận các tổ chức kinh tế giảm gần 10% chiếm 38,5%. Sang đến năm 2010, có một sự sụt giảm đáng kể trong tiền gửi từ bộ phận dân cư: giảm 55,7 nghìn tỷ đồng- tương đương 41.18%. Trong khi đó, tiền gửi từ các tổ chức kinh tế tăng lên đáng kể: tăng 119,77 nghìn tỉ- tương đương 45,7%

0.00 20,000.00 40,000.00 60,000.00 80,000.00 100,000.00 120,000.00 140,000.00 160,000.00 2006 2007 2008 2009 2010

Tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu tiền gửi của khách hàng tại Vietinbank theo kỳ hạn giai đoạn 2006-2010 (Nguồn- Báo cáo thường niên Vietinbank các năm 2006-2010)

Xét cơ cấu tiền gửi khách hàng theo kỳ hạn thì bộ phận tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm ưu thế hơn bộ phận tiền gửi không có kỳ hạn và liên tục tăng trong giai đoạn này. Bộ phận tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm từ 70% trở lên, trong đó năm 2010 bộ phận này chiếm tỉ lệ cao nhất 75.88% với tổng giá trị là 156,244 tỷ đồng (tăng gần 50 nghìn tỷ đồng so với năm 2009). Bộ phận tiền gửi không có kỳ hạn trong giai đoạn vừa qua cũng có một số biến động về mặt giá trị cũng như tỉ trọng trong toàn bộ tiền

gửi của khách hàng nhưng về cơ bản tăng đều qua các năm và mặc dù năm 2010, tỷ trọng trong toàn bộ tiền gửi của khách hàng giảm 4% nhưng trị giá lại tăng 5 nghìn tỷ đồng.

2.2.1.2 Dịch vụ tín dụng bán lẻ:

+ Dư nợ tín dụng phân theo cơ cấu khách hàng:

Hoạt động tín dụng của VietinBank tăng trưởng mạnh qua các năm trong đó dư nợ cho vay các tổ chức kinh tế vẫn chiếm tỉ trọng đáng kể từ 80% trở lên. Hoạt động cho vay cá nhân và hộ gia đình mặc dù còn chiếm tỉ trọng thấp (trung bình khoảng 19%) nhưng xét về giá trị các khoản vay thì tăng trưởng cũng khá nhanh qua các năm. 0.00 50,000.00 100,000.00 150,000.00 200,000.00 250,000.00 2006 2007 2008 2009 2010 Cá nhân, hộ gia đình Tổ chức kinh tế

Biểu đồ 2.2 Dư nợ tín dụng phân theo thành phần kinh tế tại Vietinbank giai đoạn 2006-2010

(Nguồn- Báo cáo thường niên VietinBank các năm 2006-2010)

Năm 2007 dư nợ tín dụng tăng 6,5 nghìn tỷ đồng so với năm 2006, Năm 2008 tăng gần 4 nghìn tỷ đồng so với năm trước. Tăng đáng kể nhất là hai năm 2009 và năm 2010: trong đó, năm 2009 dư nợ cho vay cá nhân và hộ gia đình tăng gần 9 nghìn tỉ đồng tương đương hơn 35% so với năm 2008, và năm 2010 tăng 14 nghìn tỷ đồng tương đương 45% so với năm 2009.

+ Dư nợ tín dụng phân theo theo kỳ hạn:

Xét cơ cấu các khoản vay theo kỳ hạn có thể thấy cho vay ngắn hạn luôn chiếm từ 57% trở lên trong tổng dư nợ, trong đấy đáng kể nhất là năm 2007( cho vay ngắn hạn chiếm 61,1% tổng dư nợ tín dụng của VietinBank). Còn cho vay trung và dài hạn luôn chiếm khoang 40% trong tổng dư nợ trong đó đáng kể nhất là năm 2009: chiếm 43%.

0.00 20,000.00 40,000.00 60,000.00 80,000.00 100,000.00 120,000.00 140,000.00 160,000.00 2006 2007 2008 2009 2010 cho vay ngắn hạn cho vay trung và dài hạn

Biểu đồ 2.3 Dư nợ tín dụng phân theo kỳ hạn tại Vietinbank giai đoạn 2006-2010

(Nguồn- Báo cáo thường niên VietinBank các năm 2006-2010)

Xét về mặt tăng trưởng giá trị, trong giai đoạn vừa qua giá trị các khoản vay ngắn hạn, trung và dài hạn đều tăng khá nhanh nhưng trong đó tăng nhanh nhất là hai năm 2009 và 2010. Năm 2009, cho vay ngắn hạn tăng hơn 23 nghìn tỷ đồng- tương đương 33.15% so với năm 2008; cho vay trung và dài hạn tăng 19,1 nghìn tỷ đồng tương đương 37.8%. Sang năm 2010, giá trị các khoản vay ngắn hạn tăng vọt 51.41% tương đương 48 nghìn tỷ đồng so với nắm 2009; còn giá trị các khoản vay dài hạn tăng gần 33% tương đương 23 nghìn tỷ đồng.

2.2.1.3 Các dịch vụ khác:

Dịch vụ thanh toán:

Bảng 2.10-Hoạt động thanh toán của VietinBank giai đoạn 2006-2010 Năm

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

Thanh toán trong nước

Số lượng giao dịch (triệu giao dịch) 2.5 4.8 6.2 9.0 13.0 Tổng trị giá các giao dịch (tỷ VND) 1,570 2,178 2,800 3,700 4,726

Thanh toán quốc tế

Trị giá nhập khẩu(triệu USD) 3,436 4,324 7,020 7,600 10,290 Trị giá xuất khẩu (triệu USD) 3,354 3,371 4,250 4,500 5,670 Thu nhập từ dịch vụ thanh toán (triệu VND) 153,841 183,973 239,766 205,565 517,202

( Nguồn-Báo cáo thường niên của Vietinbank các năm 2006-2010)

+ Thanh toán trong nước: số lượng giao dịch và doanh số thanh toán trong nước của VietinBank tăng rất nhanh trong thời gian gần đây. Năm 2007 hoạt động thanh toán

trong nước của VietinBank đạt 4.8 triệu giao dịch (tăng gấp 2 lần so với năm 2006) và đạt doanh số là 2.178 nghìn tỷ VND. Năm 2008, số lượng giao dịch tăng 29.4% đạt 6.2 triệu giao dịch mang lại tổng doanh số là 2.800 tỷ VND (tăng 29.1%). Năm 2009, số lượng giao dịch thanh toán trong nước tăng gần 42% đạt 9 triệu giao dịch với doanh số là 3.700 nghìn tỷ VND. Năm 2010, số lượng giao dịch và doanh số hoạt động thanh toán của VietinBank tăng trưởng lớn, tốc độ thanh toán ngày càng cao và tạo được uy tín với khách hàng. Hoạt động thanh toán trong toàn hệ thống năm 2010 đạt trên 13 triệu giao dịch, doanh số 4.726 nghìn tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2009, trong đó dịch vụ chuyển tiền đạt 3.532 nghìn tỷ đồng.

+ Thanh toán quốc tế: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của VietinBank tăng nhanh qua các năm nhưng trong đó đáng kể nhất là năm 2008 và năm 2010. Năm 2008: doanh số thanh toán nhập khẩu của VietinBank tăng 44.68% so với năm 2007- đạt 7.02 tỷ USD (chiếm 8.46% thị phần thanh toán nhập khẩu của cả nước); doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 4.250 tỷ USD tăng 48.8% so với năm 2007 (chiếm 8% thị phần thanh toán xuất khẩu của cả nước). Năm 2010 doanh số thanh toán nhập khẩu đạt 10,29 tỷ USD, tăng 28,8% so với năm 2009. Doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 5,67 tỷ USD, tăng 26% so với 2009.

Với sự gia tăng mạnh về doanh số và số lượng các giao dịch trong nước và quốc tế, thu nhập từ dịch vụ thanh toán của VietinBank cũng tăng trưởng đáng kể trong thời gian qua. Năm 2006 thu nhập từ dịch vụ thanh toán của VietinBank là 153.84 tỷ, năm 2008 con số này là 239,766 tỷ (tăng 85.93 tỷ) và đến năm 2010 con số này đã đạt 517,2 tỷ (tăng 311.6 tỷ tương đương 152% so với năm 2009).

Dịch vụ kiều hối:

VietinBank đã thiết lập thêm được nhiều kênh chuyển tiền trực tiếp về Việt Nam, đặc biệt từ các quốc gia có nhiều kiều bào và lao động Việt Nam như Malaysia, Hàn Quốc, đài Loan, Trung đông, Mỹ, Australia... với sản phẩm chuyển tiền kiều hối online Vietin-Bank eRemit. VietinBank cũng đã ký hợp đồng trực tiếp và trở thành đại lý chính thức của của Western Union, đẩy nhanh doanh số và lượng ngoại tệ mua được từ dịch vụ này rất lớn.

Biểu đồ 2.4 Doanh số chuyển tiền kiều hối qua VietinBank giai đoạn 2003-2010

(Nguồn- Báo cáo thường niên VietinBank các năm 2006-2010)

Kết quả là doanh số dịch vụ chuyển tiền kiều hối của VietinBank luôn chiếm khoảng 15% thị phần dịch vụ kiều hối của cả nước và tăng mạnh nhất vào năm 2007 (tăng 66.7 % so với năm 2006) đạt 0,75 tỷ USD. Tiếp đến là năm 2008, doanh số dịch vụ chuyển tiền kiều hối tăng 20% đạt 0,9 tỷ USD. Năm 2010 lượng kiều hối chuyển về qua VietinBank đạt 1,2 tỷ USD, tăng 30% so với năm 2009, chiếm trên 15% thị phần Kiều hối chuyển về Việt Nam.

Dịch vụ thẻ:

Trong thời gian vừa qua, dịch vụ thẻ của VietinBank tăng trưởng khá nhanh. Số lượng thẻ ghi nợ nội địa phát hành liên tục tăng qua các năm: Năm 2007 số lượng thẻ ATM phát hành đạt 1,2 triệu thẻ; Năm 2008 con số này là 2,3 triệu thẻ (tăng gần 45%) (chiếm 17% thị phần thẻ ATM của cả nước). Năm 2009 số lượng thẻ ATM phát hành đạt 3 triệu thẻ và tính đến hết năm 2010, số lượng thẻ ghi nợ nội địa đạt gần 5 triệu thẻ, chiếm 18% thị phần. Bên cạnh đó, tuy số lượng phát hành chưa nhiều nhưng dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế của VietinBank cũng có sự tăng trưởng vượt bậc trong hai năm gần đây: Năm 2009 số lượng thẻ tín dụng quốc tế VietinBank phát hành đạt 9,5 nghìn thẻ (tăng gấp 3 lần so với năm 2008). Năm 2010 số thẻ tín dụng quốc tế phát hành đạt hơn 122 nghìn thẻ, chiếm 23% thị phần. Tổng số POS của VietinBank đạt hơn 9.227 điểm. Nhiều sản phẩm dịch vụ mới được triển khai trong năm 2010, tiêu biểu như thẻ Visa debit, thẻ tín dụng quốc tế Platinum, thẻ tín dụng quốc tế Co-branding.

Dịch vụ ngân hàng điện tử: trong thời gian qua VietinBank cũng đã tung ra nhiều dịch vụ ngân hàng điện tử mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng: Từ tháng 5/2008, dịch vụ SMS Banking đã được ứng dụng và thu hút trên

35.000 khách hàng đăng ký sử dụng; năm 2009 VietinBank đã triển khai thành công dịch vụ thanh toán thẻ JCB, ký kết cung cấp dịch vụ thanh toán phí đường cao tốc bằng thẻ tự động; Năm 2010 triển khai một số sản phẩm mới như: Dịch vụ thu ngân sách nhà nước qua mạng, dịch vụ thu phí cầu đường không dừng, dịch vụ thanh toán xăng dầu qua thẻ, dịch vụ thanh toán qua ví điện tử, chuyển khoản bằng SMS và thanh toán qua mạng iPay dành cho khách hàng cá nhân v.v… Số lượng khách hàng sử dụng một số dịch vụ tăng từ 100% - 400% so với kế hoạch.

Một phần của tài liệu Lv thạc sỹ đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam- bài học kinh nghiệm từ một số ngân hàng nước ngoài tại việt nam.doc (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w