Nguồn vốn sản xuất

Một phần của tài liệu Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm làng ngề ở huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu.doc (Trang 29 - 33)

Vốn là yếu tố cần thiết ban đầu tác động rất lớn đến kết quả sản xuất và kinh doanh của làng nghề, nếu không có vốn hoặc nguồn vốn không đủ thì dù các nghệ nhân có tay nghề cao đến đâu cũng không sản xuất được.

Thực tế cho thấy, đa số các hộ trong làng nghề đứng trong tình trạng thiếu vốn sản xuất.

a) Cơ cấu vốn sản xuất

Cơ cấu vốn sản xuất gồm vốn lưu động và vốn cố định. Vốn cố định là vốn mà các hộ dùng để đầu tư cho thiết bị sản xuất, nhà kho, phương tiện vận tải,... Vốn lưu động là số vốn của hộ dùng để mua vật tư sản xuất, nguyên vật liệu và các chi tiêu khác trong sản xuất.

Bảng 10: CƠ CẤU VỐN SẢN XUẤT CỦA CÁC HỘ TRONG LÀNG NGHỀ

Giá trị lớn nhất Giá trị nhỏ nhất Giá trị trung bình

Vốn cố định 13.400 55 1.125,50

Vốn lưu động 5.000 150 1.311,67

Tổng vốn 18.400 205 2.437,17

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010

Qua bảng số liệu ta thấy, tổng vốn sản xuất của các hộ tương đối thấp, trung bình một hộ sản xuất chỉ có khoảng 2.437 nghìn đồng. Sử dụng số vốn này để mua thiết bị sản xuất, nguyên vật liệu,.. thì quả thực là không đáp ứng được nhu cầu. Thế nên, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, công nghệ sản xuất nơi đây còn rất khó khăn. Tổng nguồn vốn của hộ cao nhất thì đạt tới 18.400 nghìn đồng, vốn cố định cao nhất đạt 13.400 nghìn đồng và vốn lưu động cao nhất đạt 5 triệu đồng. Nếu xét trên giá trị lớn nhất thì nguồn vốn của những hộ này cũng có thể sản xuất được với công nghệ hiện đại hơn. Tuy nhiên, những hộ có được số vốn này tương đối ít và hầu như chỉ có một vài hộ.

Vốn cố định bao gồm các thành phần: giá trị thiết bị sản xuất, nhà kho và phương tiện vận tải.

Thiết bị sản xuất của làng nghề thì hầu như không đạt yêu cầu. Giá trị thiết bị phục vụ sản xuất rất thấp, có hộ chỉ cần 40-50 nghìn đồng là đã có công cụ sản ĐVT: 1000 đồng

xuất. Đại đa số người dân trong làng nghề chưa đầu tư cho việc mua sắm trang thiết bị phục vụ nhu cầu sản xuất, dẫn đến tình trạng tồn tại nhiều công cụ rất thô sơ, lạc hậu. Chỉ cần 1 cây dao, hay mác, cưa là người lao động có thể đan đát được ngay. Thậm chí, khi cây dao của họ không còn bén nữa, họ cũng có cách tận dụng cho đến khi không còn cách nào sử dụng được nữa mới thôi. Sự tiết kiệm quá mức chẳng những không làm giảm chi phí mà còn ảnh hướng đến thời gian sản xuất, chất lượng sản phẩm. Hầu như tất cả các hộ không biết đến công nghệ hiện đại, không biết cách áp dụng kỹ thuật hiện đại vào sản xuất làm cho sản phẩm làng nghề thiếu sức cạnh tranh trên thị trường.

Về nhà kho và phương tiện vận tải, hầu như các hộ trong làng nghề không có nhà kho chứa đựng nguyên vật liệu và thành phẩm, không có phương tiện vận tải phục vu cho việc mua nguyên liệu cũng như tiêu thụ sản phẩm. Đa số các hộ tận dụng khoảng đất trống của nhà mình vừa làm nơi sản xuất, vừa làm nơi dự trữ nguyên vật liệu và cả là nơi dự trữ thành phẩm. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất cũng như ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm làm ra, làm cho sản phẩm của làng nghề tiêu thụ chậm trên thị trường. Còn việc không có phương tiện vận tải sẽ làm các hộ sản xuất thụ động trong việc mua nguyên vật liệu cũng như tiêu thụ hàng hóa, hàng hóa làm ra tiêu thụ được hay không không phải do mình quyết định mà còn phụ thuộc vào thương lái, vựa,...

78%11% 11%

11%

Vay ngân hàng Vay tư nhân Nguồn khác

b) Cơ cấu nguồn vốn

Bảng 11: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÁC HỘ TRONG LÀNG NGHỀ

Giá trị lớn nhất Giá trị nhỏ nhất Giá trị trung bình Tỷ trọng (%) Vốn tự có 12.000 0 1.163,33 40,91 Vốn vay 6.000 400 1.680,00 59,09

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010

Nguồn vốn của các hộ trong làng nghề gồm vốn tự có và vốn vay. Đặc điểm về vốn các hộ nơi đây là vốn tự có rất ít, vốn vay chiếm tỷ trọng nhiều hơn trong cơ cấu vốn của họ. Vốn vay chiếm 59,09% trên tổng nguồn vốn. Như vậy, nguồn vốn sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào việc vay vốn. Trung bình một hộ trong làng nghề có khoảng 1.163 nghìn đồng vốn tự có và 1.680 nghìn đồng vốn vay. Vốn tự có của hộ cao nhất cũng chỉ đạt 12 triệu đồng.

c) Cơ cấu vốn vay

Hình 5: Cơ cấu vốn vay của các hộ trong làng nghề

Vốn vay chủ yếu là vay ngân hàng, chiếm 78% trong cơ cấu nguồn vốn vay, một số ít hộ vay của bạn bè người thân. Với tâm lý e ngại về lãi suất, về việc “sợ trả không được” nên tuy muốn vay nhiều phục vụ sản xuất, mở rông quy mô

nhưng hầu hết các hộ đều “không dám”. Thực tế cho thấy, thủ tục vay vốn, mức độ tiếp cận vốn vay không quá khó khăn nhưng các hộ vẫn không vay nhiều. Điều này dẫn đến tình trạng sản xuất “giậm chân tại chỗ”, có bao nhiêu làm bấy nhiêu”, ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ phát triển của làng nghề. Thiếu vốn nên các hộ không thể mua nguyên vật liệu dự trữ, xây dựng nhà kho, mua sắm các trang thiết bị, công cụ dụng cụ mới phục vụ sản xuất, dẫn tới hoạt động sản suất kinh doanh không đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm làng ngề ở huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu.doc (Trang 29 - 33)