Phân tích doanh thu, chi phí và lợi nhuận của các hộ sản xuất trong làng nghề

Một phần của tài liệu Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm làng ngề ở huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu.doc (Trang 44 - 46)

trong làng nghề

Bảng 18: DOANH THU, CHI PHÍ, THU NHẬP VÀ LỢI NHUẬN CỦA HỘ TRONG LÀNG NGHỀ

Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình

Doanh thu/hộ 9.900 198.000 49.900

Chi phí/hộ 10.995 202.080 52.000

Thu nhập/hộ 2.908 49.201 15.800

Lợi nhuận/hộ -11.970 4.201 -2.048,75

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010

Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu của các hộ sản xuất trong làng nghề không cao, trung bình là 49.900 nghìn đồng. Sở dĩ doanh thu không cao là do nguồn nguyên liệu sản xuất còn khan hiếm, trình độ tay nghề của lao động còn thấp, chưa qua đào tạo trường lớp chính quy mà chủ yếu là học nghề theo hình thức cha truyền con nối. Ngoài ra còn một nguyên nhân chính yếu làm cho doanh thu không cao là thị trường tiêu thụ sản phẩm, hầu như sản phẩm làng nghề làm ra không có thị trường tiêu thụ nên số lượng sản phẩm bán ra rất hạn chế, và như thế ảnh hưởng đến doanh thu của các hộ. Bên cạnh đó, cơ cấu mặt hàng, chất lượng sản phẩm làm ra chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cũng ảnh hưởng phần nào đến doanh thu. Ngoài ra, còn thêm một số nguyên nhân làm cho doanh thu của các hộ thấp sẽ được phân tích kỹ ở chương 4.

Xét về thu nhập và lợi nhuận của các hộ trong làng nghề. Thu nhập trung bình/hộ trong làng nghề là 15.800 nghìn đồng/năm. Thu nhập này là rất thấp, thu nhập cao nhất cũng chỉ đạt 49.201 nghìn đồng và thu nhập thấp nhất của hộ thậm chỉ chỉ đạt 2.908 nghìn đồng. Điều này cho thấy thu nhập của các hộ trong làng nghề rất thấp, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của các hộ. Với thu nhập nhỏ này đa số người dân sử dụng cho việc chi tiêu, sinh hoạt hàng ngày, tiết kiệm để đầu tư vào việc học hành cho con cái. Còn việc tích lũy vốn đầu tư vào nguồn nguyên liệu, mua sắm máy móc, mở rộng quy mô sản xuất thì không thể. Vì thế

ĐVT: 1000 đồng

31,25%

10,63%

56,25%1,88% 1,88%

quy mô sản xuất của các hộ qua các năm vẫn không được mở rộng nhiều, chỉ những hộ có khả năng, và được sự hỗ trợ từ nguồn vốn từ Chính phủ, địa phương hoặc các tổ chức khác thì quy mô sản xuất, cũng như hiệu quả sản xuất mới được nâng lên.

Bảng 19: DOANH THU, CHI PHÍ, THU NHẬP VÀ LỢI NHUẬN CỦA HỘ CHUYÊN VÀ HỘ KIÊM TRONG LÀNG NGHỀ

Chỉ tiêu Hộ chuyên Hộ kiêm Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Doanh thu/hộ 27.000 122.400 66.583,57 9.900 198.000 35.385 Chi phí/hộ 28.389 118.620 67.400 10.995 202.080 38.515 Thu nhập/hộ 13.150 49.201 24.616,57 2.908 24.720 8.013 Lợi nhuận/hộ -11.970 4.201 -812,72 -9.150,0 216,0 -3.130

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010

Nếu xét riêng hai đối tượng trong làng nghề thì doanh thu/ hộ, chi phi/ hộ, thu nhập/hộ, lợi nhuận/hộ của từng đối tượng là khác nhau, và đương nhiên hộ chuyên sẽ có thu nhập cao hơn hộ chuyên rất nhiều. Doanh thu/hộ chuyên trung bình đạt khoảng 66.583 nghìn đồng, thu nhập/hộ chuyên đạt trung bình 24.616 nghìn đồng. Trong khi đó doanh thu/hộ kiêm trung bình đạt 38.515 nghìn đồng, thu nhập/hộ kiêm đạt 8.013 nghìn đồng, chỉ bằng khoảng phân nửa doanh thu và khoảng 1/3 thu nhập của hộ chuyên. Thu nhập thấp nhất của hộ chuyên là 13.150 nghìn đồng, của hộ kiêm thu nhập cao nhất cũng chỉ đạt 24.720 nghìn đồng. Đó cũng là một điều dễ hiểu vì ngoài công việc đan đát các hộ kiêm còn tận dụng thời gian để thực hiện các hoạt động: trồng trọt, chăn nuôi, hay làm thuê, làm mướn theo mùa vụ, hoặc nhận gia công những sản phẩm của những hộ chuyên sản xuất...

Hình 8: Cơ cấu thu nhập của hộ kiêm

Một phần của tài liệu Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm làng ngề ở huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu.doc (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w