PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TIÊU THỤ CÁC SẢN PHẨM LÀNG NGHỀ Ở HUYỆN PHƯỚC LONG TỈNH BẠC

Một phần của tài liệu Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm làng ngề ở huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu.doc (Trang 48 - 53)

CÁC SẢN PHẨM LÀNG NGHỀ Ở HUYỆN PHƯỚC LONG- TỈNH BẠC LIÊU

Mô hình hồi quy tương quan đa biến được áp dụng để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm của làng nghề đan đát ấp Mỹ 1- huyện Phước Long. Các biến giải thích đưa vào mô hình bao gồm: vốn lưu động, vốn cố định, tuổi nghề của hộ sản xuất, tổng số lao động thời điểm phổ biến nhất và biến giả hộ chuyên. Mô hình hồi qui đa biến có phương trình:

Y = B0 + B1X1 + B2X2 + B3X3 + B4X4 + B5X5

Trong đó: Y là biến phụ thuộc thể hiện doanh thụ tiêu thụ của sản phẩm làng nghề. X1, X2, X3, X4, X5 là các biến độc lập.

Bảng 21: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY ĐA BIẾN Các biến Diễn giải các biến Hệ số Mức ý

nghĩa VIF (Constant) Hằng số -16.471,163 0,058 Vốn lưu động (X1) Vốn lưu động của hộ sản xuất (đồng) 8,943 0,037 2,115 Vốn cố định (X2) Vốn cố định của hộ sản xuất (đồng) 3,394 0,007 1,091 Tuổi nghề (X3) Số năm làm nghề của chủ hộ sản xuất -93,973 0,640 1,041 Tổng lao động (X4) Tổng số lao động ở thời điểm phổ biến nhất (bao gồm lao động nhà và lao động thuê)

15.620,217 0,000 2,201

Tính chất hộ (X5)

Biến giả (1: Hộ chuyên,

0: Hộ kiêm) 21.929,030 0,001 1,158

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu thu thập năm 2010 bằng SPSS 16.0

Ghi chú: R2 = 0,891; adjusted R2 = 0,869; F = 39,318; Sig. = 0,000.

Kết quả phân tích cho thấy, mô hình có R2 là 89,1%, đây là mức khá cao nên ta chấp nhận mức R2 này. Hệ số Sig của mô hình là 0,000 chứng tỏ mô hình có ý nghĩa, mô hình được chấp nhận. Dựa vào hệ số phóng đại phương sai (VIF), ta thấy không có hệ số VIF nào lớn hơn 10 nên mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

5 biến giải thích trong mô hình có 4 biến có ý nghĩa về mặt thống kê là vốn lưu động, vốn cố định, tổng lao động và biến giả tính chất nghề. Trong đó, 4 biến đều tác động cùng chiều với doanh thu tiêu thụ sản phẩm làng nghề.

Mô hình hồi qui đa biến có dạng:

Y= -16.471,163 + 8,943X1 + 3,394X2 + -93,973X3 + 15.620,217X4 + 21.929,030X5

Dựa vào phương trình hồi qui đa biến trên cho thấy, có 4 biến có ý nghĩa và tác động cùng chiều với biến phụ thuộc. Cụ thể: khi vốn lưu động càng nhiều, vốn cố định càng nhiều và tổng lao động càng nhiều thì doanh thu tiêu thụ của sản phẩm làng nghề càng tăng, và đối với tính chất hộ trong làng nghề thì hộ chuyên có doanh thu cao hơn hộ kiêm.

Biến vốn lưu động (X1): từ phương trình hồi quy ta có hệ số của biến

vốn lưu động là 8,943 cho thấy cứ 1 đồng vốn lưu động tăng lên sẽ làm cho doanh thu tăng 8,948 đồng (nếu các yếu tố khác không đổi). Vốn lưu động là nguồn vốn của các hộ sản xuất dùng để mua nguyên vật liệu, vật tư sản xuất và các chi tiêu khác trong sản xuất, vì thế nó có tác động đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm làng nghề. Khi vốn lưu động nhiều thì sản phẩm làm ra sẽ nhiều hơn và chất lượng cao hơn, từ đó thúc đẩy quá trình tiêu thụ hàng hóa nhiều hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Tuy nhiên thực tế cho thấy, nguồn vốn lưu động của những hộ trong làng nghề còn rất hạn chế, hầu hết các hộ đều thiếu vốn mua nguyên vật liệu nên vòng quay nguyên vật liệu chậm, họ không thể mua nguyên liệu dự trữ phục vụ sản xuất làm ảnh hưởng, gián đoạn quá trình sản xuất, tốn nhiều thời gian.

Biến vốn cố định (X2): hệ số của vốn cố định là 3,394 cho thấy vốn cố

định cũng có quan hệ tương quan thuận với biến doanh thu. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của nó tới biến doanh thu ít hơn vốn lưu động. Cứ 1 đồng vốn cố định tăng lên sẽ làm cho doanh thu tăng thêm 3,394 đồng (nếu như các yếu tố khác không đổi). Cơ cấu vốn cố định của các hộ sản xuất trong làng nghề gồm: giá trị thiết bị sản xuất, nhà kho và phương tiện vận tải. Cũng như đối với vốn lưu động, nếu như thiết bị sản xuất hiện đại, tiên tiến, nhà kho rộng rãi, thoáng mát và phương tiện vận tải đầy đủ chất lượng thì sản phẩm làng nghề sản xuất ra sẽ ngày càng nhiều, ngày càng đa dạng, phong phú, đáp ứng cao nhu cầu của thị trường, và như thế doanh thu sản phẩm làng nghề cũng sẽ ngày càng tăng và hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề cũng sẽ ngày càng đạt hiệu quả hơn.

Biến tổng số lao động (X4): tổng số lao động cũng có tương quan thuận

đối với biến doanh thu, và hệ số nó là 15.620,217. Khi có thêm 1 lao động tham gia vào quá trình sản xuất của hộ sẽ làm cho doanh thu hộ tăng thêm 15.620,217 đồng (nếu các yếu tố khác không đổi). Lực lượng lao động ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề, rằng lao động càng nhiều và chất lượng lao động ngày càng tốt thì sản phẩm làm ra sẽ đáp ứng được tốt nhu cầu ngày càng cao của thị trường, làm cho doanh thu tiêu thụ sẽ ngày càng cao. . Chính vì vậy, cần khuyến khích hộ sản xuất mở rộng quy mô sản xuất để tăng doanh thu cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của làng nghề. Mặc khác phải

chú trọng hơn đến chất lượng lao động, nâng cao tay nghề cho người lao động để tận dụng tốt nguồn lực con người này.

Biến tính chất hộ (X5): hệ số của biến hộ chuyên là 21.929,030 cho thấy

doanh thu của hộ chuyên cao hơn hộ kiêm 21.929,030 đồng (nếu các yếu tố khác không đổi). Điều này cho thấy, nếu như các hộ trong làng nghề chỉ tập trung vào hoạt động đan đát thì sản phẩm làm ra sẽ ngày càng nhiều hơn, ngày càng tốt hơn và doanh thu của sản phẩm cũng tăng nhanh hơn nếu như các hộ chỉ làm nghề đan đát vào thời gian rảnh rỗi. Như vậy, cần quy hoạch làng nghề đúng đắn để các hộ trong làng nghề tận dụng tốt nguồn lực của bản thân nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất- kinh doanh của chính mình.

CHƯƠNG 5

Một phần của tài liệu Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm làng ngề ở huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu.doc (Trang 48 - 53)

w