Đối với chủ hộ sản xuất.

Một phần của tài liệu Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm làng ngề ở huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu.doc (Trang 64 - 65)

- Mạnh dạng đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, tự tin hơn vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Chủ động tìm hiểu và tiếp cận nguồn vốn từ các quỹ hỗ trợ của địa phương, của ngân hàng,..., tránh và hạn chế đến mức tối đa việc vay nóng, vay nặng lãi.

- Liên kết với các hộ khác trong làng nghề, hợp tác cùng nhau phát triển. Cùng nhau chia sẽ những kinh nghiệm mình có, học hỏi kinh nghiệm của người khác, đặc biệt phải tiếp thu những ý tưởng sáng tạo, hiện đại và mang lại hiệu quả cao. Không nên có ý nghĩ “giấu nghề”, tự ti, thụ động,... vì chính những ý nghĩ này sẽ làm cho việc sản xuất kinh doanh hộ trở nên tách biệt, cô lập và hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao. Tồ chức đi tham quan thực tế nhiều hơn ở các làng nghề khác để học hỏi được nhiều kỹ thuật mới, công nghệ mới vả truyền đạt lại cho các hộ trong làng nghề cùng nhau tiến hành.

- Tiếp thu cài mới và sẵn sàng loại bỏ cái cũ lỗi thời, lạc hậu nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống, mạng đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

- Tiếp cận nhiều hơn thông tin thị trường, tìm hiểu sâu về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tìm tòi và thường xuyên đổi mới, cải tiến mẫu mã nhằm đáp ứng tốt thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng.

- Không để khi có đơn đặt hàng mới thuê lao động, mới tiến hàng sản xuất. Mà phải có kế hoạch sản xuất kinh doanh rõ ràng, cụ thể. Có như thế mới đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường và sản phẩm làm ra đa dạng, phong phú, chất lượng cao, số lượng đạt yêu cầu.

- Tạo mọi điều kiện cho người lao động tại cơ sở học việc, học nghề, nâng cao trình độ, nhận thức, kích thích khả năng sáng tạo của họ. Có những chính sách hỗ trợ nhiều hơn cho người lao động (tăng lương, phát thưởng, tăng quà,...) để họ có tinh thần tham gia hoạt động sản xuất vả làm việc với một năng suất cao nhất.

Một phần của tài liệu Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm làng ngề ở huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu.doc (Trang 64 - 65)