Giải pháp về vốn.

Một phần của tài liệu Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm làng ngề ở huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu.doc (Trang 59 - 60)

Với tâm lý e ngại sợ không trả nợ được nên tuy muốn vay vốn mở rộng sản xuất nhưng các hộ đều không vay. Chính vì thế, chính quyền địa phương cần nắm bắt và tìm hiểu nhiều hơn, sâu hơn tâm lý của người dân, giúp họ nhận thức đúng việc vay vốn, giúp họ tự tin trong việc tiếp cận vốn và mở rộng quy mô sản xuất. Cần tạo thêm lòng tin cho họ, và tạo mọi điều kiện để các hộ tiếp cận được nguồn vốn với lãi suất thấp, thời hạn vay dài và số vốn vay phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh của từng hộ.

Tăng nguồn vốn vay từ Hội phụ nữ tiết kiệm.

Các quỹ hỗ trợ vốn của ngân hàng chính sách địa phương cần tạo điều kiện nhiều hơn cho các hộ sản xuất vay vốn tăng thời hạn tín dụng và hạn mức tín dụng để phát triển làng nghề

Phát triển hình thức cho vay vốn bằng hiện vật. Cụ thể là các tổ chức tín dụng hỗ trợ trực tiếp công nghệ sản xuất hiện đại, máy móc phục vụ sản xuất,... Các hiện vật này sẽ được quy ra giá trị bằng tiền và các hộ sẽ thành toán dần khoản vay này cho các tổ chức hỗ trợ. Hình thức này có ưu điểm là cần hướng người dân sử dụng vốn đúng mục đích, sử dụng nguồn vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả, tránh tình trạng vay vốn để làm việc khác, vay vốn để thõa mãn những nhu cầu không cần thiết.

Ngoài ra, đối với các hộ sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả và có quan hệ tín dụng lâu dài với ngân hàng chính sách thì có thể vay mà không cần thế chấp. Việc vay vốn có thể dựa vào uy tín của người vay hay uy tính của người thứ ba bảo lãnh như: UBND xã, Hội phụ nữ,...

Một phần của tài liệu Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm làng ngề ở huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu.doc (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w