Những mối đe dọa

Một phần của tài liệu Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm làng ngề ở huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu.doc (Trang 54 - 56)

− Nguyên liệu giảm dần: Làng nghề đan đát sử dụng nguyên liệu tại chỗ là chủ yếu, thế nhưng thực tế hiện nay, vùng nguyên liệu ấy đang ngày càng giảm dần do không có quy hoạch nguồn nguyên liệu cụ thể. Một khi vùng nguyên liệu tại chỗ cạn kiệt, thì người dân trong vùng phải mua nguyên liệu từ nơi khác. Khi ấy phát sinh rất nhiều chi phí như: chi phí vận chuyển nguyên liệu, chi phí thuê thêm nhân công mua nguyên liệu, chi phí về sự biến động của giá nguyên liệu,... làm cho giá thành sản phẩm làm ra ngày càng cao, làm giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường của sản phẩm. Đây là một thách thức rất lớn của người dân làm nghề đan đát tại ấp Mỹ 1, xã Vinh Phú Đông.

− Sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, mạnh mẽ: Nghề đan đát tương đối dễ làm, nên khi có điều kiện thuận lợi và phù hợp là hầu hết người dân sẽ tham gia vào hoạt động này. Nếu chỉ tính trong tỉnh Bạc Liêu thì đã có tới 4 xã có người dân làm nghề đan đát, chưa kể đến khu vực ngoài tỉnh. Ngoài ra, các sản phẩm thay thế như đồ nhựa, đồ mây đang ngày càng phát triển mạnh. Ưu điểm của các sản phẩm đồ nhựa, đồ mây là mẫu mã đa dạng, gọn nhẹ, đủ màu sắc,.. Ưu điểm của những sản phẩm thay

thế cũng chính là những khuyết điểm nổi bật của sản phẩm làng nghề ấp Mỹ 1. Mối nguy hiểm đang ngày một tiến sâu hơn đến làng nghề. Nếu chính Phủ cũng như người dân không có những chính sách, những biện pháp thích hợp để phát triển làng nghề thì làng nghề ấp Mỹ 1 trong tương lai sẽ không duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh, ngành nghề truyền thống của dân tộc sẽ ngày càng mai một.

− Vấn đề ô nhiễm môi trường: Với tốc độ đô thị hóa như hiện nay, môi trường ngày càng ô nhiễm trầm trọng. Nếu phát triển làng nghề không kết hợp với việc bảo vệ môi trường thì hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề dù phát triển đến đâu cũng được xem như không đat hiệu quả. Hơn nữa, nếu hoạt động sản xuất của làng nghề ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh thì chính quyền địa phương, cũng như chính phủ sẽ can thiệp và có những chính sách điều chỉnh phù hợp. Vì vậy, khi hoạt động sản xuất kinh doanh, các hộ cần chú trong hơn vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ môi trường xung quanh để làng nghề phát triển bền vững và hiệu quả.

SWOT

Liệt kê các điểm mạnh (S)

1. Sản phẩm mang đậm nét văn hóa dân tộc. 2. Sử dụng nguồn nguyên liệu sẳn có ở địa phương

3. Lực lượng lao động dồi dào

4. Mạng lưới cung cấp điện nước và thông tin liên lạc phát triển tốt

Liệt kê các điểm yếu (W)

1. Thiếu vốn sản xuất

2. Chất lượng lao động chưa được đảm bảo 3. Công nghệ sản xuất lạc hậu

4. Tổ chức tiêu thụ còn yếu kém

5. Cơ cấu sản phẩm, mẫu mã sản phẩm đơn giản, không đa dạng, phong phú.

Liệt kê các cơ hội (O)

1. Được sự quan tâm của địa phương, của Đảng và Nhà nước

2. Nhu cầu thị trường ngày càng lớn trong điều kiện hội nhập

3. Thị trường tài chính, tiền tệ phát triển

4. Mô hình kết hợp du lịch với làng nghề được đầu tư phát triển

Một phần của tài liệu Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm làng ngề ở huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu.doc (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w