Kênh tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm làng ngề ở huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu.doc (Trang 38 - 40)

Các sản phẩm sản xuất ra 100% là bán tại chỗ, không chở đi nơi khác bán. Trong 100% các sản phẩm bán tại chỗ có tới 73,33% bán cho thương lái, còn 36,67% bán cho các vựa. Như vậy, việc các sản phẩm của làng nghề được chuyển tới tay người tiêu dùng cuối cùng hầu hết thông qua kênh phân phối một cấp (kênh ngắn).

Ưu điểm của kênh phân phối một cấp là vừa phần nào đẩy nhanh được tốc độ lưu thông sản phẩm, nâng cao trình độ chuyên môn hóa và phát triển năng lực sản xuất của các hộ sản xuất, vừa giúp cho các sản phẩm của làng nghề xâm nhập các thị trường mới dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, kênh phân phối này cũng có những hạn chế nhất định là sẽ không phù hợp với những sản phẩm có giá trị cao. Bởi vì không phải thương lái hay các chủ vựa nào cũng có khả năng tiêu thụ hàng cho làng nghề. Vấn đề ở chỗ là vốn kinh doanh lớn và trình độ hiểu biết về sản phẩm đòi hỏi mức độ cao.

Sản phẩm của làng nghề được bán cho khách du lịch chiếm 0%. Sở dĩ các sản phẩm chưa đến được tay của khách du lịch trực tiếp từ các hộ sản xuất là do đặc tính của các sản phẩm làng nghề, mô hình kết hợp giữa làng nghề với du lịch còn chưa được phát triển và triển khai rộng rãi.

Hộ sản xuất Bán tại chỗ 100% Chở đi bán 0% Bán cho các vựa 36,67% Bán cho khách du lịch 0% Bán cho HTX tại chỗ 0% Bán cho thương lái 73,33% Tiêu thụ trong tỉnh 0% Tiêu thụ ngoài tỉnh 0% Xuất khẩu 0%

Nói về đặc tính của sản phẩm thì các sản phẩm làm ra từ làng nghề chủ yếu là đan cần xé, do vậy sản phẩm này không được bán ở các địa điểm du lịch cũng như bán trực tiếp cho khách du lịch mà chủ yếu là bán cho các thương lái, bán cho các vựa dùng để đựng hàng hóa, trái cây,...

Còn về mô hình kết hợp giữa làng nghề với du lịch thì hiện nay Tỉnh Bạc Liêu đang ngày càng quan tâm nhiều hơn đến mô hình này. Ban lãnh đạo tỉnh cũng như huyện cũng đang nghiên cứu để kết hợp mở những tuyến tham quan đến các làng nghề, cho khách du lịch trực tiếp làm ra các sản phẩm của riêng mình... Tuy nhiên, đây mới chỉ là những nghiên cứu bước đầu, mô hình vẫn chưa được hoàn toàn được phát triển rộng rãi và phổ biến. Vì vậy, việc các sản phẩm của làng nghề vẫn chưa trực tiếp đến tay khách du lịch cũng là một điều hiển nhiên.

Nhắc đến khía cạnh khác của các kênh tiêu thụ hàng hóa là các sản phẩm của làng nghề không được chở đi nơi khác bán. Có rất nhiều nguyên nhân tạo nên tỷ lệ này.

Thứ nhất là do thiếu lực lượng lao động. Lao động trong làng nghề chủ yếu là lao động nhà và một số ít là thuê ở ngoài. Tuy nhiên, số lao động này chỉ phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm chứ không kiêm luôn việc vận chuyển hàng hóa đi bán, nếu một số ít lao động phục vụ cho việc bán hàng hóa thì số lao động trong làng nghề lại thiếu, làm chậm lại tiến độ sản xuất. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc hàng hóa của làng nghề chỉ được tiêu thụ tại chỗ, không được tiêu thụ rộng rãi ở khắp nơi. Chính vì thế, làng nghề cũng như các sản phẩm làng nghề vẫn chưa được nhiều người biết đến.

Tuy nhiên, không phải do số lượng lao động trong làng nghề ít, mà là do chủ hộ không đủ chi phí thuê lao động, và việc thuê lao động thêm cũng không cần thiết nhiều cho hoạt động sản xuất của họ. Vì thế, để tiết kiệm chi phí, các hộ đều chỉ thuê lao động khi rất cần thiết. Đây là điểm hạn chế rất lớn của làng nghề, đó là không biết tận dụng tốt điểm mạnh của nguồn lực lao động tại địa phương.

Thứ hai là yếu tố thời gian. Nhiều hộ trong làng nghề nói rằng họ không có đủ thời gian để chở hàng đi bán. Đây là thực trạng chung của các hộ trong làng nghề. Yếu tố thời gian cũng như yếu tố lao động, họ không có đủ thời gian để vừa là nhà sản xuất, vừa đảm nhận luôn vai trò của nhà trung gian phân phối.

84.88%15.12% 15.12%

Đối với các hộ chuyên, thời gian lao động của họ chủ yếu là ở làng nghề, và công việc chính là đan đát, còn đối với các hộ kiêm thì họ còn chỉ dành một ít thời gian cho công việc đan đát. Chính vì thế, thời gian lao động của những hộ này (cả hộ kiêm lẫn hộ chuyên) chỉ tập trung cho công việc sản xuất ra sản phẩm để đáp ứng đủ số lượng cung cấp, chứ họ không đủ thời gian kiêm luôn vai trò của người phụ trách công việc phân phối, tiêu thụ hàng hóa. Số ngày sản xuất trung bình trong tháng của hộ sản xuất trong làng nghề ngày phổ biến nhất là 27,8 ngày, ngày cao nhất là 29,7 ngày, ngày thấp nhất là 23,03 ngày. Hơn nữa về lĩnh vực phân phối, thông tin thị trường thì hầu như người lao động trong làng nghề không biết nhiều cũng không quan tâm nhiều.

Thứ ba là do hầu hết các sản phẩm trong làng nghề đã hợp đồng trước. Điều này có nghĩa là các hộ trong làng nghề căn cứ vào hợp đồng đã được ký kết để xác định số lượng sản phẩm cần sản xuất ra. Trong hợp đồng hầu như cũng xác định rằng địa điểm giao hàng cũng là tại nơi sản xuất, tức tại làng nghề. Hình thức này có nhiều điều lợi nhưng cũng có những thiệt hại nhất định. Lợi ở đây là các hộ sản xuất không phải chịu thêm chi phí vận chuyển khi tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, giá cả khi bán tại chỗ so với chở đến tận nơi giao cho khách hàng thì thấp hơn nhiều. Sản xuất theo hợp đồng sẽ làm cho hoạt động sản xuất của làng nghề trở nên thụ động, không chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Có hợp đồng thì mới sản xuất, không có hợp đồng thì không làm. Chính tâm lý này làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của làng nghề không đạt hiệu quả cao.

Ngoài những nguyên nhân chính trên còn các nguyên nhân dẫn đến các sản phẩm của làng nghề chỉ bán tại chỗ mà không chở đi nơi khác bán như: sự thuận tiện, tiết kiệm chi phí, không sợ hư hao thất thoát trong quá trình vận chuyển...

Một phần của tài liệu Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm làng ngề ở huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu.doc (Trang 38 - 40)