Nguồn nguyên liệu

Một phần của tài liệu Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm làng ngề ở huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu.doc (Trang 33 - 38)

a) Nguồn gốc nguyên liệu

Bảng 12: NGUỒN GỐC NGUYÊN VẬT LIỆU CHÍNH Nguồn nguyên liệu Tần số Tỷ lệ (%)

Trong làng 25 83,3

Trong tỉnh 10 33,3

Các tỉnh ĐBSCL 11 37,7

Ngoài các tỉnh ĐBSCL 0 0

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010

Làng nghề đan đát sử dụng nguyên liệu chủ yếu là tre, trúc. Đa số nguồn nguyên liệu này có sẵn trong làng (chiếm 83,3%). Nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, giá cả nguyên vật liệu ổn định và rẻ hơn thị trường ngoài tỉnh, giúp tiết kiệm được rất nhiều chi phí.

Tuy sử dụng nguồn nguyên liệu trong làng là chủ yếu nhưng vẫn chưa đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu của các hộ sản xuất nơi đây. Vào những thời điểm cần nhiều nguyên liệu hơn và nguyên liệu có chất lượng hơn thì các hộ phải mua nguyên liệu từ các tỉnh khác, và chỉ mua ở những tỉnh lân cận để tiết kiệm chi phí vận chuyển, chủ yếu là mua tại các tỉnh trong khu vực ĐBSCL (chiếm 37,7%).

b) Phương thức cung cấp nguyên liệu

Bảng 13: PHƯƠNG THỨC CUNG CẤP NGUYÊN VẬT LIỆU CHÍNH Nguồn nguyên liệu Tần số Tỷ lệ (%)

Của hộ (tự cung cấp) 11 36,7

Qua các vựa tại chỗ 1 3,3

Đi mua gom 24 80,0

Phương thức khác 7 23,3

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010

Phương thức mua nguyên liệu chủ yếu của các hộ là đi gom mua, chiếm 80%. Mua nguyên liệu theo phương thức này tốn nhiều thời gian và chi phí làm cho giá thành sản phẩm cao, mất tính cạnh tranh trên thị trường. Phương thức tự cung cấp chiếm 36,7%. Phương thức này có nhiều mặt lợi mà các hộ trong làng nghề nên thực hiện. Các hộ nên tận dụng hợp lý và bảo vệ tốt nguồn nguyên liệu sẵn có để tiết kiệm chi phí sản xuất. Còn về hình thức mua các vựa tại chỗ chiếm tỷ lệ tương đối ít. Sở dĩ các hộ không chọn hình thức này vì thường thì giá nguyên liệu tại các vựa tại chỗ cao hơn nhiều so với việc tự đi mua. Tuy tiết kiệm được chi phí vận chuyển nhưng nếu mua với số lượng nhiều thì chi phí sẽ nhiều hơn rất nhiều, chỉ khi nào cần nguyên liệu cấp bách và số lượng ít thì các hộ mới chọn hình thức này.

Ngoài các phương thức tự cung cấp, đi gom mua, qua các vựa tại chỗ thì các hộ trong làng nghề còn mua nguyên liệu qua các phương thức khác như: người bán đem đến, mua của hộ lân cận,...

c) Chất lượng và mức độ dồi dào của nguồn nguyên liệu

Bảng 14: CHẤT LƯỢNG NGUYÊN LIỆU Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%)

Cao 6 20,0

Khá cao 21 70,0

Trung bình 3 10,0

Thấp 0 0,0

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010

Như đã phân tích ở trên, nguồn nguyên liệu chủ yếu của làng nghề đến từ ngay trong làng nghề, một số ít mua từ các tỉnh trong khi vực ĐBSCL. Vì đặc điểm này mà chất lượng nguyên liệu khá cao (chiếm 70%). Có sẵn trong làng nghề nên việc vận chuyển nguyên liệu không làm cho chất lượng giảm nhiều trong quá trình vận chuyển, không bị ảnh hưởng nhiều do thời tiết trong lúc vận chuyển.

Bảng 15: MỨC ĐỘ DỒI DÀO CỦA NGUỒN CUNG ỨNG NGUYÊN LIỆU

Dồi dào Vừa đủ Khan hiếm

Rất khan hiếm

Nguồn nguyên liệu hiện tại 36,7 46,7 13,3 3,3 Nguồn nguyên liệu tương lai 23,3 50,0 23,3 3,3

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010

Theo đánh giá của các hộ trong làng nghề, hiện tại nguồn nguyên liệu chỉ đáp ứng vừa đủ nhu cầu sản xuất, 50% số hộ đánh giá rằng nguồn nguyên liệu là vừa đủ đối với họ. Còn có tới 13,3% số hộ đánh giá nguồn nguyên liệu khan hiếm và 3,3% là rất khan hiếm. Điều này cho thấy, tuy nguồn nguyên liệu có nguồn gốc từ làng nghề nhưng nó vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu của tất cả các hộ sản xuất. Có nhiều hộ vẫn còn thiếu nguyên liệu sản xuất. Nguyên nhân khan hiếm nguyên liệu là do các hộ này không có nguyên liệu tại chỗ, giá nguyên liệu cao nên không có khả năng mua và thường bị ép giá khi mua nguyên liệu,... Nguồn nguyên liệu có vai trò rất quan trọng đối với quá trình sản xuất, nó quyết định chất lượng

sản phẩm làm ra, vì thế cần chú trong đến việc bảo vệ và tìm thêm nhiều nguồn nguyên liệu để đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu, làm cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục và hiệu quả cao.

Trong tương lai theo các hộ dự báo, mức độ dồi dào của nguồn nguyên liệu ngày càng giảm đi. Chỉ còn 23,3% các hộ đánh giá rằng nguồn nguyên liệu dồi dào, và 23,3% số hộ đánh giá nguồn nguyên liệu khan hiếm. Như vậy, cần chú trọng hơn đến nguồn nguyên liệu, khai thác hợp lý và có biện pháp bảo vệ hợp lý để việc phát triển làng nghề phải phát triển theo hướng bền vững chứ không phải nhất thời, thời vụ,...

d) Hình thức thanh toán khi mua nguyên liệu

Bảng 16: HÌNH THỨC THỨC THANH TOÁN PHỔ BIẾN KHI MUA NGUYÊN LIỆU

Hình thức Tần số Tỷ lệ (%)

Trả nay bằng tiền mặt 28 93,3

Trả nhiều lần 2 6,7

Hình thức khác 9 30

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010

Hình thức thanh toán tiền nguyên liệu chủ yếu là trả một lần bằng tiền mặt, chiếm 93,3%. Nguồn vốn sản xuất rất ít mà các hộ còn phải trả tiền ngay khi mua nguyên liệu. Không đủ tiền nên mỗi lần chỉ mua với số lượng nhỏ, khi bán được hàng thì tiếp tục mua nguyên liệu. Như vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh trong làng nghề còn thấp và quy mô sản xuất sẽ chẳng những không mở rộng mà còn bị thu hẹp lại do sự biến động của giá nguyên liệu.

Đánh giá chung về tình hình tổ chức sản xuất của làng nghề: Tình hình tổ chức sản xuất của làng nghề vẫn chưa đạt hiệu quả cao, làng nghề có nhiều điểm mạnh như: lực lượng lao động trong làng tương đối dồi dào, tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ. Tuy nhiên, làng nghề chỉ đáp ứng tốt về mặt số lượng lao động, còn chất lượng còn thấp, trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của người lao động không cao, chưa qua đào tạo một cách bài bản. Hơn nữa, nguồn vốn sản xuất của các hộ còn rất khó khăn, hầu hết đang trong tình trạng thiếu vốn, nguyên vật liệu có xu hướng ngày càng khan hiếm.

80%12% 12% 7% 3% 1 mặt hàng 2 mặt hàng 3 mặt hàng 4 mặt hàng 4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM LÀNG 4.1.1. Về quy mô sản phẩm

Sản phẩm làm ra từ nghề đan đát ở Ấp Mỹ I chủ yếu là cần xé, chiếm khoảng 99,9% tổng giá trị sản xuất của làng nghề, 0,01% còn lại là các sản phẩm như: ghế nồi, bội gà, rỗ thúng,... Tuy nhiên, các sản phẩm này không phải lúc nào cũng sản xuất, khi có khách hàng yêu cầu thì cơ sở mới sản xuất, chủ yếu là phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày, số lượng sản phẩm làm ra rất ít. Vì vậy, doanh thu của các hộ trong làng nghề chủ yếu là doanh thu từ sản phẩm cần xé.

Hình 6: Tỷ lệ các mặt hàng các hộ trong làng nghề sản xuất

Trong kết quả điều tra 30 hộ trong làng nghề, có tới 24 hộ chỉ sản xuất một mặt hàng là cần xé, chiếm 80%, còn 6 hộ còn lại có 1 hộ sản xuất 4 mặt, hàng, chiếm 3%. Như vậy, số mặt hàng làm ra nhiều nhất cũng chỉ có 4 mặt hàng, và tỷ lệ hộ sản xuất ra 4 mặt hàng rất thấp, gần như không có. Điều này cho thấy cơ cấu mặt hàng mây tre đan tại làng nghề đan đát của Ấp Mỹ I rất đơn giản, không đa dạng, phong phú nhiều mặt hàng, nhiều chủng loại như các làng nghề khác.

Với cơ cấu sản phẩm, mẫu mã đơn giản như thế này thì sản phẩm của làng nghề sẽ không cạnh tranh lại các sản phẩm trong vùng cũng như không thể đưa sản phẩm của làng nghề vượt khỏi biên giới quốc gia. Theo lời nói của nột hộ dân trong làng nghề, gần đây họ đã làm thử những sản phẩm mới lạ hơn phục vụ khách du lịch, sản phẩm đã được trưng bày tại hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao tháng 10/2010 tại thành phố Cần Thơ. Tuy nhiên, kết quả nó mang lại vẫn chưa

được rõ ràng, chưa được phổ biến rộng rãi khắp làng nghề. Cần chú trọng hơn đến chủng loại và mẫu mã của sản phẩm để làm đa dạng hóa sản phẩm làng nghề, thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm, tăng thu nhập cho người lao động trong làng.

Một phần của tài liệu Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm làng ngề ở huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu.doc (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w