Nh 26: dCPI/d%M2 trung b nh năm theo tháng và theo quý

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả chính sách kích thích kinh tế của chính phủ Việt Nam trong giai đoạn 2008-2010.pdf (Trang 73 - 75)

Tháng 7 năm 2010

Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com

Đồ thị H nh 27 trên cho thấy tác động trung b nh năm của mức tăng cung tiền M2 đến CPI.16

Trong giai đoạn từ cuối năm 2008 đến giữa 2009, dưới tác động của CS KTKT, cung tiền M2 cũng tăng mạnh. Nhưng tín hiệu tích cực từ đồ thị cho ảnh hưởng của việc tăng M2 đến lạm phát trong hai năm này lại giảm xuống. Điều này có nghĩa là việc tăng trưởng tín dụng trong nền kinh tế chủ yếu trong năm 2009 không có tác động mạnh đến lạm phát của năm này. Kết quả này cũng được chứng minh bằng thực tế là lạm phát của năm 2009 được kiềm chế ở mức 6,88%.

5. Đánh giá hiệu quả tác động của CS KTKT của chính phủ Việt Nam trong thời gian qua. thời gian qua.

Có thể nói việc đánh giá hiệu quả của CS KTKT của chính phủ Việt Nam trong thời gian qua là một vấn đề hết sức khó khăn, đòi hỏi nhiều nghiên cứu và thảo luận trong tương lai. Trong phạm vi bài nghiên cứu này nhóm tác giả xin đưa ra các đánh giá từ hai góc độ tiếp cận: từ các yếu tố định tính hay các chỉ số của nền kinh tế và từ kết quả của phương pháp định lượng. Có thể nói, mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng. Phương pháp đánh giá định tính cho thấy hướng tác động của CS KTKT đến các bộ phận khác nhau trong nền kinh tế và từ đó, có thể chỉ ra những bài học kinh nghiệm trong quá tr nh triển khai chính sách. Tuy nhiên, phương pháp này không cho phép xác định được một cách cụ thể mức độ tác động của CSTK cũng như CSTT đến tăng trưởng GDP cũng như CPI. Đây là vấn đề mà phương phá lượng hoá D-RTPLSs có thể giải quyết được. Nhờ vậy, ta có thể biết được một đồng tăng lên trong chi tiêu chính phủ hoặc cung tiền sẽ tạo ra bao nhiêu đồng tăng lên trong GDP. Tương tự, một phần trăm tăng lên trong chi tiêu chính phủ và cung tiền có thể khiến chỉ số CPI tăng lên bao nhiêu đơn vị. Tuy vậy, phương pháp định lượng này cũng thể xác định được hiệu quả của toàn bộ CS KTKT. Một lí do có thể kể đến là nó chỉ tính đến hiệu quả của những khoản tăng chi mà không tính đến hiệu quả của Chính sách giảm thuế dù đó là một phần của Chính sách tài khoá. Kết hợp hai phương pháp này, nhóm nghiên cứu k vọng sẽ đưa ra được những đánh giá sát thực nhất trong giới hạn về kiến thức và kinh nghiệm của m nh.

Tháng 7 năm 2010

Đoàn trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học NT-302, trường Đại học Ngoại thương 91 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội Email: svnckh@gmail.com

5.1. Đánh giá dựa trên các yếu tố định tính

Nh n chung, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô trong năm 2009 đã cho thấy hiệu quả của CS KTKT trong việc thực hiện mục tiêu tổng quát: đưa nền kinh tế thoát khỏi suy giảm đi đôi với kiềm chế lạm phát. GDP trong năm 2009 quý sau tăng cao hơn quý trước. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước quý I và quý II năm 2009 thấp hơn tốc độ tăng của quý I và quý II năm 2008; nhưng quý III/2009 tăng 6,04%, cao hơn tốc độ tăng 5,98% của quý III/2008 và quý IV/2009 tăng 6,9%, cao hơn tốc độ tăng 5,89% của quý IV/2008 cho thấy nền kinh tế nước ta đã vượt qua thời kỳ suy giảm tốc độ tăng trưởng, đặc biệt là quý II . H nh 28 cũng cho thấy tốc độ tăng chậm dần của Chỉ số giá tiêu dùng CPI theo tháng. CPI tháng của năm 2009 dao động ở mức 100 đến 101, thấp hơn nhiều so với mức đỉnh điểm 104 trong những tháng đầu năm 2008. Để có thể đánh giá hiệu quả của chính sách này một cách đầy đủ nhất, nhóm nghiên cứu xem xét các chỉ tiêu phản ánh mức độ thực hiện của bốn mục tiêu đề ra cho CSKTKT trong Nghị quyết số 30/NQ-CP đã được nêu ở phần trên.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả chính sách kích thích kinh tế của chính phủ Việt Nam trong giai đoạn 2008-2010.pdf (Trang 73 - 75)